Hoàn thiện chế định miễn chấp hành hình phạt

Một phần của tài liệu Miễn chấp hành hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Đồng Nai) (Trang 81)

Nếu hình phạt được xem là biện pháp cưỡng chế có tính nghiêm khắc nhất của Nhà nước áp dụng đối với người phạm tội, thì miễn chấp hành hình phạt lại mang đến giải pháp nhân đạo, khoan hồng hơn mà tác dụng của nó có ý nghĩa quan trọng nhằm chấm dứt, hủy bỏ hoặc tha miễn toàn bộ việc chấp hành hình phạt đó. Tính trừng trị và sự tha thứ có thể luôn đồng hành cùng nhau trong bất kỳ Nhà nước pháp quyền dân chủ đích thực nào, giá trị đó được thể hiện bằng việc quyền con người được tôn trọng, đề cao và được bảo vệ thì đến lượt nó tính nhân đạo lại trở thành nguyên tắc, luôn được mở rộng không ngừng bằng các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự Việt Nam.

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cho thấy rằng các quy định hiện hành về miễn chấp hành hình phạt đã bộ lộ bất cập cần phải tiếp tục hoàn thiện chế định này:

Một là, các quy phạm mang tính định nghĩa trong BLHS hiện hành vẫn

chưa được xây dựng, cách sắp xếp chế định này trong chương VII với các chế định khác có liên quan đến miễn chấp hành hình phạt chưa thật hợp lý, khoa học, thiếu tính chặt chẽ về mặt quy phạm. Các chế định có liên quan đến miễn chấp hành hình phạt còn được quy định lẫn lộn vào những chế định khác như miễn chấp hành hình phạt tiền còn lại thực chất là miễn chấp hành hình phạt nhưng được quy định tại khoản 2, Điều 58 BLHS với tư cách là một chế định giảm mức hình phạt đã tuyên. Miễn chấp hành hình phạt như những chế định quan trọng khác trong các biện pháp tha miễn: Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt...nên cần xây dựng và ghi nhận thành một chế định độc lập với những căn cứ và điều kiện được miễn chấp hành hình phạt cụ thể.

75

Về tổng thể, có thể khẳng định rằng, miễn chấp hành hình phạt và các chế định khác có liên quan là cơ sở nền tảng chung cho việc áp dụng biện pháp tha miễn trong giai đoạn chấp hành hình phạt. Cùng với việc đưa ra khái niệm miễn chấp hành phạt thì đồng thời các khái niệm về giảm mức hình phạt đã tuyên, hoãn và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt cũng cần ghi nhận.

Hai là, người bị kết án “mắc bệnh hiểm nghèo” được giải thích theo

Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao với những trường hợp cụ thể nhưng chưa được ghi nhận chính thức về mặt lập pháp hình sự. Thực tế cho thấy, ngoài trường hợp người bị kết án “mắc bệnh hiểm nghèo”, còn có những căn bệnh khác tuy không gây nguy hại cho tính mạng nhưng đã tự triệt tiêu tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, không phải từ việc phi tội phạm hóa mang lại, mà xuất phát chính căn bệnh đã làm mất năng lực hành vi của người bị kết án. Đây là dạng bệnh lý làm cho người bị kết án không còn nhận thức được quá trình thực hiện tội phạm, khả năng cải tạo và giáo dục không còn, việc bắt đi chấp hành án chỉ giải quyết được một mặt của tính trừng trị còn sự tha thứ, khoan hồng không mang lại kết quả cao. Theo quy định của BLHS Liên bang Nga, khi một người đang chấp hành hình phạt bị tâm thần thì họ được miễn chấp hành hình phạt, sau khi bắt buộc chữa bệnh. Pháp luật hình sự nước ta không quy định về trường hợp này do đó, nếu một người bị kết án tù có thời hạn khi mắc bệnh tâm thần thì không được miễn chấp hành hình phạt.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số: 07/2012/HSST ngày 13/01/2012, Tòa án nhân dân thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai xử phạt bị cáo Vũ Thanh Mạch hai năm tù về tội: “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Khi có quyết định thi hành án, bị cáo Mạch đang điều trị tại Bệnh viện chuyên khoa tâm thần, gia đình bị cáo Mạch xin hoãn chấp hành hình phạt. Do thời gian điều trị kéo dài, nhưng bệnh tật của Mạch không thuyên

