2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.7 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ nông sản
Sản xuất hàng hoá càng cao thì nhu cầu tiêu thụ nông sản càng lớn.
Trên thực tế, bất cứ nền sản xuất của nước nào mang tính tự cấp, tự túc sẽ không xuất hiện quá trình liên kết, hợp tác, nếu có cũng mang tính giản đơn;
trong sản xuất nụng nghiệp thể hiện rất rừ yếu tố này. Ở Việt Nam, trỡnh độ sản xuất nông nghiệp ở các vùng khác nhau, thì mức độ hợp tác, liên kết cũng khỏc nhau. Rừ nhất là vựng nỳi phớa Bắc điều kiện sản xuất khú khăn, manh mún và chủ yếu là sản xuất tự túc, tự cấp nên tính liên kết kinh tế rất ít và chậm được triển khai thực hiện trên thực tế; trong khi đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất hàng hoá lớn của cả nước về nông nghiệp,
luôn có nhu cầu liên kết cao từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
2.2.7.2 Thị trường
Nơi nào thị trường hàng hoá phát triển càng mạnh thì quá trình liên kết, hợp tác càng diễn ra sôi động. Trên thực tế sản xuất, ở mỗi vùng, mỗi địa bàn có những điều kiện khác nhau. Thông qua thị trường để thực hiện giá trị sản xuất của mình, điều đó quyết định sản xuất sản phẩm hay không và bán được giá cao hay giá thấp? Nơi nào thị trường hàng hoá phát triển thấp thì giá bán càng bất lợi cho nhà sản xuất; ngược lại thị trường sôi động, nông sản hàng hoá giao dịch nhiều, thì nơi ấy tạo lập được giá đúng với bản chất của thị trường. Để đáp ứng cho yêu cầu của thị trường trong điều kiện của người nông dân còn khó khăn, nhất là thiếu các yếu tố “đầu vào, đầu ra” của sản xuất, khi ấy buộc người nông dân phải thực hiện liên kết với các nhà có điều kiện cung cấp các dịch vụ “đầu vào, đầu ra”; càng nhiều hộ có nhu cầu cung cấp dịch vụ thì quá trình liên kết, hợp tác càng diễn ra sôi động.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 18
2.1.7.3 Quan hệ giữa cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu
Thông qua chế biến làm tăng thêm giá trị của sản phẩm nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp truyền thống thường chỉ cung cấp hoặc bán sản phẩm thô ra thị trường, nên giá trị thu được thường rất thấp, nếu không qua chế biến sẽ không đạt giá trị sản xuất cao. Do đó, muốn sản xuất nông sản có hiệu quả luôn phải tính đến sự gắn kết hữu cơ giữa vùng sản xuất nguyên liệu với các cơ sở chế biến để mang lại giá trị cao cho cả nhà chế biến và người sản xuất.
Công nghiệp chế biến đòi hỏi phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở nước ta đang trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hoá, để bảo đảm hiệu quả của hàng hoá nông sản, sản xuất nông nghiệp buộc phải chuyển từ nền sản xuất tiểu nông, quy mô nhỏ lên sản xuất lớn, có năng suất, chất lượng và tính đồng đều của sản phẩm; từ đó đòi hỏi sản xuất nông nghiệp phải được chuyên môn hoá, có sự phân công, hợp tác, liên kết với nhau cả về chiều rộng và chiều sâu để phát triển sản xuất nông sản, ngày càng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
2.1.7.4 Việc áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến là điều kiện nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất và đặc biệt tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường.
Muốn vậy, nhà sản xuất, chế biến cũng như các đơn vị lưu thông hàng hoá buộc phải áp dụng ngày càng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến; khi ấy yêu cầu liên kết với “nhà khoa học” sẽ ngày càng cao, nhất là liên kết trong các dịch vụ bảo đảm chất lượng hoàng hoá. Đây là yêu cầu đòi hỏi tất yếu của các sản phẩm nông nghiệp khi sản xuất ra để tiếp cận thị trường.
