Thực trạng tiêu thụ nông sản theo hợp đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiêu thụ một số nông sản theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 91)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Tình hình tiêu thụ nông sản theo hợp đồng tại tỉnh Bắc Ninh

4.2.3 Thực trạng tiêu thụ nông sản theo hợp đồng

Qua số liệu điều tra cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang tồn tại 4 mô hình tiêu thụ nông sản theo hợp đồng như đã đề cập. Đây là những kênh tiêu thụ nông sản quan trọng nhằm khuyến khích hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá và doanh nghiệp chủ động được về số lượng, chất lượng nguồn hàng.

Để hiểu rừ hơn về tỡnh hỡnh tiờu thụ nụng sản theo hợp đồng trờn địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tình hình tiêu thụ một số loại nông sản chính. Kết quả cụ thể như sau:

Qua biểu 4.10 ta thấy, số hợp đồng mà các hộ nông dân đã ký kết với các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ nông sản qua 3 năm chủ yếu là sản phẩm trồng trọt. Cụ thể: năm 2008 có 4 doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng tiêu thụ lúa giống cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các hợp đồng đã

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 77 được ký kết để tiêu thụ lúa giống cho nông dân thông qua HTX là 45 hợp đồng, nhưng đến năm 2009 số hợp đồng đã được ký kết tăng năm so với năm 2008 là 25 hợp đồng, số hợp đồng được ký kết tăng lên là do năm 2009 có thêm 3 doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng sản xuất thu mua lúa giống và do công tác tổ chức, chỉ đạo, mở rộng thị trường tiêu tiêu thụ nông sản cho nông dân, cũng như trình độ tiếp cận kỹ thuật sản xuất về lúa giống được tăng lên;

đối với khoai tây năm 2008 có 4 doanh nghiệp tham gia ký kết tiêu thụ cho nông dân với tổng số là 12 hợp đồng, năm 2009 vẫn có 4 doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng với các HTX đã tăng lên 16 hợp đồng và đến năm 2010 là 20 hợp đồng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 78 Bảng 4.10: Số hợp đồng và doanh nghiệp tham gia ký kết tiêu thụ một số loại nông sản

trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh qua 3 năm 2008 - 2010

Số HĐ đã ký kết Số DN tham gia ký HĐ So sánh (%)

Số HĐ đã ký kết Số DN tham gia ký HĐ TT Nông sản 2008 2009 2010 2008 2009 2010

09/08 10/09 BQ 09/08 10/09 BQ

1 Lúa giống 45 70 75 4 7 8 155,6 107,1 119,9 175,0 114,3 141,4

2 Khoai tây 12 16 20 3 4 4 133,3 125,0 128,9 133,3 100,0 115,5

3 Dưa chuột XK 6 10 6 2 4 2 166,7 60,0 100,0 200,0 50,0 100,0

4 Đậu tương 8 14 14 1 2 4 175,0 100,0 132,3 200,0 200,0 200,0

5 Lợn siêu nạc 6 4 5 2 2 2 66,7 125,0 91,3 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Bắc Ninh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 79 Mặt khác, đối với lợn siêu nạc năm 2008 có 2 doanh nghiệp tham gia ký kết tiêu thụ hộ nông dân với tổng số hợp đồng được ký kết là 6, đến năm 2009 số hợp đồng được ký kết giảm xuống còn 4 hợp đồng, nguyên nhân giảm là do tình hình dịch bệnh tăng làm cho việc chăn nuôi của các hộ nông dân gặp nhiều khó khăn, giá đầu vào của doanh nghiệp có nhiều biến động tăng, vì vậy làm cho cả nông dân lẫn doanh nghiệp hạn chế số hợp đồng ký kết tiêu thụ.

Bảng trên cũng chỉ ra rằng hiện nay trên địa bàn Bắc Ninh, lúa giống là mặt hàng nông sản thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia tiêu thụ, kế đến là khoai tây, đậu tương do đây là những cây trồng có diện tích lớn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, dưa chuột và lợn siêu lạc là những đối tượng mới được các doanh nghiệp đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ nên số lượng hợp đồng và sản lượng ký hàng năm vẫn còn khiêm tốn.

Thực tế cho thấy, việc thực hiện hợp đồng đã ký kết đôi khi xảy ra những vi phạm mà lỗi có thể xuất phát từ một trong các bên tham gia hoặc do yếu tố khách quan. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.11.

Tình hình thực hiện các hợp đồng tiêu thụ nông giữa các bên tham gia cho ta thấy sản lượng ký hợp đồng và sản lượng thực hiện hợp đồng tăng, giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2008 tổng sản lượng lúa giống các loại đã được ký hợp đồng là 1.350 tấn, mặc dù số hợp đồng được ký kết và số doanh nghiệp tham gia tăng nhưng đến năm 2009 giảm xuống còn 757 tấn. Nguyên nhân sản lượng ký hợp đồng giảm xuống là do các doanh nghiệp tham gia ký kết tiêu thụ thay đổi cơ cấu kinh doanh, lượng dự trữ sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp từ vụ trước tăng lên, do đó mà sản lượng được ký kết giảm xuống, nhưng đến năm 2010 lại tăng lên 1.700 tấn, điều này cho thấy sản lượng được ký kết tiêu thụ thường xuyên biến động qua các vụ trong năm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nguyên nhân tăng là do nhu cầu của tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp tăng và việc liên kết mở rộng diện tích sản xuất lúa giống để cung ứng cho doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng của các hộ nông dân tăng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 80 Bảng 4.11: Tình hình thực hiện các hợp đồng tiêu thụ một số loại nông sản của tỉnh Bắc Ninh (2008 – 2010)

