Lợi ích của việc tiêu thụ nông sản theo hợp đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiêu thụ một số nông sản theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 96)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Tình hình tiêu thụ nông sản theo hợp đồng tại tỉnh Bắc Ninh

4.2.4 Lợi ích của việc tiêu thụ nông sản theo hợp đồng

- Đối với người sản xuất: Khi hộ nông dân ký hợp đồng tiêu thụ nông sản, được doanh nghiệp cam kết bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định, ứng trước vốn, vật tư (giống, phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y,…), tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ nên sản phẩm đầu ra bảo đảm chất lượng và số lượng.

Bảng 4.14: Số tiền các doanh nghiệp ứng trước bình quân một hộ năm 2010 ĐVT: 1000 đồng

TT Chỉ tiêu Thông qua HTX Trực tiếp

1 Lúa giống 430 0

2 Khoai tây 220 0

3 Dưa chuột XK 180 100

4 Đậu tương 200 0

5 Lợn siêu nạc 0 35.000

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Qua kết quả điều tra cho thấy, đối với sản phẩm trồng trọt các doanh nghiệp thường ứng trước vốn, vật tư cho hộ nông dân qua HTX do HTX có tư cách pháp nhân, diện tích trồng trọt của hộ thường nhỏ lẻ nên doanh nghiệp không thể ký hợp đồng với nhiều hộ cùng một lúc; còn đối với hộ chăn nuôi lợn siêu nạc thì doanh nghiệp lại ký hợp đồng và ứng vốn, thức ăn chăn nuôi,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 84 thuốc thú y trực tiếp cho hộ do đặc thù của ngành chăn nuôi nếu sản phẩm mang tính hàng hoá thì phải có quy mô lớn, chi phí cao. Cụ thể khi doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản và ứng trước vốn thông qua HTX: bình quân hộ sản xuất lúa giống được ứng trước 430.000 đồng, khoai tây là 220.000 đồng, dưa chuột xuất khẩu là 180.000 đồng, đậu tương là 200.000 đồng; còn khi doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với hộ thì bình quân một hộ sản xuất dưa chuột xuất khẩu là 100.000 đồng, lợn siêu lạc là 35 triệu đồng.

- Đối với doanh nghiệp: Chủ động được số lượng cũng như chất lượng nguồn hàng đáp ứng cho việc kinh doanh của đơn vị, tạo được vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài đúng theo yêu cầu của sản xuất, giảm thiểu chi phí thu mua và rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

Trong quỏ trỡnh điều tra chỳng tụi thực hiện cỏc cõu hỏi khỏc để rừ hơn những hiểu biết của hộ về hình thành nhãn hiệu hàng hóa và một số câu hỏi khác về nguyện vọng của hộ trong thời gian tới.

Số liệu điều tra cho thấy các hộ cần hỗ trợ trong khâu tiêu thụ nông sản là khá lớn, số hộ hiểu biết về nhãn hiệu sản phẩm còn ít, tuy nhiên cũng đã có một số hộ nhận thức tốt về nhãn hiệu sản phẩm. Suy nghĩ của hộ về cách thức tiến hành như sau: Các hộ hình thành nên nhóm, HTX để tạo nên tên tuổi, nhãn hiệu chung hoặc hình thành các HTX để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản. Doanh nghiệp, HTX chế biến và tiêu thụ sản phẩm với bao bỡ, nhón hiệu cú chỉ rừ nguồn gốc xuất xứ. Cỏch nghĩ trờn khụng những giúp hộ tiêu thụ được sản phẩm của mình mà còn khẳng định chất lượng nông sản của hộ và sự cam kết của người sản xuất với khách hàng về chất lượng, giá cả và các dịch vụ bán hàng.

