Các mô hình ký kết tiêu thụ nông sản theo hợp đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiêu thụ một số nông sản theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 81)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Tình hình tiêu thụ nông sản theo hợp đồng tại tỉnh Bắc Ninh

4.2.1 Các mô hình ký kết tiêu thụ nông sản theo hợp đồng

Từ năm 2002 đến nay tỉnh Bắc Ninh luôn có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó quy định "Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho toàn bộ vốn tiền vay ứng trước theo hợp đồng. Trong trường hợp giá nông sản, thực phẩm trên thị trường tại thời điểm mua thấp hơn so với giá ký hợp đồng, được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% phần chênh lệch giữa giá ký hợp đồng với giá thị trường tại thời điểm mua".

Tiêu thụ nông sản theo hợp đồng đem lại hiệu quả kinh tế cho cả người sản xuất cũng như các doanh nghiệp thu mua chế biến, tiêu thụ sản phẩm, người sản xuất không lo sản phẩm mình sản xuất ra có bán được không, doanh nghiệp chế biến nông sản thì ổn định được đầu vào. Kết quả điều tra trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy doanh nghiệp thu mua được sản phẩm theo hợp đồng bằng các mô hình sau:

- Mô hình tập trung có đầu tư:

Với mô hình trên doanh nghiệp hợp đồng, ứng trước tiền, vật tư và thu mua sản phẩm trực tiếp của hộ nông dân. Như vậy, doanh nghiệp sẽ chủ động

Hộ nông dân Doanh nghiệp

Bán sản phẩm

Ứng trước tiền, vật tư

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 67 được đầu vào ổn định về sản lượng và chất lượng; đối với hộ nông dân giảm tải về áp lực vốn cho sản xuất, chắc chắn sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ.

- Mô hình tập trung không đầu tư:

Mô hình này thì doanh nghiệp không phải đầu tư vốn ban đầu mà vẫn có thể mua được sản phẩm theo đúng kế hoạch, tuy nhiên sản lượng và chất lượng đầu vào không ổn định; đối với hộ nông dân không được ứng trước vốn, vật tư, kỹ thuật, nhưng lại chủ động được trong khâu sản xuất.

Đối với hai mô hình trên doanh nghiệp vẫn có tính rủi ro vì nhiều hộ nông dân vẫn bán sản phẩm sản của mình ra bên ngoài khi thị trường khan hiếm sản phẩm do vậy nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng thu mua nông sản qua HTX tại địa phương. Hiện nay, HTX vẫn là đơn vị chỉ đạo sản xuất trực tiếp tới hộ nụng dõn và là người hiểu rừ người nụng dõn sản xuất cỏi gỡ? sản xuất ra sao? đồng thời cũng có tư cách pháp nhân đại diện cho các hộ nông dân để đứng ra ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản.

- Mô hình trung gian có đầu tư:

Đối với mô hình này doanh nghiệp ký trực tiếp với HTX và thông qua HTX doanh nghiệp ứng trước tiền, vật tư và thu mua lại sản phẩm khi nông dân sản xuất ra. Doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng với HTX, cử cán bộ của doanh nghiệp xuống HTX chỉ đạo kỹ thuật và thu mua sản phẩm tập trung tại HTX, với HTX thì doanh nghiệp chi tiền công chỉ đạo, tổ chức sản xuất và thu mua sản phẩm. Như vậy, mô hình này thì cả người sản xuất và doanh

Hộ nông dân Doanh nghiệp

Bán sản phẩm

Hộ nông

dân Hợp tác xã

Ứng trước tiền, vật tư

Sản phẩm

Hoa hồng Sản phẩm

Doanh nghiệp

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 68 nghiệp ổn định được sản lượng, chất lượng sản phẩm, tính rủi ro thấp hơn do có sự ràng buộc chặt chẽ giữa hộ xã viên với HTX và doanh nghiệp.

- Mô hình trung gian không đầu tư:

Khi ký hợp đồng theo mô hình này thì HTX vẫn giữ vai trò tổ chức chỉ đạo sản xuất, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhưng số lượng, chất lượng sản phẩm thì không đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu đối với doanh nghiệp, còn với doanh nghiệp thì không chủ động được nguồn hàng, nhưng lại không phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu.

Sản xuất nông sản hàng hoá và được ký kết tiêu thụ theo hợp đồng đòi hỏi hộ nông dân cần có trình độ để tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và hiểu biết trong quá trình ký kết hợp đồng.

Qua số liệu bảng 4.5 cho thấy số lượng các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản ở cả bốn mô hình qua ba năm đều tăng, chứng tỏ tại địa bàn Bắc Ninh đang có sự thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản hành hóa. Điều này cũng cho thấy sản xuất nông nghiệp Bắc Ninh đang có xu hướng đi theo sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn, giá trị hàng hóa cao.

Số hộ tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa của các mô hình: mô hình tập trung có đầu tư, mô hình trung gian có và không đầu tư qua 3 năm 2008 - 2010 đều tăng. Riêng mô hình tập trung không đầu tư thì số hộ tham gia ký kết hợp đồng giảm qua các năm. Do mô hình này rủi ro cao tình hình vi phạm hợp đồng dễ xảy ra ở từ cả hai phía doanh nghiệp và nông dân bởi ảnh hưởng của biến động giá cả thị trường.