Sản lượng ký HĐ (tấn)

Sản lượng thực hiện

(tấn) So sánh (%)

Sản lượng ký kết Sản lượng thực hiện TT Nông sản

2008 2009 2010 2008 2009 2010

09/08 10/09 BQ 09/08 10/09 BQ 1 Lúa giống 1.350 757 1.700 1.014 1.177 1.309 56,1 224,6 112,2 116,1 111,2 113,6 2 Khoai tây 550 470 2.000 508 414 2.000 85,5 425,5 190,7 81,5 483,1 198,4 3 Dưa chuột XK 500 510 250 490 810 194 102,0 44,0 70,7 165,3 24,0 62,9 4 Đậu tương 90 150 150 80 150 160 166,7 100,0 124,1 187,5 106,7 141,4 5 Lợn siêu nạc 400 470 500 420 480 450 117,5 106,4 111,8 114,3 93,8 103,5

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Bắc Ninh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 81 Tuy vậy bên cạnh đó ta thấy, sản lượng thực hiện hợp đồng năm 2010 lại đạt 1.309 tấn, so với hợp đồng đã ký kết là 1.700 tấn, như vậy sản lượng thiếu hụt so với hợp đồng là 391 tấn, nguyên nhân giảm sản lượng là do việc sản xuất trong năm gặp nhiều khó khăn về thời tiết, cụ thể như trong quá trình sản xuất của các hộ nông dân gặp rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến diện tích sản xuất lúa giống, đồng thời sâu bệnh hại cây trồng ngày một tăng, trình độ của một số hộ nông dân và thực hiện quy trình sản xuất chưa đúng dẫn đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra không đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Đối với khoai tây thì sản lượng ký hợp đồng năm 2009 là 470 tấn nhưng đến năm 2010 tăng lên 2.000 tấn, sản lượng thực hiện năm 2009 lại không đạt so với ký kết ban đầu và sản lượng thực hiện năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.586 tấn, nguyên nhân tăng là do nhu cầu sản xuất và tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp của các doanh nghiệp tham gia tăng lên.

Tỷ lệ sản lượng nông sản hàng hóa được tiêu thụ thực tế so với sản lượng ký thường không đạt được 100% như trong hợp đồng, tuy nhiên có một số loại nông sản trong một số thời điểm nhất định sản lượng thực hiện còn lớn hơn sản lượng ký. Kết quả cụ thể được chỉ ra dưới đây:

Bảng 4.12: Tỷ lệ sản lượng nông sản hàng hóa thực hiện so với sản lượng ký kết

Tỷ lệ (%)

TT Nông sản

2008 2009 2010

1 Lúa giống 75,1 155,5 77,0

2 Khoai tây 92,4 88,1 100,0

3 Dưa chuột XK 98,0 158,8 77,6

4 Đậu tương 88,9 100,0 106,7

5 Lợn siêu nạc 105,0 102,1 90,0

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Bắc Ninh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 82 Nguyên nhân tỷ lệ sản lượng thực hiện thấp hơn so với sản lượng ký là do các yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh… hoặc do chủ quan các bên tham gia không thực hiện đúng hợp đồng. Đối với những trường hợp sản lượng thực hiện cao hơn sản lượng ký là do tăng năng suất, mở rộng diện tích, nhu cầu thị trường tăng đột biến.

Đi sâu nghiên cứu về các hộ tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản thu được những kết quả như sau:

Bảng 4.13: Số hộ tham gia ký và thực hiện TTNS theo hợp đồng

TT Nông sản

Số hộ ký kết tiêu thụ theo HĐ

(hộ)

Số hộ thực hiện HĐ

(hộ)

Số hộ không thực

hiện HĐ (hộ)

Tỷ lệ số hộ thực hiện

(%)

1 Lúa giống 50 48 2 96,0

2 Khoai tây 30 20 10 66,7

3 Dưa chuột XK 30 30 0 100,0

4 Đậu tương 30 26 4 86,6

5 Lợn siêu nạc 20 20 0 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010 Qua kết quả điều tra 50 hộ ký hợp đồng sản xuất, tiêu thụ lúa giống cho thấy, số hộ thực hiện hợp đồng là 46 hộ (bằng 92%), số hộ không thực hiện hợp đồng có 4 hộ (bằng 8%). Nguyên nhân vi phạm hợp đồng là do một số hộ nông dân không thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật sản xuất nên lúa giống không đạt chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Đối với khoai tây và đậu tương tình hình vi phạm hợp đồng diễn ra nhiều hơn 33,3% (khoai tây), 13,4% (đậu tương). Nguyên nhân vi phạm hợp đồng là do một số hộ nông dân không thực hiện đủ số lượng như cam kết

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 83 trong hợp đồng, hai loại sản phẩm này sản xuất ra hộ nông dân giữ lại một phần để giống cho vụ sau và để chăn nuôi.

Riêng đối với dưa chuột xuất khẩu và lợn siêu nạc người nông dân ký hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp, được đầu tư vốn ban đầu, quy trình ký thuật và giám sát kỹ thuật lên tỷ lệ thực hiện hợp đồng cao (100%). Do đặc thù của hai sản phẩm này mang tính hàng hoá cao, người dân sản xuất ra để bán không nhằm mục đích tiêu dùng tại nông hộ, vì vậy tỷ lệ vi phạm hợp đồng ít xảy ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiêu thụ một số nông sản theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)