2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình tiêu thụ nông sản ở một số nước trên thế giới
* Trung Quốc
Hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Trung Quốc phát triển nhanh khoảng 10 năm trở lại đây. Theo kết quả khảo sát của Trung Quốc thì hầu hết nông dân được phỏng vấn đều đồng tình với phương pháp sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng và hưởng ứng cách làm này. Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng có xu hướng bỏ qua những người sản xuất nhỏ. Nông dân xác định được giá cả ổn định và được tiếp cận thị trường như là những ưu điểm chính của phương thức này để ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp coi việc cải tiến chất lượng sản phẩm là mấu chốt để bảo đảm cho hợp đồng được thực hiện. Kết quả là sản xuất và tiêu thụ theo phương thức này chất lượng sản phẩm cao hơn, chi phí cho sản xuất và tiếp thị thấp hơn. Trong chương trình công nghiệp hoá nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc có chủ trương hỗ trợ và thúc đẩy phương thức sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh cho sản xuất nông nghiệp. Hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản như phương tiện để gắn nông dân sản xuất nhỏ với doanh nghiệp chế biến,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 22
tiêu thụ. Chính quyền địa phương đã nhận thức tiềm năng của sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng trong việc cơ cấu lại sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân.
Ba đặc điểm chính có được từ phương thức sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng là:
+ Số hàng hoá nông nghiệp sản xuất theo phương thức này tăng một cách vững chắc.
+ Địa bàn áp dụng phương thức sản xuất và tiêu thụ này cũng tăng nhanh chóng, ngay cả những vùng kém phát triển của miền Trung và miền Tây Trung Quốc.
+ Quy mô của phương thức sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng ngày càng được mở rộng.
Mô hình nổi bật về sản xuất và tiêu thụ nông sản qua hợp đồng ở Trung Quốc là quan hệ ký kết hợp đòng giữa các doanh nghiệp nông nghiệp, trước hết là các “xí nghiệp hàng đầu” với nông dân [13].
* Thái Lan
Là một đất nước có khí hậu nhiệt đới và ôn đới nên có thể nói chủng loại nông sản của Thái Lan rất phong phú. Tính riêng sản phẩm rau của Thái Lan đã có trên 100 loại được trồng, trong đó có 45 loại được trồng phổ biến.
Kênh tiêu thụ rau màu của Thái Lan được thể hiện như sau:
Loại kênh thứ nhất: Người sản xuất - Nhóm nông dân tự thành lập - Người bán buôn (tại Băng Cốc)/Người chế biến/xuất khẩu - Người bán buôn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng.
Loại kênh thứ hai: Người sản xuất - Người thu gom trên địa bàn trồng rau - Thị trường bán buôn trung tâm - Người bán buôn tại Băng Cốc - Người bán lẻ - Người tiêu dùng.
Thông thường phần lớn các thương lái thu gom rau trực tiếp tại các nông hộ và chở rau đi bằng xe tải. Một số nông hộ cũng có thể bán trực tiếp
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 23
rau ra chợ bằng cách chuyên chở bằng xe tải riêng của mình. Rau thường được vận chuyển vào buổi chiều và được tiêu thụ chủ yếu ở các chợ bán buôn lớn ở Băng Cốc. Khoảng 20% lượng rau ở các chợ bán buôn được đưa đến các siêu thị và khuynh hướng này đang tăng dần trong cách tiêu thụ rau an toàn ở Thái Lan.
Đối với thị trường giao dịch theo hợp đồng: Cục Nội thương trực thuộc Bộ Thương mại thiết lập thị trường để phục vụ cho các giao dịch theo hợp đồng giữa người nông dân hoặc tổ chức nông nghiệp với những người mua hàng. Cục Nội thương đề ra tiêu chuẩn hàng hoá, đề ra mẫu hợp đồng tiêu chuẩn, Văn phòng thương mại của Cục Nội thương đặt tại các tỉnh để điều tiết các hoạt động ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng, tham gia cùng với bên trọng tài và các bên ký kết giải quyết mâu thuẫn khi có tranh chấp. Người bán (nông dân, nhóm hộ nông dân, HTX) và người mua (Nhà máy chế biến công nghiệp, xuất khẩu…) mong muốn được ký kết hợp đồng để mua bán các nông sản sẽ phải thông báo ý định đó cho Cục Nội thương hoặc Văn phòng thương mại ở các tỉnh để họ xem xét. Nếu được chấp nhận các bên phải đến Văn phòng thương mại làm hợp đồng theo sự quản lý và quy chế của Văn phòng thay cho việc trước đây người mua thiết kế hợp đồng. Do kiến thức của nông dân hạn chế nên Bộ Thương mại phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức liên quan đến việc ký kết hợp đồng thoả thuận và phân loại chất lượng nông sản. Để khuyến khích việc ký kết hợp đồng mua bán nông sản giữa nông dân với các doanh nghiệp, Cục Nội thương tổ chức hội nghị với sự tham gia của người mua, người bán và các đối tượng có liên quan đến việc ký hợp đồng, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc chấp hành hợp đồng, hỗ trợ tài chính cho người mua đã ký hợp đồng thoả thuận trong trường hợp đặc biệt. Những loại nông sản có khả năng ký kết hợp đồng được xác định là cà chua, gừng, ngũ cốc non, măng tây, măng tre, chôm chôm, vải, nhãn, dứa, đu đủ, soài, đậu tương…[13]
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 24
* Hàn Quốc
Liên đoàn quốc gia HTX nông nghiệp Hàn Quốc (NACF) được thành lập từ năm 1961, là tổ chức cao nhất (HTX của các HTX ở cấp quốc gia) của HTX, Liên hiệp HTX Hàn Quốc, được quy định trong Luật HTXNN Hàn Quốc. Từ năm 1980, hệ thống HTXNN không ngừng hoàn thiện về tổ chức và hình thức hoạt động. Cơ quan đứng đầu của Hệ thống là NACF, trong đó có hai nhánh là HTX cơ sở và HTX ở đô thị. Chủ nhiệm HTX do xã viên bầu.
