Với chế định hoãn chấp hành hình phạt

Một phần của tài liệu Miễn chấp hành hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Đồng Nai) (Trang 27)

“Hoãn chấp hành hình phạt tù là việc tạm dừng trong trong một khoảng thời gian nhất định việc chấp hành hình phạt tù của người bị kết án nếu người này chưa chấp hành hình phạt đó” [ 14, tr.794].

Như vậy, người bị Tòa án kết án bằng hình phạt tù nhưng chưa chấp hành hình phạt đó mà được hoãn chấp hành hình phạt tù. Còn miễn chấp hành hình phạt là hủy bỏ và không buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt đã tuyên trong bản án có hiệu lực pháp luật. Đối chiếu, so sánh hai chế định thì thấy những đặc điểm khác nhau căn bản, đó là:

21

(i) Các trường hợp áp dụng, theo quy định tại Điều 61 BLHS, chỉ một loại hình phạt tù mới được hoãn chấp hành hình phạt với bốn trường hợp được hoãn chấp hành. Còn miễn chấp hành hình phạt thì có sáu trường hợp , năm trường hợp được quy định tại Điều 57 BLHS và mô ̣t trường hợp được quy định tại khoản 2, Điều 58 BLHS (miễn chấp hành hình phạt tiền).

(ii) Về điều kiện áp dụng, đây là trường hợp mà người bị kết án tù chưa chấp hành hình phạt trước khi có quyết định hoãn của Tòa án. Người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể và trong những thời gian nhất định. Đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì không được hoãn chấp hành hình phạt tù. Còn miễn chấp hành hình phạt là miễn toàn bộ hình phạt khi người bị kết án chưa chấp hành hình phạt đó, với hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù có thời hạn. Như vậy, quy định về điều kiện được hoãn chấp hành hình phạt tù rất hẹp so với điều kiện áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt về phân loại tội phạm.

(iii) Về hậu quả pháp lý của việc áp dụng: khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết án được hoãn phải chấp hành hình phạt đã tuyên trong bản án; trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù mà phạm tội mới thì buộc phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của tội mới. Với chế định miễn chấp hành hình phạt thì hủy bỏ hoàn toàn hình phạt đã tuyên trong bản án đối với người phạm tội có hiệu lực pháp luật mà không buộc họ phải chấp hành.

(iv) Về chủ thể có thẩm quyền áp dụng và đối tượng được áp dụng, đối với chế định hoãn chấp hành hình phạt tù thì chỉ có Tòa án mới mới có thẩm quyền áp dụng; còn đối với trường hợp miễn chấp hành hình phạt thì trong

22

trường hợp đặc xá hoặc đại xá thì có quyết định của Chủ tịch nước, các trường hợp khác thì theo đề nghị của Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

Một phần của tài liệu Miễn chấp hành hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Đồng Nai) (Trang 27)