Tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiêu thụ một số nông sản theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 74)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, liền kề thủ đô Hà Nội. Trong những năm gần đây công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển tương đối mạnh do đó diện tích sản xuất nông nghiệp của tỉnh liên tục giảm qua các năm nhưng Bắc Ninh vẫn chú trọng đầu tư, phát triển một số cây trồng chính để bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn và đẩy mạnh phát triển nông sản hàng hoá.

Tỷ suất nông sản hàng hoá phân theo cơ cấu ngành sản xuất là: Trồng trọt 46,5%, chăn nuôi 70,2%, thuỷ sản 75,4%.

Cơ cấu diện tích trồng trọt của tỉnh Bắc Ninh năm 2010

Cây lương thực 85,3%

Cây thực phẩm 10,5%

Cây CN hàng năm 4,2%

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 60 Bảng 4.1: Tình hình diện tích, năng suất cây trồng của tỉnh Bắc Ninh qua 3 năm 2008 – 2010

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh DT (%)

TT Chỉ tiêu DT

(ha)

NS (tạ/ha)

SL (tấn)

DT (ha)

NS (tạ/ha)

SL (tấn)

DT (ha)

NS (tạ/ha)

SL

(tấn) 09/08 10/09 BQ

DT gieo trồng 93.669 91.527 91.710 97,7 100,2 98,9

1 Cây lương thực 79.933 458.815 77.874 460.210 77.834 462.497 97,4 99,9 98,6 - Lúa 76.223 57,0 434.471 74.820 59,5 444.880 74.253 59,3 440.121 98,2 99,2 98,7 - Ngô 2.469 39,0 9.629 2.429 36,1 8.769 2.593 41,2 10.683 98,4 106,8 102,5 - Khoai lang 1.241 118,7 14.731 625 104,9 6.561 988 118,3 11.693 50,4 158,1 89,3

2 Cây thực phẩm 9.864 177.307 9.132 177.160 9.450 195.594 92,6 103,5 97,9

- Rau các loại 9.789 181,0 177.176 9.808 195,0 177.069 9.382 208,4 195.475 92,8 103,3 97,9

- Đậu các loại 75 17,5 131 52 17,5 91 68 17,5 119 69,3 130,8 95,2

3 Cây CN hàng năm 3.872 18,7 7.241 4.521 18,5 8.364 4.426 18,9 8.365 116,8 97,9 106,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 61

Theo số liệu thống kê tại tỉnh, qua 3 năm (2008 - 2010) diện tích gieo trồng được giữ ổn định. Năm 2008, tổng diện tích gieo trồng trong toàn tỉnh là 93.669 hecta, đến năm 2010 giảm xuống còn 91.710 hecta, bình quân 3 năm giảm 1,1%.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng diện tích tích cây lương thực năm 2008 là 79.993 hecta, năm 2010 giảm xuống còn 77.834 hecta, bình quân 3 năm giảm 1,3%. Trong tổng diện tích cây lương thực thì diện tích trồng lúa chiếm phần lớn năm 2008 là 76.223 hecta và năm 2010 là 74.253 hecta.

Bắc Ninh luôn chú trọng đến vấn đề canh tác, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích do đó năng suất lúa năm 2008 đạt 57 tạ/ha thì năm 2010 tăng lên 59,5 tạ/ha đưa tổng sản lượng lúa cả tỉnh đạt 440.121 tấn (năm 2010).

Đối với diện tích cây thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm không nhiều, năm 2008 diện tích cây thực phẩm là 9.864 hecta, cây công nghiệp hàng năm là 3.872 ha; năm 2010, diện tích cây thực phẩm là 9.450 hecta và cây công nghiệp hàng năm là 4.426 hecta với sản lượng lần lượt là 195.594 tấn và 8.365 tấn.

Qua bảng 4.2, chúng ta thấy tổng giá trị sản xuất năm 2008 là 2.460,8 tỷ đồng, đến năm 2010 tăng lên 4.193,8 tỷ đồng, bình quân 3 năm tăng 10,1%.

Về trồng trọt tổng giá trị sản xuất năm 2008 là 2.493 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 3.064,2 tỷ đồng, bình quân 3 năm tăng 10,8%. Nguyên nhân tăng là do trong quá trình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi làm cho sản lượng tăng lên qua các năm, đồng thời tỉnh có chính sách hỗ trợ mở rộng diện tích sản xuất cây trồng có năng suất, chất lượng cao.

Đối với chăn nuôi tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 868,6 tỷ đồng, bình quân qua 3 năm 7,1%, thuỷ sản năm 2010 đạt 261 tỷ đồng, bình quân 3 năm tăng 11,4%. Do trong những năm qua nhiều trang trại chăn gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản mở rộng quy mô sản xuất làm cho tổng sản lượng và tổng giá trị được tăng lên.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 62 Bảng 4.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh (2008 - 2010)

ĐVT: tỷ đồng So sánh (%)

TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

09/08 10/09 BQ

Tổng cộng 2.460,8 3.774,5 4.193,8 109,1 111,1 110,1

I Trồng trọt 2.493,0 2.706,5 3.064,2 108,6 113,2 110,8

1 Cây lương thực 1.983,3 1.957,2 2.462,4 98,7 125,8 111,4

2 Cây thực phẩm 418,1 616,5 460,9 147,4 74,8 105,0

3 Cây công nghiệp hàng năm 91,6 132,8 140,9 144,9 106,1 123,9

II Chăn nuôi 757,8 832,1 868,6 109,8 104,4 107,1

1 Gia súc 560,7 608,3 594,2 108,5 97,7 102,9

2 Gia cầm 125,7 137,5 175,7 109,4 127,8 118,2

3 Sản phẩm không qua giết thịt 71,4 86,3 98,7 120,8 114,4 117,5

III Thủy sản 210,0 235,9 261,0 112,3 110,6 111,4

1 Nuôi trồng thủy sản 185,6 208,6 232,0 112,4 111,2 111,8

2 Khai thác thủy sản 10,2 10,8 10,6 105,9 98,1 101,9

3 Dịch vụ thủy sản 14,2 16,5 18,4 116,2 111,5 113,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 63

Trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, kinh tế trang trại trong những năm qua cũng đóng một vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, giải quyết được công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động nông thôn và đã tạo ra nhiều nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao làm phong phú thêm hoạt động tiêu thụ nông sản theo hợp đồng.

Qua kết quả tổng hợp cho chúng ta thấy tổng số trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2008 là 1.810 trang trại, trong đó trang trại chăn nuôi là 949 trang chiếm chủ yếu (chiếm 52,4%), tiếp đến là trang trại tổng hợp là 555 trang trại (chiếm 30,7%); trang trại nuôi trồng thủy sản là 284 trang trại (chiếm 15,7%), trang trại trồng trọt là 22 trang trại (chiếm 1,2%). Năm 2009, cơ cấu về trang trại về cơ bản giống năm 2008 nhưng đến năm 2010 thì có sự thay đổi số trang trại tổng hợp chiếm ưu thế với 858 trang trại (chiếm 38,5%), kế đến là trang trại chăn nuôi 805 trang trại (chiếm 36,2%), trang trại trủy sản 546 (chiếm 24,5%) và trang trại trồng trọt là 17 trang trại (chiếm 0,8%).

Phân tích cụ thể từng loại hình trang trại qua 3 năm (2008 - 2010) cho thấy: trang trại trồng trọt có xu hướng giảm năm sau so với năm trước. Điều này là do đất sản xuất nông nghiệp tại Bắc Ninh ngày càng giảm bởi ảnh hưởng của công nghiệp và đô thị hóa nên quy mô sản xuất giảm kéo theo tổng giá trị thu nhập giảm. Trang trại chăn nuụi qua 3 năm theo dừi thấy số lượng tăng giảm không ổn định do đặc thù của loại hình này rủi ro cao, dễ bị tác động bởi yếu tố dịch bệnh. Trang trại thủy sản và trang trại tổng hợp có xu hướng tăng do tính ổn định và hiệu quả sản xuất của hai loại hình này.