Hộ nông dân

Hợp tác xã Sản phẩm

Sản phẩm

Hoa hồng

Doanh nghiệp

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 69 Bảng 4.5: Số doanh nghiệp, trang trại, hộ nông dân tham gia TTNS theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

(giai đoạn 2008 - 2010)

Số doanh nghiệp Số hộ, trang trại So sánh (%)

Số doanh nghiệp Số hộ, trang trại

TT Mô hình

2008 2009 2010 2008 2009 2010

09/08 10/09 BQ 09/08 10/09 BQ 1 Mô hình tập trung có đầu

tư 4 5 7 200 235 254 125,0 140,0 132,3 117,5 108,1 112,7

2 Mô hình tập trung không

đầu tư 5 6 6 195 190 176 120,0 100,0 109,5 97,4 92,6 94,9

3 Mô hình trung gian có đầu

tư 15 17 18 3.122 4.438 4.723 113,3 105,9 109,5 142,2 106,4 123,0

4 Mô hình trung gian không

đầu tư 12 14 16 2.660 3.370 3.640 116,7 114,3 115,5 126,7 108,0 116,9

Tổng 36 42 47 6.177 8.233 8.793

116,7 111,9 114,3 133,3 106,8 119,3

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Bắc Ninh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 70 Sản lượng nông sản hàng hóa được tiêu thụ qua 3 năm (2008 - 2010) đối với từng mô hình có sự khác biệt: mô hình tập trung có đầu tư và mô hình trung gian có đầu tư thì sản lượng tiêu thụ tăng dần qua 3 năm, mô hình tập trung không đầu tư lại có sản lượng giảm dần qua 3 năm còn đối với mô hình trung gian không đầu tư thì sản lượng biến động ít. Nguyên nhân của việc giảm sản lượng đối với mô hình tập trung không đầu tư là do người dân không mặn mà với loại hình này vì khả năng vi phạm hợp đồng cao bởi tác động của giá cả thị trường trong khoảng thời gian thực hiện hợp đồng.

Về giỏ trị thực hiện hợp đồng tiờu thụ nụng sản qua ba năm theo dừi cho thấy: Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa tiêu thụ theo hợp đồng năm sau cao hơn năm trước do số hộ, trang trại, doanh nghiệp tham gia ký kết và giá cả đều tăng. Trong đó giá trị sản phẩm hàng hóa tiêu thụ theo hợp đồng của mô hình trung gian có đầu tư đạt lớn nhất, mô hình tập trung không đầu tư đạt giá trị thấp nhất.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 71 Bảng 4.6: Sản lượng và giá trị nông sản hàng hóa được tiêu thụ theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

(giai đoạn 2008 – 2010)

Sản lượng (tấn) Giá trị (tr.đ) So sánh (%)

Sản lượng Giá trị

TT Mô hình

2008 2009 2010 2008 2009 2010

09/08 10/09 BQ 09/08 10/09 BQ 1

Mô hình tập trung có đầu

tư 600 663 670 5.160 6.285 8.200 110,5 101,1 105,7 121,8 130,5 126,0

2 Mô hình tập trung không

đầu tư 578 564 543 5.900 6.270 6.546 97,6 96,3 96,9 106,3 104,4 105,3

3 Mô hình trung gian có đầu

tư 6.656 8.343 8.418 47.600 81.615 92.516 125,3 100,9 112,4 171,5 113,4 139,4

4 Mô hình trung gian không

đầu tư 5.681 5.130 5.669 44.850 50.770 68.978 90,3 110,5 99,9 113,2 135,9 124,0

Tổng 13.515 14.700 15.300 103.510 144.940 176.240 108,8 104,1 106,4 140,0 121,6 130,5

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Bắc Ninh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 72 Để hiểu minh chứng rừ hơn về hỡnh thức ký hợp đồng tiờu thụ nụng sản chúng tôi phân tích tỷ lệ số hộ, từng loại nông sản được tiêu thụ theo các mô hình. Kết quả thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.7: Tình hình ký hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp với người sản xuất

ĐVT: hộ Hộ được ứng trước

vốn, vật tư

Hộ không được ứng trước vốn, vật tư TT Nông sản

Tổng số hộ điều tra

Trực tiếp Qua HTX Trực tiếp

Qua HTX

1 Lúa giống 50 0 50 0 0

2 Khoai tây 30 0 10 0 20

3 Dưa chuột XK 30 9 15 3 3

4 Đậu tương 30 0 8 0 22

5 Lợn siêu nạc 20 5 0 15 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010

Như vậy, đối với lúa giống là một loại sản phẩm đòi hỏi cao về thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và cần được tổ chức thực hiện chặt chẽ nên đa phần được thực hiện ký kết hợp đồng qua HTX, 100% hộ nông dân khi ký hợp đồng được doanh nghiệp ứng trước giống gốc, vật tư thông qua HTX.

Khoai tây và đậu tương là hai loại cây trồng dễ canh tác, sản xuất đại trà nên mô hình thực hiện là ký hợp đồng chủ yếu qua HTX mà doanh nghiệp không phải ứng trước vốn 20/30 hộ (khoai tây), 22/30 hộ (đậu tương).

Dưa chuột xuất khẩu thì thường được ký hợp đồng theo mô hình tập trung có đầu tư và mô hình trung gian có đầu tư do sản phẩm sản xuất ra chủ yếu cung cấp cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………. 73 Mô hình tập trung không đầu tư là mô hình diễn ra chủ yếu đối với sản phẩm lợn siêu nạc (15/20 hộ) vì sản phẩm này sản xuất đòi hỏi đầu tư cao và có quy mô lớn.

4.2.2 Đặc điểm các bên tham gia ký hợp đồng tiêu thụ nông sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiêu thụ một số nông sản theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)