Giải pháp tham gia của cơ quan tổ chức và gia đình vào việc giám sát

Một phần của tài liệu Miễn chấp hành hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Đồng Nai) (Trang 94)

giám sát quản lý giáo dục người bị kết án

Chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án chính là thể hiện công lý, công bằng xã hội, trật tự pháp luật được thực thi và duy trì; đó là kết quả cuối cùng của sự lên án mang tính Nhà nước đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và có lỗi. Như vậy, về lý luận, mục đích của hình phạt đã đạt được trên thực tế khi trừng trị người bị kết án bằng việc cưỡng chế chấp hành hình phạt. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng thể hiện ở chổ

88

khả năng tự giáo dục, cải tạo, nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội còn có những cơ quan, tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp tác động bằng những biện pháp khác nhau vào quá trình thi hành bản án làm cho người bị kết án nhận thức được rằng: chỉ có cải tạo thật tốt là con đường ngắn nhất trở về với gia đình, xã hội thì mục đích còn lại của hình phạt mới đạt được. Với phương châm “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục...”, nhằm khuyến khích người bị kết án nhanh chóng khắc phục sửa chữa sai phạm, tuân thủ pháp luật là điều kiện để miễn chấp hành hình phạt đối với người bị kết án.

Chính vì vậy, khoản 2, Điều 31 của BLHS quy định: Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. Hoặc Điều 38 BLHS buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định với thời hạn cụ thể sau khi chấp hành xong hình phạt tù có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Các loại hình phạt khác tuy không được ghi nhận trong BLHS nhưng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc được hướng dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật thể hiện việc tham gia giám sát, quản lý giáo dục của cơ quan tổ chức, gia đình người bị kết án như Nghị định số 53/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các hình phạt cấm cư trú và quản chế; Thông tư liên tịch số 02/2006/TLLT-BCA-BQP-BYT- TANDTC-VKSNDTC ngày 18/5/2006 của Bộ công an, TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ quốc phòng, Bộ Y tế hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng...Cho thấy, vai trò quan trọng của các cơ quan

89

tổ chức này trong việc giám sát, quản lý giáo dục người bị kết án ở giai đoạn chấp hành hình phạt.

Có thể nói, gia đình và cộng đồng xã hội là môi trường thuận lợi nhất, nơi nuôi dưỡng, phát triển mỗi nhân cách con người. Đối với người phạm tội bị kết án đang chấp hành loại hình phạt cải tạo không giam giữ, hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù ngoài công tác giám sát, quản lý của chính quyền địa phương đối với người bị kết án trong việc chấp hành - tuân thủ pháp luật trong thời gian chấp hành hình phạt; một mặt ngăn chặn việc tái phạm hoặc bằng các hành vi khác trốn tránh việc trừng phạt của pháp luật, thì biện pháp tác động của chính cơ quan, tổ chức cùng với gia đình góp phần thúc đẩy họ nhận thức được lỗi lầm, khát khao phục thiện, cải tạo tốt, lập công luôn có ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục người phạm tội. Thực tiễn cho thấy, có rất nhiều trường hợp được miễn chấp hành hình phạt nếu chính quyền địa phương nơi người bị kết án cư trú thực hiện tốt công tác giám sát, quản lý chặt chẽ người bị kết án đồng thời, tuyên truyền, phổ biến pháp luật hình sự mang tính nhân đạo của Nhà nước về điều kiện miễn chấp hành phạt thì tỷ lệ người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt về các loại hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc buộc phải chấp hành hình phạt khi hết thời hạn được hoãn hoặc tạm đình chỉ đạt kết quả rất cao. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, thiếu sót; một số trường hợp việc xác định tình trạng hoãn hay tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù chưa đảm bảo căn cứ luật định, một số tòa chưa làm tốt việc theo dõi các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù để tiếp tục quyết định thi hành án khi căn cứ hoãn, tạm đình chỉ đã hết [40]. Để nâng cao hiệu quả miễn chấp hành hình phạt, trong thời gian tới tòa án cần chủ động phối hợp tốt với cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, VKSND cùng cấp, chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức nơi nơi người bị kết án họ cư trú hoặc làm

90

việc quản lý bảo đảm thực hiện có hiệu quả, có căn cứ trong việc miễn phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cũng như hình phạt bổ sung cấm cư trú, quản chế.

Một phần của tài liệu Miễn chấp hành hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Đồng Nai) (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)