Về giá trị sản phẩm hàng hóa, tổng giá trị của các loại hình trang trại đều tăng qua các năm. Trong đó trang trại chăn nuôi có giá trị sản phẩm lớn nhất với tổng giá trị năm 2010 là 220.503 triệu đồng, trang trại trồng trọt có giá trị sản phẩm hàng hóa đạt thấp nhất với 6.220 triệu đồng năm 2010. Điều này cho thấy trang trại chăn nuôi có số lượng và giá sản phẩm cao còn đối với trang trại trồng trọt thì quy mô diện tích cũng như giá sản phẩm thấp cho nên có sự chênh lệch rừ rệt về tổng giỏ trị hàng húa của từng loại hỡnh trang trại.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 64 Bảng 4.3: Tình hình kinh tế trang trại của tỉnh Bắc Ninh (2008 - 2010)

So sánh (%)

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

09/08 10/09 BQ

I Số lượng tr.trại 1.810 2.477 2.226 136,9 89,9 110,9

1 Trang trại trồng trọt tr.trại 22 20 17 90,9 85,0 87,9

2 Trang trại chăn nuôi tr.trại 949 1.258 805 132,6 64,0 92,1

3 Trang trại NTTS tr.trại 284 455 546 160,2 120,0 138,7

4 Trang trại tổng hợp tr.trại 555 744 858 134,1 115,3 124,1

II Diện tích ha 1.194 1.174 1.194,5 98,3 101,7 99,9

1 Trang trại trồng trọt ha 29 26,3 25,9 90,7 98,5 94,5

2 Trang trại chăn nuôi ha 106 121,1 112,0 114,2 92,5 102,8

3 Trang trại NTTS ha 371 575,8 789,7 155,2 137,1 125,6

4 Trang trại tổng hợp ha 688 450,8 266,9 65,5 59,2 62,2

III Tổng giá trị SPHH tr.đồng 279.804 525.700 549.570 187,9 104,5 140,1

1 Trang trại trồng trọt tr.đồng 4.316 5.492 6.220 127,2 113,3 119,8

2 Trang trại chăn nuôi tr.đồng 137.526 214.933 220.503 156,3 102,6 126,6

3 Trang trại NTTS tr.đồng 35.451 62.062 82.636 175,1 133,2 152,6

4 Trang trại tổng hợp tr.đồng 102.511 243.213 240.211 237,3 98,8 153,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 65 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm do phát triển công nghiệp, quá trình đô thị hóa, hầu hết người nông dân cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp luôn phải tìm cách phát triển nông nghiệp sao cho ổn định an ninh lương thực, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trên một đơn vị diện tích, nông nghiệp sản xuất phải mang tính chất hàng hóa.

Qua kết quả điều tra chúng ta thấy khối lượng nông sản hàng hóa của hộ nông dân trên địa bàn Bắc Ninh khi được sản xuất ra được tiêu thụ qua các kênh khác nhau: 25,5% nông sản được bán trực tiếp cho người tiêu dùng, 45,7%

số nông sản hàng hóa bán qua tư thương và 28,8% nông sản hàng hóa của hộ, trang trại được bán cho các doanh nghiệp, trong đó số nông sản mà hộ nông dân được tiêu thụ theo hợp đồng chiếm 80,5%.

Bảng 4.4: Tình hình tiêu thụ nông sản hàng hóa của hộ nông dân, trang trại

TT Kênh tiêu thụ Sản lượng

(tấn)

Cơ cấu (%) 1 Bán trực tiếp cho người tiêu dùng 98,9 25,5

2 Bán qua tư thương 177,3 45,7

3 Bán cho doanh nghiệp Trong đó: Qua hợp đồng

111,8 90,0

28,8 80,5

Tổng cộng 388 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010

* Nhận xét:

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh có được kết quả trên là do Bắc Ninh luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp mặc dù là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp đứng đầu cả nước, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm dần nhưng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp không hề giảm, trong những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như Quyết định 108/2002/QĐ-UB, Quyết định 106/2005/QĐ-UB, Quyết định 85/2008/QĐ-UBND, Quyết định 72/2009/QĐ-UBND và gần nhất là Quyết định 106/2010/QĐ-UBND về chính

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 66 sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn. Nội dung các Quyết định trên đều quy định cụ thể mức hỗ trợ cho việc khuyến khích đầu tư phát triển cây, con mới có giá trị kinh tế cao, hỗ trợ đầu tư vùng sản xuất hàng hoá tập trung, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn. Những chính sách trên đã có tác động đến phát triển nông nghiệp, làm cho giá trị trên một đơn vị diên tích luôn tăng lên năm sau cao hơn năm trước, giá trị sản xuất chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản cũng luôn đạt ở mức cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp so với các tỉnh lân cận.

4.2 Tình hình tiêu thụ nông sản theo hợp đồng tại tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiêu thụ một số nông sản theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)