Bên cạnh đó là nguyện vọng khác của hộ, chúng ta thấy 81% số hộ nông dân mong muốn có đầu ra ổn định cho sản phẩm, được hỗ trợ, bình ổn giá vật tư là 85,4%, được tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi là 86,6%, 51,3% số hộ có nhu cầu hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa đây là

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 85 một mong muốn bức xúc của hộ nông dân vì nguồn thu nhập chính của hộ dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.15: Dự định và nguyện vọng khác của hộ nông dân

Nhu cầu của hộ Số hộ (hộ)

TT Tổng số 185 100,0

1 Những khó khăn cơ bản của hộ cần hỗ trợ

Tích tụ ruộng đất 35 18,9

Kỹ thuật 112 60,5

Tiêu thụ sản phẩm 80 43,2

2 Hợp tác hình thành nhãn hiệu sản phẩm 35 18,9 3 Nguyện vọng khác của hộ

Ổn định thị trường, thu mua sản phẩm của hộ

150 81,1

Hỗ trợ, bình ổn giá vật tư 158 85,4

Tập huấn kỹ thuật 160 86,6

Hình thành vùng sản xuất hàng hóa 95 51,3 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010 Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay chưa xuất hiện nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ nông sản do đó người nông dân sản xuất ra sản phẩm phải bán cho các doanh nghiệp ở tỉnh khác hoặc tự bán trên thị trường, bán cho tư thương ví dụ như sữa bò, thuỷ sản, chăn nuôi lợn. Ngược lại nhiều doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh hiện nay hàng năm không có đủ nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp thường dây truyền chạy không hết công suất hoặc phải đi thu mua tại một số tỉnh lân cận, ví dụ như nhà máy DABACO sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản phải nhập nguyên liệu đậu tương, ngô

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 86 từ các tỉnh miền núi phía Bắc, cá ở các tỉnh vùng biển.

Kết quả khảo sát một số doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như sau:

+ Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Ninh: Mỗi năm cung ứng ra thị trường gần 3 nghìn tấn giống các loại nhưng chỉ thực hiện ký hợp đồng sản xuất và thu mua nông sản được khoảng 40% còn lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc, thu mua tại các tỉnh khác do trong những năm qua một số địa phương chưa quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa, nhiều hộ ký hợp đồng sản xuất giống lúa cho Công ty được tập trung vào một sứ đồng tuy nhiên vẫn còn có hộ không sản xuất lúa giống dẫn đến giống bị lẫn, chất lượng không cao.

+ Công ty Rượu Vọng Nguyệt: Do diện tích trồng dâu của tỉnh ít dẫn đến việc thu mua nhộng tằm làm rượu gặp rất nhiều khó khăn, hiện nay công ty mới chỉ dừng lại ở mức sản xuất nhỏ lẻ một mặt do thị trường đầu ra gặp nhiều khó khăn. Năm 2010, công ty đã thu mua 20 tấn tằm chủ yếu từ việc ký hợp đồng trực tiếp với hộ nông dân và một phần mua lại của các tư thương thu mua từ các tỉnh khác.

+ HTX Ngang Nội: Là đơn vị chế biến dưa chuột bao tử, cà chua xuất khẩu, do không đủ nguyên liệu đầu vào hiện nay phải liên kết với một đơn vị tại Hà Nam để thu mua nguyên liệu và chế biến tại Hà Nam để bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số nước châu Âu. Mỗi năm HTX Ngang Nội thua mua khoảng 500 tấn dưa chuột, cà chua để gia công chế biến.

Đây là mô hình HTX ký hợp đồng sản xuất với các HTX nông nghiệp khác trong tỉnh để chỉ đạo sản xuất và thu gom nguyên liệu đầu vào cho chế biến.

+ Công ty TNHH chế biến thực phẩm DABACO thuộc Tổng công ty DABACO Việt Nam: Trong những năm gần đây Tổng công ty DABACO Việt Nam (tiền thân là công ty nông sản DABACO Bắc Ninh) không ngừng mở rộng sản xuất, chế biến hiện nay Tổng công ty DABACO Việt Nam đã thành lập 30 công ty thành viên và lĩnh vực hoạt động chủ yếu là nông nghiệp

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 87 như sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi lợn, gà, ngan, chế biến nông sản… Đối với Công ty TNHH chế biến thực phẩm DABACO có dây truyền công nghệ chế biến gia cầm hiện đại nhất Việt Nam được nhập khẩu từ Đan Mạch có công suất 2.000 con/giờ. Hiện nay do chưa có đủ nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước còn gặp nhiều khó khăn, công ty một năm mới chỉ sản xuất được 1.600 tấn, nguyên liệu đầu vào chủ yếu do công ty thành viên của Tổng công ty DABACO cung ứng.