76

giảm. Viện giám định Pháp Y tâm thần trung ương (Phân viện phía Nam) xác định khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bị cáo không đầy đủ do rối loạn phân ly thực tổn / Hội chứng giập não. Kết luận: tâm thần mãn tính.

Ba là, theo quy định tại khoản 1, Điều 57 BLHS “người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì được miễn toàn bộ hình phạt nếu chưa chấp hành”. Như vậy, Điều luật không quy định để miễn chấp hành toàn bộ hình phạt bổ sung trong trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt bổ sung hay hình phạt tiền. Khoản 5, Điều 57 BLHS chỉ quy định được miễn chấp hành hình phạt còn lại cấm cư trú hoặc quản chế khi chấp hành được một nữa thời gian, có tiến bộ cho nên các loại hình phạt bổ sung còn lại không thuộc đối tượng được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân...[ 37, tr.323- 324]. Trong thực tế, người bị kết án loại hình phạt này sau khi chấp hành xong hình phạt tù, đã chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật đối với hình phạt bổ sung với mong muốn hoàn lương sớm hòa nhập cộng đồng nhưng lại không khuyến khích sự cải tạo của người phạm tội bằng cách hạn chế loại hình phạt bổ sung là đi ngược với nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta; chính vì vậy sự cần thiết phải mở rộng hơn nữa việc miễn chấp hành hình phạt bổ sung như đã nêu trên..

Mặt khác, theo hệ thống các hình phạt quy định trong BLHS, thì việc sắp xếp trật tự loại hình phạt theo chiều hướng từ thấp đến cao, trình tự từ nhẹ đến nặng. Nếu xét về tính chất, mức độ tội phạm gây ra thì loại hình phạt cải tạo không giam giữ bao giờ cũng nặng hơn loại hình phạt tiền và nhẹ hơn hình phạt tù giam nhưng quy định tại khoản 2 Điều 58 BLHS, người bị xử phạt tiền lại không được miễn toàn bộ hình phạt nếu chưa chấp hành cho dù

77

có mắc bệnh hiểm nghèo, lập công lớn, không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, mà chỉ có thể được miễn chấp hành phạt tiền còn lại. Do đó, ngoài việc thừa nhận người bị xử phạt tiền là một trường hợp được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt như cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn; thì đồng thời đưa quy định chấp hành hình phạt tiền vào cùng một chế định chung cùng loại miễn chấp hành hình phạt, với những căn cứ, điều kiện quy định tương ứng.

Như vậy, có thể phân chia chế định miễn chấp hành hình phạt tùy theo mức độ thành hai loại: miễn chấp hành toàn bộ hình phạt đã tuyên, miễn chấp hành phần hình phạt còn lại chưa được thi hành [19, tr.24] và như vậy, cần thống nhất về mức độ miễn chấp hành hình phạt để xây dựng nên chế định này hoàn thiện hơn khi phân định các trường hợp cụ thể được miễn, đó là: (i) Người bị kết án chưa chấp hành hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ, hình phạt bổ sung mà mắc bệnh hiểm nghèo, lập công lớn hoặc và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt là trường hợp thứ nhất. (ii) Hoặc khi người bị kết án đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt bổ sung cấm cư trú, quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân...; chấp hành được một phần hình phạt tiền thì được miễn phần hình phạt còn lại, là trường hợp thứ hai của chế định miễn chấp hành hình phạt.

