Giải pháp tăng cường kiểm tra giám sát

Một phần của tài liệu Miễn chấp hành hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Đồng Nai) (Trang 99)

Áp dụng pháp luật và kiểm tra hoạt động áp dụng pháp luật tại Tòa án là nhiệm vụ quan trọng của cấp xét xử phúc thẩm. Hoạt động giám đốc kiểm tra được thực hiện thường xuyên, liên tục hoặc định kỳ, qua công tác giám đốc kiểm tra phát hiện những thiếu sót, sai lầm để kịp thời hướng dẫn, khắc phục. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đến nay Nghành Tòa án chỉ tập trung giám đốc kiểm tra các bản án, quyết định về Hình sự, Dân sự, Hôn nhân và Gia đình, Hành chính, Lao động... đã có hiệu lực thi hành hoặc các chuyên đề kiểm tra như: Quyết định hình phạt tù cho hưởng án treo, phạt tiền. Lĩnh vực quan trọng nhất trong giai đoạn chấp hành hình phạt nhưng ít được chú trọng, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các cấp Tòa án trong việc theo dõi người bị kết án cải tạo không giam giữ, các căn cứ, điều kiện hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; miễn chấp hành hình phạt...không được quan tâm đúng mức.

Hoạt động giám đốc kiểm tra và giám sát là nhiệm vụ quan trọng của Ngành Tòa án, một mặt bảo đảm bản án có hiệu lực phải được thi hành, loại trừ các trường hợp có căn cứ, điều kiện áp dụng chính sách nhân đạo trong tha miễn chấp hành hình phạt theo đúng quy định của pháp luật hình sự. Trong gia đoạn chấp hành hình phạt, tính công khai không tồn tại, người bị kết án không được tham gia bảo vệ những lợi ích căn bản ở giai đoạn này, các quyết định tùy thuộc vào Tòa án và các cơ quan có liên quan do đó, tính chủ quan, tùy tiện trong tư duy áp dụng pháp luật phát triển là điều không tránh khỏi. Khắc phục tình trạng này, cần xây dựng cơ chế thực hiện chức năng kiểm tra hoạt động áp dụng pháp luật miễn chấp hành hình phạt; công việc này phải mang tính thường xuyên cùng với việc giám đốc kiểm tra các loại án mà cấp phúc thẩm đang thực hiện.

Công tác quản lý thi hành án phạt tù nói chung, miễn chấp hành hình phạt nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, cần xây dựng lại đội ngũ cán bộ chuyên trách,

93

tập trung đầu mối ở các cấp Tòa án, làm tốt việc theo dõi người bị kết án chấp hành hình phạt chặt chẽ đảm bảo mọi trường hợp khi được miễn chấp hành hình phạt phải đúng đối tượng, căn cứ, điều kiện luật định, có như vậy hiệu quả áp dụng miễn chấp hành hình phạt trong thực tiễn được nâng cao.

Tóm lại, xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật về miễn chấp hành hình phạt và trên cơ sở quan điểm chỉ đạo mang tính đi ̣nh hướng của Đảng trong xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung. Khi xây dựng lại các quy phạm vể miễn chấp hành hình phạt, thì các chế định có liên quan đến miễn chấp hành hình phạt cũng phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng. Thực tiễn áp dụng miễn chấp hành hình phạt hình phạt từ quy định của BLHS, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện cho thấy còn thiếu, thậm chí mâu thuẫn, không thống nhất nhưng chưa được phát hiện, bổ sung kịp thời ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, giảm tính tích cực, chủ động trong thực hiện miễn chấp hành hình phạt. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt vào thực tiễn cuộc sống, ngoài sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, gia đình tham gia vào quá trình giám sát người bị kết án chấp hành hình phạt còn những giải pháp khác như tăng cường trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự ưu việt từ hệ thống pháp luật các nước ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc thực hiện đúng căn cứ, điều kiện luật định về miễn chấp hành hình phạt.

94

KẾT LUẬN

Nghiên cứu chế định miễn chấp hành hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Đồng Nai) có thể rút ra những kết luận cơ bản sau:

Một là, miễn chấp hành hình phạt phản ánh nguyên tắc nhân đạo

trong chính sách hình sự của Nhà nước đối với người bị kết án trong giai đoạn chấp hành hình phạt với việc hủy bỏ, không buộc người bị kết án chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại trong bản án đã tuyên có hiệu lực pháp luật. Với bản chất pháp lý hình sự như vậy nên giá trị thể hiện trong chế định này là cơ sở để xây dựng nên khái niệm miễn chấp hành hình phạt trong BLHS.

Hai là, nghiên cứu lịch sử hình thành chế định miễn chấp hành hình

phạt cho thấy, từ những văn bản đầu tiên của Nhà nước khi đại xá, xá miễn cho người bị kết án nhân dịp ngày lễ trọng đại của dân tộc đến đặc xá tha tù quy định rải rác ở các văn bản khác nhau lần lượt được ghi nhận thành chế định độc lập trong BLHS. Thông qua việc nghiên cứu quy định miễn chấp hành hình phạt theo BLHS hiện hành và thực tiễn áp dụng cho thấy còn những vướng mắc, bất cập từ chính chế định này làm giảm tính tích cực, ảnh hưởng đến chính sách chung trong giai đoạn chấp hành hình phạt.

