luật hình sự
Hoạt động xét xử của Tòa án chính là hoạt động tư pháp, biểu hiện tập trung nhất quyền lực Nhà nước. Qua hoạt động này, trật tự xã hội được thiết lập và duy trì bền vững trong một nền công lý với những bảo đảm về giá trị của sự công bằng. Cụ thể hơn, ngoài việc xét xử thì “hoạt động của Tòa án trong việc soạn thảo các luận điểm nhất định trên cơ sở cụ thể hóa và áp dụng pháp luật nhiều lần” [14, tr.189] vào đời sống pháp lý đã hình thành nên những chế định cơ bản trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Bằng những giải thích thống nhất mang tính chỉ đạo của TAND tối cao về áp dụng pháp luật hình sự là một hình thức của thực tiễn xét xử [14, tr.190] là hoạt động sáng tạo pháp luật. Giáo sư luật G.T.Tkeseliađze cho rằng vai trò của thực tiễn chính “là phòng thí nghiệm đặc sắc mà trong đó kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của đạo luật hình sự..., là công cụ nắm bắt, soạn thảo lại và truyền cho nhà làm luật các yêu cầu của thực tiễn xã hội, có nghĩa là người đưa thông tin xã hội” [14, tr.90]. Sáng tạo pháp luật dưới góc độ lập pháp hình sự bằng việc thông BLHS năm 1985, 2009 về chế định miễn chấp hành hình phạt, thì giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao mang tính chỉ đạo định hình nên các chế định tương ứng của BLHS trước đó. Đến lượt nó, tính sáng tạo trong các văn bản pháp luật
84
này một lần nữa lại giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định vào thực tiễn xét xử cho chính đạo luật đó [14, tr.186-198].
Thực tiễn hoạt động của Nghành Tòa án tỉnh Đồng Nai cho thấy các giải thích hướng dẫn thực tiễn xét xử, áp dụng pháp luật của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao chưa kịp thời, những vướng mắc chưa được giải quyết triệt để thậm chí còn mâu thuẫn nhau trong các văn bản này ảnh hưởng đến chính sách chung của Nhà nước. Các văn bản của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, Thông tư liên tịch của cơ quan tư pháp Trung ương ban hành để hướng dẫn miễn chấp hành hình phạt không thống nhất nhau cụ thể:
Một là, các tình tiết “lập công lớn” hoặc “mắc bệnh hiểm nghèo” hoặc
“đã lập công” là điều kiện để miễn chấp hành toàn bộ hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn; miễn chấp hành hình phạt do được hoãn, tạm đình chỉ được miễn chấp hành phần còn lại theo Điều 57 BLHS. “Đã lập công” được giải thích bao hàm cả hai tình tiết này khi tại tiểu mục 2.2, mục 2 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao nêu: “đã lập công” là trường hợp lập công lớn hoặc người bị kết án có thành tích xuất sắc trong cuộc sống, trong sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận. Lập công và lập công lớn là hai khái niệm hoàn toàn không giống nhau do đó, trong văn bản này việc giải thích cũng khác nhau vì tính chất của công trạng mà người bị kết án lập công được trong giai đoạn thi hành án. Trong khi đó, Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 16/8/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TAND tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn việc giảm, miễn thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại đã giải thích, phân biệt lập công, lập công lớn và bổ sung thêm một số trường hợp như: Cứu được tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng trở lên của Nhà nước, tập thể,
85
công dân trong thiên tai, dịch bệnh, tai nạn. Chính giải thích này dẫn đến tình trạng áp dụng tùy tiện, không đúng với nội dung tinh thần Điều luật đã nêu.