2.1.7.5 Tổ chức sản xuất
Đây là nhân tố quan trọng để gắn kết các nhà trong mối quan hệ liên kết kinh tế (như liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp). Để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, đòi hỏi các chủ thể trực tiếp sản xuất (nhà nông) và cả
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 19
công đoạn của quá trình sản xuất - chế biến ra sản phẩm nông nghiệp có tác động và mối quan hệ trực tiếp và giá tiếp ở mức độ khác nhau, các “nhà” và quá trình liên kết phải có sự liên kết, hợp tác với nhau, nhằm khắc phục những hạn chế và mâu thuẫn của quá trình sản xuất đến lưu thông, nhất là tính tự phát và cạnh tranh không lành mạnh. Quá trình đó rất cần được tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học thì mới có thể tồn tại và phát triển được trong kinh tế thị trường.
Những yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả của quá trình hợp tác, liên kết kinh tế, đặc biệt là hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản chính là yếu tố thành, bại trong quá trình cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong kinh tế thị trường.
2.1.7.6 Các yếu tố về môi trường
Gồm các chủ trương, cơ chế, chính sách của Nhà nước các cấp tác động trực tiếp vào sản xuất hoặc gắn trực tiếp thông qua thị trường. Sự can thiệp có chủ định của Nhà nước có thể thông qua các công cụ như thuế, lãi suất, trợ giá, điều hoà giá… các chính sách đó đều có tác động trực tiếp tới sự hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông sản hàng hoá.
Chủ trương chính sách là vai trò có tính định hướng và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nông thôn. Hệ thống chính sách tác động lên các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Chính sách thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố trên, điều hoà các mối quan hệ giữa chúng với nhau tạo nên hệ thống tổng hợp đồng bộ. Hệ thống chính sách cần mềm dẻo, uyển chuyển để không chỉ tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của nông nghiệp, mà còn thúc đẩy nông nghiệp tiến lên theo những định hướng đã lựa chọn. Nông nghiệp và nông thôn không thể tách rời nhau, vì vậy phát triển nông nghiệp luôn gắn với xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Hệ thống chính sách nông nghiệp gồm những chính sách sau:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 20
- Chính sách ruộng đất: Cần khẳng định quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước, nhưng quyền sử dụng đất lâu dài được trao cho người nông dân.
- Chính sách thuế sử dụng ruộng đất: Chính sách này còn thể hiện chủ trương khuyến khích hoặc hạn chế đối với sản xuất một loại nông sản nào đó hoặc khai thác sử dụng một số loại đất.
- Chính sách đầu tư tín dụng: Trong nông nghiệp nông thôn nhằm đẩy mạnh sản xuất, đầu tư, thâm canh và đa dạng hoá sản xuất. Góp phần ổn định đời sống, tăng cường đoàn kết, đồng thời cũng góp phần điều tiết trong việc thực hiện các định hướng phát triển của Nhà nước đối với các loại sản phẩm cũng như vùng cần khuyến khích phát triển.
- Chính sách khuyến nông: Nhằm thúc đẩy đưa nhanh các tiến bộ kho học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, đổi mới trang thiết bị trong nông nghiệp.
- Chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp: Tạo nên trạng thái ổn định, tâm lý tin tưởng, yên tâm đầu tư sản xuất, phát triển nông nghiệp.
- Chính sách xã hội nông thôn: Nhằm duy trì và ổn định lương thực sản xuất góp phần xây dựng đoàn kết, động viên mọi người tham gia làm tròn nghĩa vụ với đất nước trên các phương diện kinh tế, xã hội và an ninh quốc phũng. Xuất phỏt từ quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc xỏc định rừ vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Những năm qua các chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước ngày một hoàn thiện làm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì hợp đồng tiêu thụ nông sản phải được ký kết ngay từ đầu vụ sản xuất, đầu năm hay đầu chu kỳ theo các hình thức các doanh nghiệp:
- Ứng trước vật tư, vốn, kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hoá.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 21
- Bán vật tư, mua lại nông sản hàng hoá.
- Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hoá.
- Liên kết sản xuất.
Thực hiện phương châm các bên cùng có trách nhiệm và cùng quyền lợi và nghĩa vụ với nhau. Làm tốt vấn đề này góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển tránh tình trạng thị trường trôi nổi dẫn đến việc ép giá nông sản. Người sản xuất ra sản phẩm không bán được, thua lỗ, các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản không chủ động được nguồn cung cho thị trường, nhà máy xây dựng lên nhưng không đủ nguyên liệu đầu vào cho chế biến, gia công dẫn đến phải sản xuất cầm trừng hoặc bị phá sản.