Bốn là, hình phạt cải tạo không giam giữ đi kèm theo nó là khấu trừ thu

nhập đối với người bị kết án, và như vậy khi miễn chấp hành hình phạt loại này thì không đương nhiên miễn khấu trừ khoản tiền trên. Trong thực tế, vẫn còn những trường hợp người bị kết án cải tạo không giam giữ đang trong hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài nhưng chưa được ghi nhận chính thức bằng những quy phạm cụ thể ở chế định miễn chấp hành hình phạt, dẫn đến sự nhận thức khác nhau trong thời gian qua.

78

Tại bản án số 37/2011/HSST ngày 31/5/2011, TAND huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Nga 12 tháng cải tạo không giam giữ và khấu trừ thu một phần thu nhập nhập 5% để sung công quỹ nhà nước. Bị cáo Nga chưa chấp hành bản án thì mắc bệnh hiểm nghèo (suy tim độ 3).

Ngày 18/01/2013 TAND huyện Định Quán mở phiên tòa và xét cho bị cáo Nga được miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ với nhận định: khi bị cáo Nga được miễn chấp hành án phạt thì đương nhiên được khấu trừ khoản tiền thu nhập vì Điều 31 BLHS cho phép Tòa án tùy nghi lựa chọn khi quyết định hình phạt; mặc dù bản án buộc khấu trừ phần thu nhập 5% nhưng tại thời điểm xét miễn án phạt ngoài điều kiện bị cáo Nga mắc bệnh hiểm nghèo ra, hoàn cảnh kinh tế khó khăn đặc biệt do bệnh tật mang lại; mất phần thu nhập cơ bản hành tháng. Từ quyết định trên, xét thấy sự cần thiết phải quy định cụ thể về miễn khấu trừ phần thu nhập tạo thuận lợi cho việc áp dụng thống nhất pháp luật vào thực tiễn.

Năm là, theo tinh thần tại khoản 1, Điều 61 BLHS thì căn cứ duy nhất

chỉ một loại hình phạt được hoãn chấp hành hình phạt đó là loại hình phạt tù với những điều kiện luật định. Nhưng khi so sánh đối chiếu với khoản 3 Điều 57 BLHS thì người bị kết án về tội ít nghiêm trọng, được hoãn chấp hành hình phạt theo Điều 61 BLHS là đối tượng có thể được miễn chấp hành hình phạt. Người bị kết án về “tội ít nghiêm trọng” là tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt của tội ấy không đến ba năm tù. Do đó, loại hình phạt người bị kết án được hoãn và có thể được miễn chấp hành hình phạt theo khoản 3 Điều 57 và Điều 61 BLHS bao hàm các loại hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn không quá ba năm. Tư duy theo hướng này, có thể khẳng định hoãn chấp hành hình phạt nghĩa là trên thực tế người bị kết án chưa chấp hành hình phạt đã tuyên đối

79

với tội ít nghiêm trọng về các loại hình phạt đó. Như vậy, nếu được miễn chấp hành các loại hình phạt về tội ít nghiêm trọng thì các trường hợp này phải được gọi là miễn chấp hành toàn bộ hình phạt như quy định tại khoản 1 Điều 57 BLHS mới chính xác. Việc quy định “miễn chấp hành hình phạt” tại khoản 3 Điều 57 BLHS cho thấy nhà làm luật đã không dứt khoát khi sử dụng cụm từ này để chỉ mức độ được miễn. Khi xem xét về vấn đề này, chúng ta thống nhất về mặt lập pháp hình sự với các trường hợp được hoãn về tội ít nghiêm trọng với loại hình phạt như phân tích, nhưng chỉ áp dụng trong khoản 1 Điều 61 BLHS chứ không bao hàm toàn bộ Điều 61 BLHS; vì khoản 2 của Điều luật quy định tổng hợp hình phạt nhiều bản án nếu phạm tội mới trong thời gian được hoãn. Nếu chấp nhận cho miễn chấp hành hình phạt đang được hoãn trong trường hợp này chắc chắn giải pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm không hiệu quả.