Hai là, “mắc bệnh hiểm nghèo” theo hướng dẫn tại Nghị quyết
01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao là trường hợp theo kết luận của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên xác định người bị kết án đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị. Tuy nhiên, “mắc bệnh hiểm nghèo” được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 16/8/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TAND tối cao, VKSND tối cao chính là những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao. Các loại “bệnh hiểm nghèo” này lại là điều kiện được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong trường hợp người bị kết án “bị bệnh nặng” hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT ngày 18/5/2006 của Bộ Công an, TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và đồng thời là điều kiện để được hoãn chấp hành hình phạt tù hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Như vậy, có thể thấy rằng, hướng dẫn về “mắc bệnh hiểm nghèo” và “bị bệnh nặng” đã đồng nhất với nhau giữa các loại bệnh mà người bị kết án mắc phải.
Ba là, hướng dẫn về hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
chặt chẽ về trình tự, thủ tục và thẩm quyền. Tuy nhiên, đến nay các trường hợp để miễn chấp hành toàn bộ hình phạt tù có thời hạn hoặc hoãn chấp hành hình phạt tù chưa được hướng dẫn kịp thời. Chính vì vậy, khi áp dụng pháp
86
luật đối với trường hợp này đã gặp khó khăn, vướng mắc mà người được giao nhiệm vụ thực hiện tùy tiện vận dụng.
Bốn là, thực hiện nguyên tắc nhân đạo và truyền thống văn hóa dân tộc
cần hướng dẫn bổ sung trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với các loại tội trong trường hợp đặc biệt như khi người thân thích ruột thịt là cha, mẹ đẻ qua đời hoặc họ hiện không còn ai nuôi dưỡng trong khoảng thời gian nhất định.
Năm là, người già, người khuyết tật được luật pháp Quốc tế và Việt
Nam ghi nhận, bảo vệ. Bảo vệ quyền con người thuộc nhóm người dễ bị tổn thương không chỉ ở các giai đoạn tố tụng trước đó mà chính giai đoạn chấp hành hình phạt. Tuy nhiên, các hướng dẫn về các loại bệnh người kết án mắc phải là điều kiện để miễn chấp hành hình phạt, hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù chỉ một trường hợp “bại liệt”, “người già yếu”. Theo Luật Người khuyết tật năm 2010, khái niệm người khuyết tật được hiểu là “người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao đô ̣ng , sinh hoa ̣t, học tập gặp khó khăn” [29, Điều 1].
Khi chưa sửa đổi bổ sung BLHS, quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật hình sự cho thấy những quy định về miễn chấp hành hình phạt được phát hiện sự bất cập; thiết nghĩ Hội đồng thẩm phán TAND tối cao và các cơ quan tư pháp Trung ương cần tiến hành rà soát những mâu thuẫn trong các văn bản này, ban hành kịp thời để hướng dẫn áp dụng pháp luật trong hoạt động miễn chấp hành hình phạt.
Như vậy, có thể khẳng định rằng bên cạnh công tác xây dựng xây dựng pháp luật được Ủy ban thường vụ Quốc hội giao chủ trì soạn thảo các Dự án luật, Pháp lệnh thì công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử của Tòa án
87
các cấp, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết hướng dẫn thi hành miễn chấp hành hình phạt và các chế định có liên quan như hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù...chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành một số quy định về chế định này... đã đạt được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng “công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của TAND tối cao trong năm qua chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tiễn công tác xét xử. Nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ khoa học xét xử còn thiếu và yếu; việc tổng kết thực tiễn công tác xét xử trong toàn ngành còn hạn chế nên chưa kịp thời phát hiện để đề xuất những vướng mắc, làm cơ sở cho việc ban hành các nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của Hội đồng thẩm phán. Bên cạnh đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn luôn gắn với việc tổng kết các vấn đề vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn xét xử của Toà án các cấp, nên đòi hỏi phải có thời gian, vật chất nhất định; đồng thời theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức hữu quan khác. Do đó, những trường hợp chậm nhận được ý kiến góp ý từ phía cơ quan, tổ chức hữu quan cũng ảnh hưởng tới tiến độ ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao” [ 40].