nhận kinh nghiệm lập pháp hình sự về miễn chấp hành hình phạt
Với chủ trương đổi mới về kinh tế , cải cách thể chế từng bước đưa nước ta tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới, thì đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoạch định chính sách pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ vững chắc các lợi ích nền tảng đó. Trong xu thế hội nhập, giao lưu trong các lĩnh vực, việc tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự với các nước có nền pháp lý tiên tiến như là cách tiếp nhận pháp luật. Tiếp nhận pháp luật hay “vay mượn miễn phí các giải pháp pháp luật của các hệ thống pháp luật khác nhau sẽ hữu ích hơn rất nhiều so với việc trải qua những thử nghiệm tốn kém” [43, tr.73] và như vậy, “có lẽ sẽ thông minh và hiệu quả hơn nếu như chúng ta học hỏi những quy định đã được ban hành từ những quốc gia khác để điều chỉnh cùng một vấn đề, thay vì phải loay hoay “phát minh” ra những quy phạm pháp luật mới trong điều kiện hạn chế cả về nhân lực, vật lực và thời gian” [24, tr.16]. Cho dù việc tiếp nhận hoặc vay mượn pháp luật có rút ngắn khoảng cách về thời gian, thử nghiệm mô hình lập pháp, nhưng các giải pháp đó phải được chọn lọc phù hợp với truyền thống pháp pháp luật, điều kiện kinh tế xã hội của đất nước mà lịch sử cho thấy rằng, “với một tư duy nhu đạo, năng động, dễ ứng biến, người Việt Nam đã sớm tiếp nhận pháp luật nước ngoài. Người Việt chỉ biết đến pháp luật thành văn khi tiếp xúc với pháp luật nước ngoài. Trong lịch sử cổ truyền Việt Nam, có thể nói
91
rằng ta không có một bộ luật lớn nào phản ánh riêng biệt tư duy lập pháp của ta mà không có sự tiếp nhận pháp luật nước ngoài. Có khi cưỡng bức, có khi tự nguyện, người Việt đã sớm biết thích nghi với pháp luật nước ngoài để tổ chức đời sống cộng đồng của mình” [33, tr.85].
Hệ thống pháp luật Việt Nam với nhiều nghành luật khác nhau, trong số đó, pháp luật hình sự nước ta chịu ảnh hưởng của truyền thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mà trực tiếp là Liên Xô (cũ) hoặc Liên bang Nga ngày nay và Trung Quốc với những chế định trong Phần chung BLHS mang tính đặc thù của dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa. Ở đó, miễn chấp hành hình phạt trong các đạo luật này được quy định thành chương độc lập, các căn cứ và điều kiện được mở rộng đến mức cao nhất của giá trị nhân đạo, xứng đáng để chúng ta suy ngẫm dưới góc độ so sánh luật để hoạch định chính sách hình sự để lựa chọn các quy phạm này áp dụng vào điều kiện nước ta như: Được hoãn chấp hành hình phạt tù là nam giới, phụ nữ nuôi con nhỏ đến khi con đủ mười bốn tuổi và có thể được miễn chấp hành trong trường hợp này hoặc với người đang chấp hành hình phạt mắc bệnh rối loạn tâm thần...được quy định trong BLHS Liên bang Nga. Ngoài ra, miễn chấp hành hình phạt trong BLHS các nước Cộng hòa Liên Bang Đức hoặc Thụy Điển cũng phản ánh tính ưu việt về chế đi ̣nh này.
Tóm lại, tiếp nhận pháp luật nói chung, miễn chấp hành hình phạt trong Luật hình sự nó riêng phải kế thừa thành tựu lập pháp hình sự trước đó, “trên cơ sở tổng kết thực tiễn lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự quốc gia, đồng thời tham khảo kinh nghiệm lập pháp hình sự và những thành lựu lý luận của khoa học luật hình sự các nhà nước pháp quyền trên thế giới phân tích tính quyết định xã hội của các quan hệ đang và sẽ hình thành trong điều kiện Việt Nam” [16, tr.340].
92