Tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiêu thụ một số nông sản theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 64)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3 Tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh

Từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến nay (năm 2010) tổng sản phẩm trong tỉnh liên tục tăng với tốc độ cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm giai đoạn 1997 - 2010 tăng 14%. Nhờ vậy, đến năm 2010 tổng sản phẩm trong nước đã gấp 6,26 lần năm 1996, không những đạt và luôn vượt mục tiêu của các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 4,2%, khu vực công nghiệp xây dựng tăng 20,8%, khu vực dịch vụ tăng 14,7% và là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vục Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Kinh tế tăng trưởng cao làm cho mức đúng gúp vào tỷ trọng GDP của cả nước tăng lờn rừ rệt.

Năm 1996, tỷ trọng GDP của tỉnh chỉ chiếm 0,74% tổng GDP của cả nước, thì đến năm 2010 tỷ trong đó là 1,82%. Sau 14 năm tỷ trọng GDP của tỉnh chiếm trong tổng GDP của cả nước tăng thêm là 1,07%. Mức thu nhập GDP bình quân đầu người một năm từ chỗ chỉ bằng 55% của cả nước năm 1996, đến năm 2010 đã đạt 152,5% mức bình quân của cả nước. Đó là một trong những thành tựu lớn nhất trong phát triển kinh tế của tỉnh sau 14 năm tái lập tỉnh. Đáng chú ý là tất cả các khu vực kinh tế và các ngành kinh tế then chốt, trước hết là công nghiệp, các ngành dịch vu và nông nghiệp đều đạt được tốc độ tăng trưởng cao.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 50 Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh (GDP) bình quân thời kỳ 1997-2010

Đơn vị tính: % Chia ra

Chỉ tiêu

Toàn bộ

nền kinh tế

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công

nghiệp và Xây dựng

Dịch vụ

Tốc độ tăng bình quân mỗi

năm trong 14 năm 14,00 4,17 20,84 14,71

- Trong 4 năm 1997-2000 12,59 7,08 23,99 9,71 - Trong 5 năm 2001-2005 13,88 5,17 20,06 15,26 - Trong 5 năm 2005-2010 15,26 0,93 19,15 18,30

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh Một trong những thành tựu kinh tế to lớn nhất trong 14 năm qua là phát triển ngành sản xuất công nghiệp. Sản xuất công nghiệp có bước phát triển vượt bậc và có tốc độ tăng trưởng cao. Với sự phát triển nhanh, của ngành công nghiệp đã thực sự là đầu tầu tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn vừa qua. Năm 1996 trước khi tái lập tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 480 tỷ đồng (giá CĐ 1994) đến năm 2010 giá trị sản xuất đạt 36.538 tỷ đồng, gấp 76,12 lần so với trước khi tái lập tỉnh. Đây thực sự là mức tăng trưởng ngoạn mục của sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp giai đoạn 1997 - 2010 đạt 36,27%, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 17%; khu vực ngoài quốc doanh tăng 32,79%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 136,13%.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 51 Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh

bình quân thời kỳ 1997 - 2010

ĐVT: % Chia ra

Chỉ tiêu Tổng số

Khu vực doanh nghiệp

Nhà nước

Khu vực ngoài quốc

doanh

Khu vực đầu tư nước ngoài

Tốc độ tăng bình quân

mỗi năm trong 14 năm 36,27 17,00 32,79 136,13 - Trong 4 năm 1997-2000 44,40 14,87 39,91 776,45 - Trong 5 năm 2001-2005 26,34 18,09 37,89 13,63 - Trong 5 năm 2006-2010 40,30 17,64 22,65 171,85

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh

Những sản phẩm công nghiệp quan trọng phục vụ sản xuất, tiêu dùng của dân cư và phục vụ cho xuất khẩu nhìn chung đều tăng cả về số lượng cũng như về chất lượng. Năm 2010 sản lượng thuốc lá đạt trên 69 triệu bao, tăng 33,55 triệu bao năm 1996; sản xuất giấy đạt 279 nghìn tấn, tăng 271 nghìn tấn; sản phẩm gạch xây đạt 1.870,4 triệu viên, tăng 1.666,37 triệu viên;

sắt thép đạt 2.556 nghìn tấn, tăng 2.547,27 nghìn tấn. Bên cạnh đó xuất hiện một loạt ngành sản xuất ra sản phẩm mới mang tính chủ lực của tỉnh và của chung cả nước như điện thoại di động 37.904 nghìn chiếc, máy in 14.550 nghìn cái, thức ăn gia súc 482,9 nghìn tấn.

