Miễn hình phạt là một chế định nhân đạo, xét về mức độ đứng thứ hai sau miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện ở chỗ Tòa án không áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Còn miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt mà Tòa án đã tuyên áp dụng đối với họ. Theo đó, miễn chấp hành hình phạt và miễn hình phạt có những điểm khác nhau căn bản, cụ thể như sau:
(i) Các trường hợp miễn hình phạt được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam với hai trường hợp, một trong Phần chung (Điều 54 BLHS) và một trong Phần riêng (khoản 3 Điều 314 BLHS) còn miễn chấp hành hình phạt được quy định gồm sáu trường hợp, năm trường hợp được quy định tại Điều 57 BLHS và một trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 58 BLHS (miễn chấp hành hình phạt tiền).
(ii) Về điều kiện áp dụng: thông qua xét xử của Tòa án, việc áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt có lợi hơn so với chế định miễn chấp hành hình phạt. Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà người phạm tội thực hiện không cao, thiệt hại trên thực tế không lớn, nhân thân tốt...so với người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt.
(iii) Về hậu quả pháp lý: người được miễn hình phạt trên thực tế không chịu bất kỳ một hình phạt nào trong hệ thống hình phạt và đương nhiên được xóa án tích khi bản án có hiệu lực pháp luật, nhưng các biện pháp tư pháp thì
25
vẫn có thể bị Tòa án áp dụng. Còn người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt đưa đến án tích.
(iv) Về chủ thể có thẩm quyền áp dụng: đối với chế định miễn hình phạt thì chỉ có Tòa án mới mới có thẩm quyền áp dụng thông qua hình thức xét xử; còn đối với chế định miễn chấp hành hình phạt thì người phạm tội đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật; trong trường hợp đặc xá hoặc đại xá thì có quyết định của Chủ tịch nước, những trường hợp khác theo đề nghị của Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.