Ba là, để nâng cao hiệu quả áp dụng miễn chấp hành hình phạt ngoài

hoàn thiện pháp luật hình sự theo hướng mở rộng điều kiện, loại hình phạt được miễn chấp hành. Thông qua đó, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về chế định này vào thực tiễn; thì giải pháp có sự tham gia giám sát, quản lý của cơ quan tổ chức, gia đình trong việc giáo dục người bị kết án phải được quan tâm, phối kết hợp một cách đồng bô ̣. Tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm lập pháp hình sự từ các nước, bằng việc tiếp nhận

95

pháp luật miễn chấp hành hình phạt có chọn lọc, phù hợp với truyền thống pháp luật, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Mặt khác, tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động áp dụng pháp luật, xây dựng cơ chế, quy chế Ngành nhằm đảm bảo thực hiện đúng căn cứ, điều kiện miễn chấp hành hình phạt theo luật định.

96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Anh (2007), “Khái niệm đặc xá và một số khái niệm có liên quan đến đặc xá”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (10), tr.2-3, 6.

2. Ban chỉ đạo, tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 1999 (tài liệu dùng cho báo cáo viên), Hà Nội.

3. Mai Bộ (2005), “Miễn chấp hành hình phạt tù”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (4), tr.18.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa, PGS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên (2002), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB, Công an nhân dân, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (1998), Số chuyên đề: Luật hình

sự của một số nước trên thế giới, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Bách

Khoa NXB Tư Pháp, Hà Nội.

7. Bộ Công an, Tổng cục xây dựng lực lượng Công an nhân dân (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo đánh giá pháp luật và thực tiễn thi hành pháp

luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội.

9. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2007), NXB Tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pháp, Hà Nội.

97

11. Phạm Tấn Beo (2009), Luật hình sự Việt Nam, Quyển 1, (Phần chung),

NXB, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Claude Brenner (2006), “Lựa chọn mô hình tổ chức thi hành án phù hợp

với điều kiện của mỗi quốc gia”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (79),

tr.30-35.

13. Claude Brenner (2006), “Lựa chọn mô hình tổ chức thi hành án phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (81),

tr.31-35.

14. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học những vấn đề cơ bản

trong Luật hình sự, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

15. Lê Cảm (2005), “Chế định đặc xá, chế định đại xá và mô hình lý luận của chúng trong pháp Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (5), tr.11.

16. Lê Văn Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, (sách chuyên khảo), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Lê Cảm (2008), “Sự hình thành và phát triển các quy phạm pháp Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) từ năm 1945 đến nay”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (6), tr. 59, 65.

18. Đỗ Văn Chỉnh, “Người đang cấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù - Những tồn tại và vấn đề hướng dẫn”, Tạp

chí Tòa án nhân dân, (4), tr. 6-10.

19. Nguyễn Văn Cừ (2013), “Hoàn thiện các quy định về miễn chấp hành hình phạt”, Tạp chí Kiểm sát, (4), tr.24.

98

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày

02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

22. Trần Ngọc Đường (2011), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sách chuyên khảo), NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Vũ Trọng Hùng, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Trọng Khải và Phan Thăng, Từ

điển pháp luật Anh - Việt (2009), NXB Hồng Đức, Thành phố Hồ chí Minh.

24. Phạm Trọng Nghĩa (2010), “Về cấy ghép pháp luật”, Tạp chí nghiên cứu

lập pháp (8), tr.16.

25. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 - Phần chung, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Quốc Hội (2009), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Quốc Hội (2006), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghĩa Việt Nam năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Quốc Hội (2008), Luật đặc xá của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam năm 2007, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Quốc Hội (2010), Luật người khuyết tật của nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam năm 2010, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Hồ Sỹ Sơn (2007), “Khái niệm hình phạt và mục đích hình phạt nhìn từ hệ thống pháp luật Anh - Mỹ”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (2), tr.74.

99

31. Hồ Sỹ Sơn (2009), “Chế định hình phạt trong Bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp và một số gợi mở nhằm hoàn thiện Bộ luật hình sự nước ta”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (3), tr.53-54; 58.

32. Hồ Sỹ Sơn (2009), Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

33. Bùi Ngọc Sơn (2010), “Lập pháp trong bối cảnh văn hóa Việt Nam”, Tạp

chí nghiên cứu lập pháp (3+4), tr.85.

34. Trần Thị Thanh Thúy (2012), Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học

Quốc Gia Hà Nội, tr.2-3.

35. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật hình sự Việt Nam, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

36. Trịnh Quốc Toản (2008), “Hoàn thiện một số biện pháp miễn, giảm hình phạt trong Bộ Luật hình sự năm 1999 đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”,

Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật, (24), tr.174-175.

37. Trịnh Quốc Toản (2011), Hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Hà Nội. 39. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và

tố tụng, Hà Nội.

40. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2012, Hà Nội.

41. Nguyễn Thanh Trúc (2008), “Biện pháp miễn chấp hành có điều kiện thời hạn còn lại của hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội”, Tạp

100

42. Trường Đại học luật Hà Nội (2002), Giáo trình luật hình sự Việt Nam,

NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

43. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình luật So sánh, NXB

Công an nhân dân, Hà Nội.

44. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đức, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

45. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Thụy Điển, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

46. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

47. Từ điển tiếng Việt (1967), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

48. Từ điển tiếng Việt (2005), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

49. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam (Quyển I - Những vấn đề

chung), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

50. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1981), Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ.

51. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1982), Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ,

buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.

52. Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (1999), Chuyên đề về Tư

pháp hình sự so sánh (tủ sách luật so sánh), Hà Nội.

53. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1994), Những vấn đề lý luận của

việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, NXB Công an

nhân dân, Hà Nội.

54. Viện ngôn ngữ (2007), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 55. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995), Những vấn đề lý luận cơ

101

56. Trịnh Tiến Việt (2007), “Về khái niệm miễn trách nhiệm hình sự”, Tạp chí

Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật, (23), tr.103.

57. Trịnh Tiến Việt (2012), Hoàn thiện các quy định của Phần chung Bộ

luật hình sự trước yêu cầu mới của đất nước, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Miễn chấp hành hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Đồng Nai) (Trang 99)