Quy định trong Bộ luật hình sự Trung Quốc

Một phần của tài liệu Miễn chấp hành hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Đồng Nai) (Trang 38)

Hệ thống hình phạt quy đi ̣nh trong BLHS Trung Quốc với hai loại hình phạt chính và bổ sung. Các hình phạt chính bao gồm: Quản chế; cải tạo lao động; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình. Các hình phạt bổ sung bao gồm: Phạt tiền; tước các quyền lợi chính trị; tịch thu tài sản. Các hình phạt bổ sung có thể được áp dụng độc lập.

Giảm hình phạt (Điều 78 BLHS): căn cứ áp dụng để giảm hình phạt đối

với người bị kết án loại hình phạt quản chế, cải tạo lao động, tù có thời hạn, tù chung thân. Điều kiện áp dụng nếu trong thời gian chấp hành án tuân thủ đúng quy định của trại giam, chịu sự cải tạo giáo dục, hối cải hoặc lập công, có một trong các biểu hiện lập công sau sẽ được giảm nhẹ hình phạt: Ngăn ngừa người khác phạm tội nặng; tố giác tội phạm nghiêm trọng trong và ngoài

32

nhà tù, qua kiểm tra được chứng thực; có phát minh sáng tạo hoặc cải tiến kỷ thuật lớn; trong đời sống và sản xuất đã xả thân cứu người khác; có biểu hiện xuất sắc khi phòng chống thiên tai hoặc khi giải quyết sự cố lớn; có nhũng cống hiến lớn khác cho xã hội và cho Nhà nước.

Việc giảm hình phạt phải bảo đảm được thời gian chấp hành hình phạt thực tế không được ít hơn một phần hai thời hạn đã tuyên trong bản án đối với người bị phạt quản chế, cải tạo lao động hoặc tù có thời hạn và không dưới mười năm đối với người bị phạt tù chung thân.

Trong thực tế, pháp luật hình sự nước này còn tuyên hình phạt tử hình đối với người bị kết án nhưng được tạm hoãn hai năm nếu thấy chưa cần thiết phải thi hành ngay. Trong thời gian tạm hoãn thi hành án, không phạm tội do có ý thì sau hai năm được thay bằng tù chung thân; nếu có biểu hiện hối cải, lập công sau khi đủ hai năm thì hình phạt tử hình có thể được thay thế bằng tù có thời hạn từ mười lăm năm đến hai mươi năm (Điều 50). Có thể nói, quy định này thực chất là tạm hoãn thi hành án và giảm hình phạt.

Tạm tha (từ Điều 81 đến Điều 86 BLHS): chế định tạm tha theo BLHS

Trung Quốc có những điểm khác biệt hơn so với quy định của Liên bang Nga về miễn chấp hành hình phạt có điều kiện trước thời hạn.

Đối tượng áp dụng: tạm tha đối với những người bị kết án tù có thời hạn. Tiêu chí áp dụng: tạm tha chỉ áp dụng khi người bị kết án thực tế đã

chấp hành: (i) Được một phần hai thời hạn trở lên; (ii) người bị kết án tù chung thân đã thực tế chấp hành được mười năm trở lên, nếu tuân thủ đúng quy định của trại giam, chịu sự cải tạo giáo dục, có biểu hiện hối cải; và (iii) sau khi được tha không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Quy định việc tạm tha trong đạo luật này chặt chẽ, căn cứ vào từng đối tượng cụ thể: người tái phạm hoặc phạm các tội giết người, đặt bom, cướp

33

của, hiếp dâm, bắt cóc... hoặc các tội bạo lực khác nếu bị phạt tù từ mười năm trở lên hoặc tù chung thân thì không được tạm tha.

Điều kiện thử thách: nếu trong thời gian thử thách mà người được tạm

tha: (i) Bị phát hiện những tội khác trước khi tuyên án thì bị hủy bỏ quyết định tạm tha và thực hiện tổng hợp hình phạt theo Điều 70 BLHS; (ii) phạm tội mới thì quyết định tạm tha sẽ bị hủy bỏ và hình phạt được tổng hợp theo quy định tại Điều 71 BLHS. Cả hai trường hợp này, Tòa án quyết định hình phạt của tội đang xét xử với thời gian còn lại chưa chấp hành hình phạt nhưng được tạm tha; (iii) nếu có hành vi vi phạm pháp luật, quy chế hành chính, quy định giám sát liên quan đến việc tạm tha của cơ quan Công an thuộc Quốc vụ viện, tuy chưa cấu thành tội mới, thì quyết định tạm tha vẫn sẽ bị hủy bỏ theo trình tự pháp định và phải chấp hành nốt phần hình phạt chưa chấp hành

Thời gian thử thách: (i) Thời gian thử thách đối vối người bị phạt tù

có thời hạn nhưng được tạm tha là thời gian còn lại chưa chấp hành; (ii) thời gian thử thách đối với ngưòi bị phạt tù chung thân nhưng được tạm tha là mười năm. Thời gian thử thách được tính từ ngày có quyết định tạm tha. Khi hết thời gian thử thách được coi là chấp hành xong hình phạt và được thông báo công khai.

Cơ quan có thẩm quyền áp dụng, giám sát: ở Trung Quốc, Tòa án là cơ

quan có thẩm quyền quyết định cho phép hoặc hủy bỏ biện pháp tạm tha. Người được Tòa tuyên tạm tha trong thời gian thử thách phải chịu sự giám sát của cơ quan Công an và phải tuân thủ pháp luật, quy chế hành chính, chấp nhận sự giám sát; báo cáo hoạt động của bản thân theo quy định của cơ quan giám sát; tuân thủ quy định của cơ quan giám sát về việc tiếp khách; chuyển chỗ ở hoặc rời khỏi thành phố, huyện nơi đang cư trú phải báo cáo và xin phép cơ quan giám sát (Điều 84 BLHS).

34

Như vậy, quy định về miễn chấp hành hình phạt theo BLHS Trung Quốc rất hạn chế, với chế định tạm tha có điều kiện trong luật này chỉ tập trung chủ yếu vào đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn. Đối tượng, tiêu chí áp dụng, điều kiện thử thách của chế định tạm tha tương đối chặt chẽ và cụ thể.

Một phần của tài liệu Miễn chấp hành hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Đồng Nai) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)