- Đối với HTX: Thể hiện được vai trò trong tổ chức, chỉ đạo sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, có quy mô lớn, chủ động trong công tác chỉ đạo điều hành sản xuất, HTX tăng nguồn thu từ việc hưởng hoa hồng của doanh nghiệp khi ký hợp đồng từ đó làm cho xã viên, hộ nông dân, các doanh nghiệp tin tưởng hơn vào mô hình hợp tác xã.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 585 HTX, 2 Liên hiệp HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có 37 HTX chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản còn lại 548 HTX dịch vụ nông nghiệp.

Qua điều tra khảo sát một số HTX hiện nay, chúng tôi thấy mô hình HTX tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản chủ yếu là hưởng hoa học từ phía doanh nghiệp, HTX có nhiệm vụ cấp cho các hộ sản xuất giống, vật tư nếu có, chỉ đạo sản xuất và đứng ra thu gom hoặc doanh nghiệp về thu gom trực tiếp đối với những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật khắt khe như thu mua giống.

HTX nông nghiệp Nghĩa Đạo huyện Thuận Thành trong những năm gần đây đã ký hợp đồng sản xuất lúa giống với công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh, công ty giống Thái Bình. Mỗi năm tổng số giống mà HTX cung cấp cho 2 công ty trên đạt khoảng 80 tấn giống.

HTX nụng nghiệp thụn Lựa (xó Việt Hựng huyện Quế Vừ), HTX NN Hoà Tiến, HTX NN Thuỵ Hoà (huyện Yên Phong) ký hợp đồng với công ty Orion cung ứng giống, vật tư và thu mua khoai tây của các hộ nông dân trong

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 88 HTX cho công ty.

HTX Tân Việt Hưng và HTX Hưng Thịnh xã Cảnh Hưng huyện Tiên Du hàng năm thu gom sữa tươi của hộ trong vùng tiêu thụ cho công ty Vinamilk và Hà Nội milk. Theo hợp đồng mỗi ngày 2 HTX cung cấp 2.000 lít sữa.

HTX Phú Dư xã Quỳnh Phú huyện Gia Bình ký hợp đồng với Công ty giống cây trồng Trung ương sản xuất giống ngô lai…

Như vậy, hợp đồng tiêu thụ nông sản đem lại hiệu quả kinh tế cho nhóm hộ tham gia ký kết hợp đồng cao hơn nhóm hộ không ký hợp đồng, được hưởng nhiều lợi ích từ phía doanh nghiệp đem lại hơn. Vì thế mà của doanh nghiệp và hộ nông dân cần duy trì và mở rộng phạm vị hơn nữa trong việc tiêu thụ nông sản theo hợp đồng.

Bảng 4.16: So sánh lợi ích của việc tiêu thụ nông sản theo hợp đồng và không theo hợp đồng

TT Tiêu thụ theo theo đồng Tiêu thụ không theo hợp đồng 1 Được cam kết bao tiêu sản phẩm Không cam kết bao tiêu sản phẩm 2 Giá đầu ra ổn định Giá đầu ra không ổn định

3 Được ứng trước vốn, vật tư Không được ứng trước vốn, vật tư 4 Được tiếp cận thông tin, thị trường Không được tiếp cận thông tin,

thị trường

5 Giảm thiểu rủi ro Rủi ro lớn hơn

6 Được doanh nghiệp tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ

Không được doanh nghiệp tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ 7 Sản phẩm có tính hàng hoá cao Sản phẩm không có tính hàng hoá cao

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiêu thụ một số nông sản theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)