Chủ tịch và Kiểm toán viên chính của NACF do các chủ nhiệm HTX cơ sở đầu lên. Các thành viên khác của ban lãnh đạo NACF được Chủ tịch đề cử và hội nghị đại biểu cảu chủ nhiệm HTX cơ sở chấp thuận.
NACF có nhiều chức năng của một tổ chức kinh doanh đa ngành, từ tiếp thị sản phẩm, chế biến, cung cấp vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng, tín dụng và bảo hiểm, vận tải, lưu kho, quảng canh và các dịch vụ hỗ trợ cho nông dân.
+ Kinh nghiệm mở rộng chế biến sản phẩm nông nghiệp để tăng tốc độ tiêu thụ hàng nông sản
Để tăng giá trị nông sản, tạo thu nhập và việc làm cho dân cư nông thôn và tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. Các HTX nông nghiệp (HTXNN) của Hàn Quốc rất chú trọng đến việc nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Số lượng nhà máy chế biến nông sản tăng từ 9 (năm 1988) lên 153 (năm 1998) nhà máy chế biến nông sản hiện đại với quy mô lớn trên toàn quốc và Khoa công nghệ thực phẩm đã được thành lập tại Trường đại học HTXNN Hàn Quốc vào năm 1991 để đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực chế biến nông sản cho các HTX. Trong đó có 14 nhà máy chế biến rau, 13 nhà máy chế biến dưa kim chi (món ăn đặc sản nổi tiếng của Hàn Quốc), 12 nhà máy chế biến gạo, 12 nhà máy chế biến nước uống, 11 nhà máy chế biến đậu tương, 10 nhà máy chế
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 25
biến chè và 8 nhà máy chế biến ớt. Tổng doanh thu qua các hoạt động chế biến năm 1998 đạt 174 triệu USD.
Cuối năm 1993, NAFC đã thiết lập 183 điểm thu mua nông sản, 116 kho bảo quản lạnh và 30 trung tâm phân loại hoa quả. Lần đầu tiên khu chế biến tổng hợp sản phẩm gạo sau thu hoạch được thành lập tại Dang-Jin và Eui-Sung. Từ năm 1990 - 1993, số lượng các siêu thị hàng nông sản tăng từ 38 lên 317 cơ sở, các cửa hàng marketing trực tiếp tăng từ 38 lên 151 và các trung tâm buôn bán tăng từ 1 lên 6. Các điểm buôn bán hàng nông sản nhỏ được thành lập ngay tại các văn phòng chi nhánh của NAFC. Đến cuối năm 1998, các trung tâm trưng bày và buôn bán hàng nông sản đã được thành lập tại Yang-Jae, Chang-Dong và Cheong-Ju. Các trung tâm buôn bán đã được xây dựng ở Gun-wi vào năm 1999 và Koh-Yang vào năm 2001. Thị phần của các HTX đã chiếm 40% vào năm 2001.
Chế biến là con đường tăng giá trị nông sản, lấy lãi từ các nhà máy này để tái đầu tư cho các HTX thành viên và tăng giá trị thu mua nông sản. NAFC đã tổ chức nhiều nhà máy chế biến gạo, kim chi (rau muốn có gia vị), chè, đậu tương, tinh bột, tinh dầu. Với công nghệ hiện đại, sản phẩm có phong cách riêng nên thị trường của NAFC đã mở rộng ra nhiều quốc gia, phục vụ món ăn kim chi, đồ uống, gạo, rau, hoa quả, sâm… cho các hãng hàng không quốc tế như hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc, hàng không châu Á…
+ Kinh nghiệm tiếp thị hàng nông sản của HTXNN Hàn Quốc
Để chuẩn bị đối phó với sự xâm nhập thị trường Hàn Quốc của các đối thủ cạnh tranh ngoại quốc và để củng cố hoạt động tiêu thụ sản phẩm (TTSP) của HTX, NAFC đã tập trung phát triển mạnh hoạt động TTSP. Mở rộng thị trường nông sản là một nhiệm vụ chính của các HTXNN Hàn Quốc.