Sản xuất nông nghiệp trong 14 năm vừa qua có bước phát triển khá, ổn định và tương đối bền vững. Sản lượng lương thực quy thóc năm 2010 đạt 453,6 nghìn tấn, tăng 112,7 nghìn tấn so với năm 1997. Do sản lượng lương thực tăng khá nên lương thực quy thóc bình quân đầu người năm 2010 đạt 435 kg. Sản lượng lương thực bình quân đầu người tương đối cao và lưu thông lương thực dễ dàng, thuận tiện đã tạo điều kiện cho từng vùng, từng địa phương lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 52

của mình theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao lượng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác. Chăn nuôi gia súc và gia cầm cũng phát triển với tốc độ nhanh. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi năm 2010 tăng 3,19 lần so với năm 1996, bình quân mỗi năm tăng 8,6%. Đến năm 2010 đàn lợn 389,4 nghìn con, tăng 97,7 nghìn con so với năm 1997; đàn gia cầm trên 4 triệu con, tăng 3 triệu con so với năm 1997; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 90,7 nghìn tấn, gấp 3,63 lần so với năm 1997.

Do kinh tế phát triển và việc quản lý chỉ đạo và điều hành sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng như của các cấp, các ngành và ngày càng phù hợp với quy luật, nên siêu lạm phát bị đẩy lùi. Giá cả đã được kiểm soát, những cơn sốt về giá hàng hoá, giá vàng và giá ngoại tệ về cơ bản đã được loại trừ.

Kết quả chống lạm phát vững chắc và đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng đã được thử thách và khẳng định trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực diễn ra năm 1997 - 1998 và cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009. Cuộc khủng hoảng này tuy có làm cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng chậm lại, nhưng không bị đảo lộn như các nền kinh tế khác. Hơn nữa tỉnh Bắc Ninh tranh thủ được thuận lợi, khắc phục khó khăn, không những vượt qua được khủng hoảng mà còn tận dụng cơ hội này để tăng tốc và phát triển.

3.1.3.2 Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa

Một trong những nội dung quan trọng của đường lối đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là đổi mới cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong những năm vừa qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra với

xu hướng nhanh, mạnh và đúng hướng ở trên tất cả các lĩnh vực, cơ cấu kinh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 53

tế ngành, theo 3 khu vực kinh tế và theo thành phần kinh tế. Xét theo ba khu vực: Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản, Công nghiệp và Xây dựng, Dịch vụ, thì tỷ trọng giá trị tăng thêm của mỗi khu vực theo giá hiện hành chiếm trong tổng sản phẩm trong nước đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng của tất cả các khu vực và các ngành kinh tế. Năm 1997, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 46,3%, công nghiệp xây dựng chiếm 23%, dịch vụ chiếm 30,7%, thì đến năm 2010 tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp chỉ còn 10,45%, công nghiệp xây dựng là 66,11%, dịch vụ là 23,44%. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bảng 3.5: Cơ cấu GDP của tỉnh phân theo khu vực kinh tế thời kỳ 1996-2010 ĐVT: % Chia ra

Năm Tổng số

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và Xây dựng

Dịch vụ

1996 100,0 48,1 22,3 29,6

1997 100,0 45,1 23,8 31,2

2000 100,0 38,0 35,6 26,4

2005 100,0 26,3 49,9 27,8

2010 100,0 10,5 66,1 23,4

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh

Cơ cấu vùng kinh tế cũng bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Chúng ta chủ trương kiến tạo một nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chủ trưởng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 54

nghiệp. Do vậy, với sự phát triển của các khu cụm công nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là sự phát triển của các khu công nghiệp tập trung đã mang lại cho Bắc Ninh diệm mạo mới phát triển kinh tế công nghiệp so với các tỉnh trong vùng và cả nước. Bắc Ninh đã trở thành 1 trong 10 tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất của cả nước. Có được thành quả trên, nhân tố quan trong không kể đến sự phát triển của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu kinh tế của khu vực này tăng liên tục với tốc độ khá cao.

