“Dựa vào nguyên tắc nhân đạo, cân nhắc quá trình giáo dục và cải tạo của những người đang chấp hành hình phạt tù và khuyến khích việc nhanh chóng tự giáo dục và cải tạo của họ, pháp luật hình sự Việt Nam quy định các loại giảm chấp hành hình phạt cụ thể” [4, tr.468]. Đối chiếu với miễn chấp hành hình phạt thì có những đặc điểm khác nhau:
(i) Theo BLHS Việt Nam hiện hành, chế định giảm mức hình phạt tù đã tuyên quy định hai trường hợp được giảm mức hình phạt đã tuyên với bốn trường hợp (khoản 1, 2, 3 Điều 58; Điều 59 BLHS) và bốn loại.
(ii) Về điều kiện áp dụng, đây là trường hợp mà người bị kết án tù đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tiền, tù có thời hạn và tù chung thân. Được miễn chấp hành hình phạt, áp dụng trong trường hợp nếu người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; không được áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù chung thân.
(iii) Về hậu quả pháp lý của việc áp dụng: để được xét giảm mức hình phạt đã tuyên thì người bị kết án phải đảm bảo việc chấp hành hình phạt theo tỷ lệ thời gian nhất định, tương ứng với mỗi loại hình phạt, căn cứ vào phần quyết định trong bản án nghĩa là, không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ mức án đã tuyên trong bản án. Nhưng với chế định miễn chấp hành hình phạt thì không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hình phạt đó hoặc buộc người bị kết án phải tiếp tục chấp hành hình phạt còn lại.
23
với chế định giảm mức hình phạt đã tuyên thì Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù; còn đối với trường hợp miễn chấp hành hình phạt thì trong trường hợp đặc xá hoặc đại xá thì có quyết định của Chủ tịch nước, các trường hợp khác thì theo đề nghị của Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.