Trong NAFC có Trung tâm bán buôn và phân phối nông sản chụi trách nhiệm nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản và bảo vệ thị trường. Với mục tiêu đưa sản phẩm của HTX đến người tiêu dùng, các kênh tiếp thị được
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 26
tổ chức tại các trung tâm tiêu dùng quan trọng. Hệ thống này bao gồm các tổ hợp thương mại, kho tàng hiện đại, cửa hàng bán buôn, bán lẻ, chợ nông dân.
NAFC đã tổ chức hệ thống tiêu thụ gồm 99 trung tâm bán buôn nông sản và 12 “câu lạc bộ Hanaro” (cửa hàng giảm giá lưu kho cho các thành viên), và 2.206 “Hanaro Mart” (siêu thị cho những người không phải là xã viên) và các tổ hợp tiếp thị nông sản. Mô hình này đã giảm chi phí tiếp thị đơn lẻ, các thành viên, mặt khác các thành viên bán sản phẩm ổn định với mức giá có lợi.
Năm 1997, NAFC đổi mới phương thức bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng bằng cách xây dựng 8 tổ hợp phân phối hàng ở Xơ-Un và các thành phố lớn trên toàn quốc với vốn đầu tư lên tới 302 tỷ won, nhiều tổ hợp hoạt động có hiệu quả. Các tổ hợp này liên kết với các nhà phân phối khác cùng với công nghệ phân loại, sơ chế, bảo quản, đóng gói…
Diện tích lãnh thổ Hàn Quốc nhỏ, NAFC đã tổ chức hữu hiệu cơ chế
‘mua tận gốc, bán tận siêu thị”, đầu tư các xe chuyên dùng cùng với các trung tâm thu mua lớn. NAFC quản lý một mạng lưới dịch vụ vận chuyển nông sản từ cửa nông trại đến người tiêu dùng với 1.500 ô tô chuyên dụng, 1.108 trung tâm tập trung hàng, hỗ trợ cho 20,5 nghìn nhóm vận chuyển hàng hoá của các HTXNN. Cơ chế tái phân phối lợi nhuận cho quỹ hỗ trợ vận tải hàng hoá của HTX đã làm tăng giá trị nông sản hàng hoá của HTX, tăng tỷ trọng hàng hoá của HTX chiếm đến 70% doanh số bán hàng nông sản của NAFC. NAFC chú trọng các nhu cầu cá biệt của khách hàng là người nước ngoài, nhu cầu trong các ngày lễ, nhu cầu của chính nông dân mỗi vùng, mở rộng ra các kênh tiêu thụ hướng dẫn sản xuất, phân loại sản phẩm.
Doanh số nông sản của hệ thống HTXNN Hàn Quốc năm 2008 đạt tới 19,3 tỷ USD, trong đó 70% từ HTX cơ sở. Hiện nay, Liên đoàn quản lý một hệ thống doanh nghiệp kinh doanh nông sản lớn nhất và cạnh tranh mạnh nhất, nắm giữ 40% thị phần buôn bán nông sản trên thị trường Hàn Quốc [13].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 27
* Bài học rút ra từ hoạt động tiêu thụ nông sản của một số nước trên thế giới
Đối với các nước tiên tiến, sản xuất nông nghiệp mang tính chất hàng hoá đều có hoạt động tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, nghĩa là hộ nông dân hoặc đại diện cho hộ nông dân (HTX) đứng ra ký hợp đồng với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản.
Chính phủ các nước cũng rất quan tâm đến vấn đề làm thế nào để người sản xuất nông nghiệp yên tâm sản xuất, người chế biến yên tâm về nguồn đầu vào cho sản xuất, người tiêu dùng thì hài lòng về các sản phẩm sau chế biến có mặt trên thị trường… vì thế họ ban hành những chính sách vĩ mô giúp cho hoạt động tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng thực sự có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Các đối tượng thu mua đầu ra tồn tại dưới nhiều loại hình như loại hình HTX ở Hàn Quốc hay loại hình các cơ sở, các doanh nghiệp tham gia vào thu mua các sản phẩm đầu ra cho nông dân nhằm tạo nguồn đầu ra ổn định cho người sản xuất và nguồn đầu vào ổn định cho các doanh nghiệp chế biến, mặt khác hình thành các hợp đồng kinh tế để ký kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ với mục đích có lợi cho các bên và đem lại hiệu quả về kinh tế và xã hội chung cho đất nước.
2.2.2 Tình hình tiêu thụ nông sản của Việt Nam