Bảng 3.6: Cơ cấu GDP của tỉnh phân theo thành phần kinh tế thời kỳ 1997 - 2010 ĐVT: %

Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2010

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0

Khu vực kinh tế Nhà nước 25,80 22,95 16,87 15,86 Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 74,20 70,94 77,23 56,14 Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - 6,11 5,90 28,00 Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 3.1.3.3 Hoạt động kinh tế đối ngoại

Nước ta thực hiện đường lối mở cửa và hội nhập quốc tế đúng vào thời kỳ mà thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Công cuộc đổi mới nói chung và đổi mới kinh tế nói riêng của nước ta lại thu được những thành tựu quan trọng làm cho vị thế nước ta trờn trường quốc tế được nõng lờn rừ rệt.

Tất cả những điều đó đã tạo môi trường thuận lợi để chúng ta thực hiện phương châm “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Trong bối cảnh đó quan hệ kinh tế hội ngoại của tỉnh từng bước được mở rộng và tăng cường. Nếu như năm 1996, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 3 dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động, với số vốn chỉ mức kiêm tốn đạt trên 23,3 triệu USD, đến hết năm 2010 trên địa bàn tỉnh có đến 235 dự án với tổng nguồn vốn đạt trên 2.715,3 triệu USD.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 55 Bảng 3.7: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội

chủ yếu của tỉnh thời kỳ 1997-2010

TT Chỉ tiêu ĐVT 1997 2010

So sánh 2010/

1997

TĐPT BQ (1997-

2010)

1 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP)

-Theo giá hiện hành tỷ đồng 1.882,3 35.963,4 1910,6 123,5 -Theo giá so sánh 1994 tỷ đồng 1.548,3 9.697,3 626,3 114,0

2 Cơ cấu GDP (Giá hiện hành) % 100,0 100,0 - -

- Khu vực nông nghiệp % 48,1 10,5 - -

- Khu vực công nghiệp % 22,3 66,1 - -

- Khu vực dịch vụ % 29,6 23,4 - -

3 Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỷ đồng 167,4 5718 3415,8 131,2 4 Giá trị sản xuất nông, lâm thủy

sản (giá CĐ1994) tỷ đồng 1.258,7 2.494,6 198,2 105,0

5 Sản lượng thị hơi xuất chuồng tấn 25.008 90.700 362,7 109,6 6 Giá trị sản xuất công nghiệp (giá

CĐ 1994) tỷ đồng 480,2 36.538 7.608,9 136,3

7 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và

dịch vụ xã hội tỷ đồng 875,3 17.267 1.972,7 123,7

8 Tổng kim ngạch xuất khẩu tr USD 12,6 2.397,4 19.027 145,5 9 Tổng kim ngạch nhập khẩu tr USD 7,8 2.377,2 30.476,9. 150,5

Một số chỉ tiêu bình quân đầu người

10 GDP bình quân đầu người

- Giá hiện hành 1000 đ 2.045 34.758 1.699,7 122,4

- Giá so sánh 1000 đ 1.682 9.372 557,2 113.1

11 Sản lượng lương thực có hạt kg/người 336 435 129,4 101,9 12 Sản lượng thịt hơi xuất chuồng kg/người 27,2 87,7 322,6 108,7

Nguồn: Niên giám Thống kê Bắc Ninh

Hoạt động ngoại thương đạt được kết quả hết sức to lớn; tổng mức lưu chuyển ngoại thương năm 2010 đã đạt 4.774,6 triệu USD, trong đó xuất khẩu

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 56

đạt 2.397,4 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2.377,2 tỷ USD. Tăng bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1997 - 2010 tổng mức lưu chuyển ngoại thương tăng 47,61%, trong đó xuất khẩu tăng 45,46%/năm; nhập khẩu tăng 50,38%/năm. Xuất khẩu bình quân đầu người năm 2010 đạt 2.317 USD, đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh có thế mạnh về xuất nhập khẩu.

Tóm lại: Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thành và vượt hầu hết các mục tiêu chủ yếu do các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Kinh tế có bước phát triển nhanh và tương đối bền vững. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế Nhà nước tiếp tục được đổi mới, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn nước ngoài được phát triển cả về quy mô và chất lượng, nó thực sự trở thành đầu tầu tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Kinh tế đối ngoại có bước tiến nhanh, mạnh và vững chắc. Đời sống vật chất, tính thần của nhân dân được cải thiện. GDP bình quân đầu người đã đạt trên mức bình quân của cả nước. Đó thực sự là kết quả to lớn của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đạt được trong giai đoạn 1997 - 2010.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiêu thụ một số nông sản theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)