Với suy luận đó, thực tiễn áp dụng pháp luật khẳng định rằng không chỉ đối với hình phạt tù mà ngay cả loại hình phạt tiền - hình phạt chính cũng được hoãn vì những điều kiện tương tự. Nguyên tắc chung, khi bản án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh và triệt để, tuy nhiên do trở ngại khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật ốm đau kéo dài…thu nhập tối thiểu chỉ nuôi sống bản thân, không có khoản thu nhập khác để nộp khoản tiền phạt theo bản án; trở ngại đó chỉ diễn ra có tính tạm thời. Do đó, nếu ghi nhận đây là một trường hợp được hoãn chấp hành hình phạt tiền trong một thời gian nhất định, trong thời gian đó nếu đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 57 BLHS thì có thể được miễn toàn bộ hình phạt cho người bị kết án. Quy định theo hướng như vậy, chắc chắn đảm bảo sự công bằng, cá thể hóa ngay ở giai đoạn chấp hành hình phạt mà hơn thế về kỹ thuật lập pháp đã liệt kê các loại hình phạt cụ thể được hoãn trong từng điều luật; vì người bị kết án có thể bị xử phạt tù có thời hạn hoặc bị kết án không phải hình phạt tù

80

bao gồm: Phạt tiền, cải tạo không giam giữ...và tương ứng với nó là các Điều luật liệt kê các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt. Mặt khác, Điều 61 BLHS hiện hành quy định các trường hợp được hoãn chấp hành hình phạt tù, không bao gồm loại hình phạt khác, không phải hình phạt tù nên tương tự như vậy, loại hình phạt cải tạo không giam giữ cũng phải được ghi nhận là trường hợp hoãn như hình phạt tiền đối với người bị kế án về tội ít nghiêm trọng. Và do đó, cần đưa loại hình phạt tiền vào khoản 1 Điều 57 BLHS, xem đây là trường hợp miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

Ngoài ra, khi so sánh tổng thể các quy định về miễn chấp hành hình phạt và chế định khác có liên quan còn có những hạn chế và bất hợp lý. Khoản 1 Điều 57 BLHS cho phép miễn chấp hành toàn bộ hình phạt tù có thời hạn với tất cả các loại hình phạt khi chưa chấp hành bản án. Nhưng lý do chưa chấp hành loại hình phạt tù có thời hạn lại dựa vào căn cứ của hoãn chấp hành hình phạt tù do bệnh nặng, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi...và trong thời gian người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù, có thể họ mắc bệnh hiểm nghèo hoặc lập công lớn, là điều kiện miễn chấp hành toàn bộ hình phạt tù quy định tại khoản 1 Điều 57 BLHS, nhưng chính vì quy định tại khoản 3 Điều 57 BLHS chỉ cho phép áp dụng đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng nên người bị kết án không được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt nếu bị kết án về tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được hoãn chấp hành hình phạt tù. Liên quan đến hoãn chấp hành hình phạt tù, Điều 261, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định viện dẫn áp dụng “đối với người bị xử phạt tù đang được tại ngoại” nên cũng cần nghiên cứu và sửa đổi bổ sung cho phù hợp vì chính quy định này vô hình trung loại trừ những người đang tạm giam mà được hoãn chấp hành hình phạt do bệnh nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo trong thời gian chưa ra quyết định thi hành án.

81

Như vậy, khi sửa đổi bổ sung Điều 61 BLHS theo hướng:

“Người bị xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

1...

2. Người bị kết án phạt tiền bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vì những trở ngại khách quan do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành thì được hoãn đến 01 năm khi trở ngại khách quan được khắc phục”

3. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù về tội ít nghiêm trọng do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm”.

Một phần của tài liệu Miễn chấp hành hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Đồng Nai) (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)