Quy định trong Bộ luật hình sự Nhật Bản

Một phần của tài liệu Miễn chấp hành hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Đồng Nai) (Trang 41)

Bộ luật hình sự Nhật Bản công bố ngày 24/4/1907 và được ban hành ngày 01/10/1908. “Tuy nhiên, không phải tất cả tội phạm và hình phạt đều quy định trong bộ luật này. Có những tội danh được quy định trong những bộ luật đặc biệt khác” [10, tr.8] đó là “Luật hình sự chuyên nghành điều chỉnh một số loại tội phạm và một số vấn đề khác có liên quan đến Luật hình sự...” [ 5, tr.38]. Chính vì vậy, nguồn của Luật hình sự Nhật Bản còn dẫn chiếu trở lại từ các văn bản luật khác có quy định về tội phạm và hình phạt (Điều 8).

Hệ thống hình phạt theo BLHS Nhật Bản được cấu tạo nên các loại hình phạt: (i) Tử hình; (ii) tù giam; (iii) cấm cố; (iv) phạt tiền; (v) giam giữ và phạt tiền mức nhẹ là các hình phạt chính; còn thu giữ là hình phạt bổ sung (Điều 9).

Theo quy định tại BLHS Nhật Bản, các loại hình phạt được chuyển đổi cho nhau khi người bị kết án không thực hiện hình phạt đã tuyên trong bản án. Tuy nhiên, việc cho phép chuyển đổi không phải với tất cả các loại hình phạt mà chỉ giới hạn đối với hình phạt tiền và tổng hợp hình phạt tiền với phạt tiền hoặc phạt tiền mức nhẹ. Loại hình phạt tiền, BLHS Nhật Bản quy định với hai loại: phạt tiền (Điều 15) hoặc phạt tiền mức nhẹ (Điều 17) nên việc quy đổi sang giam giữ trong tù để lao động cũng khác nhau về thời hạn, đó là các trường hợp sau: (i) Người bị kết án không thể trả được tiền phạt thì sẽ bị giam giữ trong nhà tù để lao động với thời hạn từ một ngày đến hai năm (khoản 1,

35

Điều 18); (ii) nếu người bị phạt tiền không nộp đủ hình phạt tiền ở mức nhẹ thì bị giam trong tù để lao động với thời hạn từ trên một ngày đến dưới ba mươi ngày (khoản 2, Điều 18); tổng hợp các loại hình phạt tiền với phạt tiền hoặc phạt tiền mức nhẹ thì thời gian giam giữ không quá ba năm, nếu tổng hợp ở mức nhẹ thì không quá sáu mươi ngày.

Việc quy định thời gian giam giữ khi không nộp, nộp không đủ hình phạt tiền phải được ghi trong bản án. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang giam giữ trong tù để lao động vẫn không được thực hiện nếu không có sự đồng ý của người đó khi bản án có hiệu lực sau ba mươi ngày đối với bản án hình phạt tiền; mười ngày đối với phạt tiền mức nhẹ (khoản 5, Điều 18).

Thuật ngữ pháp lý thường nhắc đến và được đề cập khi áp dụng biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù còn lại có điều kiện ở các nước trên thế giới dưới các tên gọi như phóng thích (parole) hay trả tự do có điều kiện

(conditional release)... đây là việc trả tự do sớm đối với người đang chấp hành hình phạt tù; sau khi được trả tự do, người đó phải tuân thủ một số điều kiện nhất định do cơ quan có thẩm quyền xác định trong một thời gian tạm gọi là thời gian thử thách [41, tr.59-66].

“Thả ra trước thời hạn” quy định tại Điều 28, BLHS Nhật Bản tương tự như Liên bang Nga, Trung Quốc về căn cứ pháp lý, điều kiện áp dụng, điều kiện thử thách, việc giám sát người được phóng thích hay tha tù trước thời hạn (hay tạm tha), hủy bỏ...Việc quy định về điều kiện “thả ra trước thời hạn” và “hủy bỏ việc thả ra trước thời hạn” trong BLHS Nhật Bản cụ thể:

Một là, đối tượng áp dụng, để thả ra trước thời hạn được áp dụng đối

với người bị phạt tù giam hoặc tù cấm cố.

Hai là, tiêu chí áp dụng, được xem xét thả ra trước thời hạn khi người

36

thời hạn; (ii) hoặc đã quá mười năm đối với tù chung thân, có thể được thả ra trước thời hạn hạn theo sự xử lý của cơ quan hành chính (Điều 28).

Ba là, điều kiện thử thách, quy định điều kiện hủy bỏ thả ra trước thời

hạn được miễn chấp hành hình phạt còn lại theo từng giai đoạn nếu: (i) khi trong thời gian thả ra mà phạm tội mới và bị xử trên mức phạt tiền; (ii) trước khi thả ra, lại phạm tội khác và bị xử với mức án trên mức phạt tiền; (iii) trước khi thả ra, lại bị xử lý trên mức hình phạt tiền của tội khác, mà buộc thi hành hình phạt đối với người đó; (iv) trong thời gian thả ra, đã không tuân thủ những điều cần tuân thủ (Điều 29).

Việc tạm tha cũng được áp dụng đối với người đã bị kết án nhưng “do không thể nộp được tiền phạt hoặc không thể nộp được tiền phạt thấp” thì cũng có thể được tạm tha theo xử lý của cơ quan hành chính (Điều 30).

Có thể thấy, do nguồn của Luật hình sự Nhật Bản còn chứa đựng ở những văn bản, đạo luật khác. Chính vì vậy, miễn chấp hành hình phạt còn lại có điều kiện bằng việc thả ra trước thời hạn chỉ nêu lên căn cứ, điều kiện áp dụng có tính chung nhất, không đề cập đến cơ quan nào quyết định thả ra trước thời hạn hoặc hủy bỏ nó; cơ quan nào giám sát việc trả tự do, phóng thích trước thời hạn.

Một phần của tài liệu Miễn chấp hành hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Đồng Nai) (Trang 41)