Nhóm chiến lược bao gồm các đối thủ cạnh tranh có các điều kiện và cách tiếp cận cạnh tranh tương tự nhau trong thị trường. Các công ty trong một ngành tạo ra sự khác biệt với các công ty khác theo những yếu tố như công nghệ, chất lượng, chính sách định giá, chính sách bảo vệ môi trường, uy tín và đạo đức doanh nghiệp…
Các đặt tính cạnh tranh trong ngành.
Đối với ngành khai thác khoáng sản thì chi phí R&D và phạm vi hoạt động là 2 đặc tính cạnh tranh quan trọng của ngành.
• Chi phí R&D thể hiện mức đầu tư của các doanh nghiệp và việc nghiên cứu phát triển công nghi, khác với các ngành khác là chi phí R&D là để nghiên cứu và phát triển sản phẩm, công nghệ sản xuất thì ngành khai thác mỏ đầu tư R&D để nghiên cứu các công nghệ thăm dò, khai thác, chế biến vàng và mộ phần phát triển các công nghệ xử lý chât thải bảo vệ môi trường.
Phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp thể hiện quy mô của doanh nghiệp đó, chiến lược của các doanh nghiệp cũng thể hiện thông qua quá trình phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp đó. Đặt tính này phân biệt các công ty có phạm vi hoạt động rộng trên toàn cầu và các công ty nhỏ có phạm vi hoạt động trong một quốc gia.
Nhóm 1: Đây là nhóm các công ty có phạm vi hoạt động rộng trên toàn cầu và mục tiêu của họ là các khu vực khai thác có quy mô và trữ lượng lớn, các công ty trong nhóm này cạnh tranh gay gắt với nhau, họ đầu tư khá nhiều cho hoạt động thăm dò và R&D , trong nhóm này gồm các công ty như Newmont, Anglogold Ashanti, Kinross, Gold Fields, …Barrick gold cũng nằm trong nhóm này nên có sự cạnh tranh khá lớn của các đối thủ, chịu sự cạnh tranh trên toàn cầu.
Đối với Barrick và các công ty trong nhóm này thì chiến lược chính của các công ty là liên tục đẩy mạnh khai thác tại các mỏ mà họ đang sở hữu, đầu tư R&D để phát triển các công nghệ thăm dò và khai thác hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả khai thác mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, xây dựng các mối quan hệ với chính phủ và các tổ chức cộng đồng tại các khu vực, các quốc gia mà họ có hoạt động khai thác để gia tăng sự tín nhiệm giúp dễ dàng hơn trong việc xin cấp giấy phép thăm dò và khai thác.
Nhóm 2 Chi phí R&D Thấp Hẹp Phạm vi hoạt động Rộng Cao Nhóm 1 Barrick Gold Gold Fields Newmont Anglo Gold Ashanti Kinross Centera Gold Osisko Canacr Minera Andes
Nhóm 2: Gồm các công ty như Osisko, Centera Gold, Canacr, Minera Andes …là nhóm các công ty có quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp chỉ trong phạm vi quốc gia Canada, các công ty này chủ yếu khai thác các mỏ quy mô nhỏ vì năng lực của các công ty này rất yếu. Phạm vi hoạt động nhỏ cũng là một rào cản khiến cho các công ty trong nhóm này không cạnh tranh với các công ty toàn cầu. Đối với các công ty này thì cạnh tranh lẫn nhau là ít tuy nhiên chiến lược cạnh tranh chủ yếu trong nhóm này là sáp nhập và mua lại nên các công ty phải tạo cho mình một sự phát triển và tăng trưởng ổn định để có được một ưu thế cạnh tranh nhất định và tránh bị các doanh nghiệp khác trong ngành thôn tính.
4. Chu kỳ ngành
• Quy mô của ngành khai thác mỏ ở Canada.
Trong hai thập niên qua, tăng trưởng trong sản lượng rất mạnh mẽ. Năm 2000 , Canada là nhà sản xuất lớn thứ tư vàng trên thế giới với khoảng 5,8% sản lượng thế giới. Giá trị sản xuất khoáng sản của Canada tăng đều trong giai đoạn 1999-2007 nhưng lại có 1 sự suy giảm rõ rệt vào năm 2008 và tiếp tục giảm vào năm 2009. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp khai thác mỏ (khoáng sản kim loại , khoáng sản không kim loại và than đá) giảm từ $ 48,6 tỷ USD năm 2007 (mức cao kỷ lục) xuống 32,2 tỷ $ trong năm 2009, mức giảm đầu tiên kể từ năm 2001. Giá trị sản xuất kim loại, phi kim , và than đều giảm.
Trong gia đoạn 2008-2010, tình hình kinh tế trên thế giới có nhiều biến động đã làm cho giá các kim loại tăng giảm thất thường khiến cho ngành khai thác kim loại găp nhiều khó khăn, không những thế các tập đoàn khai thác kim loại ở Canada đang gặp phải một thách thức đó là vấn đề khai thác ngày càng khó khăn, trữ lượng các mỏ ngày càng cạn kiệt. Số mỏ được phát hiện ngày càng ít trong khi chi phí thăm dò lên kỷ lục. Một số mỏ của Canada đã đóng cửa như là kết quả của giá vàng thấp và cạn kiệt trữ lượng quặng.
• Nhận diện giai đoạn hiện tại của ngành.
Hiện tại ngành khai thác mỏ đang ở trong giai đoạn tái tổ chức với các đặc điểm: • Tăng trưởng chậm lại
• Nhu cầu tiến dần tới mức bão hòa
• Ganh đua mãnh liệt của các công ty lớn trong ngành như Barrick Gold, Anglogold ashanti, Gold Fields Limited... Nguyên nhân chính là do số mỏ vàng được phát hiện ngày càng ít trong khi chi phí thăm dò tăng lên kỷ lục, ngày càng khó phát hiện những vỉa quặng vàng trữ lượng lớn và để đưa những vỉa quặng này vào khai thác cũng mất ít nhất gấp đôi thời gian so với một thập kỷ trước.
• Số lượng đối thủ thâm nhập ngành thấp
• Nguồn khoáng sản ngày càng khan hiếm và việc tìm kiếm ra các mỏ mới cho hoạt động khai thác ngày càng ít. Trữ lượng các loại khoáng sản còn lại chưa được khai thác là tương đối ít.
Điều này thể hiện qua phản ứng của các công ty trong ngành tại thời điểm này:
• Sáp nhập, mua lại: ba vị trí hàng đầu trong các giao dịch mua bán lớn nhất Canada năm 2006 đó là việc mua lại Vale Inco, một nhà sản xuất niken lớn của Canada, trong một thỏa thuận trị giá hơn 20 tỷ USD. Một giao dịch có giá trị lớn không kém đó là Xstrata có được Falconbridge, một công ty khai thác khoáng sản đa dạng toàn cầu có trụ sở tại Canada, sau một cuộc chiến đấu thầu với Inco và Phelps Dodge và giai dịch mua lại Goldcorp của Glamis trị giá 8,7 tỷ USD là giao dịch lớn thứ ba.
• Thâm nhập thị trường mới, mở rộng thị trường • Cắt giảm đầu tư
5. Lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngànPhân tích các lực lượng dẫn dắt gồm hai bước :