3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
Về dân số và lao động: Theo số liệu Cục Thống kê Bắc Ninh, dân số năm 2010 của tỉnh Bắc Ninh là 1.034.691 người, mật độ dân số 1.258 người/km2, được xếp vào các tỉnh “đất chật, người đông”. Trong đó dân số ở khu vực nông thôn nông nghiệp là 787.517 người (chiếm tỷ lệ 76,11% dân số toàn tỉnh). Toàn tỉnh có 638.523 lao động; trong đó khu vực nông nghiệp là 273.283 người, chiến 42,8%; khu vực công nghiệp là 210.714 người, chiến 33%; khu vực dịch vụ 154.526 người, chiếm 24,2%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động từng bước được nâng cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo đã tăng từ 7,8% năm 1997 lên 45% năm 2010. Sau 14 năm tái lập tỉnh, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng trong khu vực nông nghiệp. Bắc Ninh cũng nổi tiếng là “đất trăm nghề”, với hệ thống nhiều làng nghề truyền thống xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, đến nay không bị mai một mà ngày càng được mở rộng và phát triển, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Điều đó được thể hiện ở bảng sau:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 46 Bảng 3.2: Lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân
giai đoạn 2005 - 2010
Chia ra
Tổng số Nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
Tổng số (người)
2005 563.219 356.300 125.512 81.407 2006 570.259 340.242 142.094 87.923 2007 582.170 319.996 159.319 102.855 2008 585.513 299.776 170.312 115.425 2009 592.246 284.527 185.005 122.714
2010 638.523 273.283 210.714 154.526
Cơ cấu (%)
2005 100,0 63,26 22,28 14,45 2006 100,0 59,66 24,92 15,42 2007 100,0 54,97 27,37 17,67 2008 100,0 51,20 29,09 19,71 2009 100,0 48,04 31,24 20,72
2010 100,0 42,80 33,00 24,20
Nguồn: Niên giám Thống kê Bắc Ninh
Về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống: Kết cấu hạ tầng được đánh giá là một trong những tỉnh có mật độ đường giao thông, chất lượng, hệ thống điện vào loại tốt của cả nước.
Về hệ thống điện: Hệ thống điện ở Bắc Ninh đã được tỉnh quan tâm chủ động đầu tư, bảo đảm yêu cầu của việc cung cấp điện sử dụng vào tưới tiêu, các hoạt động sản xuất và phục vụ sinh hoạt. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, 100% số hộ trong tỉnh đều sử dụng điện.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 47
Về hệ thống hạ tầng giao thông: Tỉnh đã chủ động tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước và đa dạng hoá các nguồn vốn để ưu tiên phát triển mạnh mạng lưới giao thông. Đến năm nay toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trụ sở UBND xã được nhựa hoá, bê tông hoá. Phong trào xây dựng giao thông nông thôn tiếp tục được đẩy mạnh, mở mới và cải tạo hơn 1400 km với tổng kinh phí 1.215 tỷ đồng . Hệ thống chính sách hỗ trợ cao (từ 50 - 70% trong 5 năm đã đầu tư 1.500 tỷ đồng) cho phát triển hạ tầng đã làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn với hệ thống điện, đường, trường học, trạm y tế, điểm bưu điện, nước sinh hoạt vệ sinh môi trường. Hầu hết các xã có đường liên thôn được nhựa, bê tông hoá toàn bộ hoặc một phần. Sự phát triển hệ thống giao thông đã tác động lớn tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đẩy nhanh tiến trình CNH - HĐH trên địa bàn tỉnh.
Về hệ thống thuỷ lợi: Hệ thống này ở Bắc Ninh chủ yếu gồm các công trình sau: 82 trạm bơm tới tiêu, 305 trạm bơm nhỏ cục bộ, 1.423,9 km kênh tưới cấp 1, 2, 3 theo 1.834 tuyến… Trong 5 năm qua, thực hiện chương trình
"Cứng hoá kênh mương" đã hoàn thành được 325 tuyến với 436 km. Theo kết quả Tổng điều tra, hiện nay có 578 km (bằng 32%) trong 1.817 km tổng chiều dài kênh mương thuỷ lợi do xã, hợp tác xã quản lý đã được cứng hoá... góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế nông nghiệp trong tỉnh.
Về hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông và điểm bưu điện văn hoá: Hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông và nhà văn hoá Bắc Ninh đã có sự phát triển mạnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân.
Về hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục: Đến năm 2010, cơ bản các xã, phường, thị trấn đều có trường tiểu học và trung học cơ sở (trừ các phường mới tách). Cùng với sự phát triển của hệ thống trường phổ thông, các cơ sở giáo dục mầm non cũng được mở rộng nhanh. Đến nay toàn tỉnh đã có 100% số thôn, tổ dân phố có lớp mẫu giáo. Đẩy mạnh chương trình phổ cập giáo dục các bậc
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 48
học, xây dựng trường chuẩn quốc gia, xã hội hóa giao dục, huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 95%.
Về hệ thống cơ sở hạ tầng y tế: Hiện nay, mạng lưới trạm y tế xã, phường, thị trấn đã được phủ kín trên phạm vi toàn tỉnh với cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ cỏn bộ y tế tăng cường rừ nột. Đến năm 2010 cú 100% số trạm y tế xã được xây dựng kiên cố. Điều đáng chú ý là cùng với việc mở rộng mạng lưới y tế của Nhà nước, hệ thống khám, chữa bệnh tư nhân được tạo điều kiện phát triển có sự quản lý khá chặt chẽ của Nhà nước, góp phần quan trọng vào chăm sóc sức khoẻ tại chỗ, ban đầu cho cộng đồng.
Về hệ thống chợ, mạng lưới khuyến nông: Hệ thống chợ nông thôn đã được quy hoạch lại và đầu tư nâng cấp. Hiện nay đã có 57 xã (chiếm 52,3%) có chợ trên địa bàn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển, màng lưới cán bộ khuyến nông ở Bắc Ninh được quan tâm củng cố và mở rộng. Tính đến nay, 100% số xã có cán bộ khuyến nông, góp phần tích cực phát triển nông nghiệp.
Nhìn chung, quá trình phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh Bắc Ninh những năm qua đạt được nhiều kết quả. Trong 14 năm (1997 - 2010), vốn đầu tư toàn xã hội đạt hàng trăm nghìn tỷ đồng, phục vụ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi thu hút được nhiều dự án lớn vào đầu tư: Đến tháng 12 năm 2010 toàn tỉnh đã quy hoạch và xây dựng được 15 khu công nghiệp tập trung, với diện tích gần 7.525 hecta, 23 cụm công nghiệp vừa và nhỏ thu hút được hàng nghìn doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2010 trên địa bàn tỉnh đã có 235 dự án của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép vào đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 2.715 triệu USD.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng nhanh, đến tháng 12 năm 2010 đã có hơn 3.500 doanh nghiệp đi vào hoạt động, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh với tốc độ cao.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 49
3.1.3 Tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh