Dựa vào các hậu quả pháp lý của hành vi, BLHS Đức quy định các loại hình phạt trong bao gồm: (i) Hình phạt tự do; (ii) hình phạt phụ; và (iii) các hậu quả kèm theo.
Thời hạn của hình phạt tự do có thời hạn mà mức cao nhất là mười lăm năm, mức thấp nhất là một tháng (Điều 38). Hình phạt phụ là cấm lái xe (Điều 44); Các hậu quả kèm theo như: mất khả năng đảm nhiệm chức trách, khả năng được bầu và quyền biểu quyết (Điều 45). Đặc biệt, ngoài ba loại hình
37
phạt trên, BLHS Đức còn áp dụng loại hình phạt tiền “được tuyên theo đơn vị thu nhập ngày” (Điều 40). Tuy nhiên, các loại hình phạt tiền được áp dụng có linh hoạt như cho phép Tòa án được nới lỏng việc nộp tiền phạt khi có căn cứ dựa vào hoàn cảnh cá nhân và kinh tế; hay áp dụng hình phạt tự do để thay thế cho hình phạt không nộp tiền được quy đổi tương ứng “một đơn vị thu nhập ngày bằng một ngày hình phạt tự do” mà giới hạn thay thế thấp nhất của hình phạt tự do là một ngày (Điều 43).
Điểm chú ý trong bộ luật này là hoãn thi hành hình phạt tù đối với người bị kết án với quy định về “Dừng hình phạt để thử thách”. Việc hoãn thi hành án phạt tù với trường hợp: (i) Dừng phần hình phạt còn lại ở hình phạt tự do có thời hạn và (ii) dừng phần hình phạt còn lại ở hình phạt tự do suốt đời; với việc Tòa án áp đặt các trách nhiệm và “lệnh” đối với người bị kết án trong thời gian dừng hình phạt để thử thách đồng thời chịu sự trợ giúp thử thách giám sát.
Đối tượng áp dụng cho dừng chấp hành hình phạt để thử thách là người bị kết án với hình phạt tự do không quá một năm nếu có căn cứ tin rằng người bị kết án đã “cảnh tỉnh bởi việc kết án trong thời gian tới dù không có tác động của việc phải chấp hành hình phạt họ cũng sẽ không phạm tội nữa” và chú ý đến nhân thân, cuộc sống trước đó, đến các hành vi, đến xử sự, hoàn cảnh sống dự liệu có ảnh hưởng đến việc cho dừng hình phạt hay không.
Thời gian thử thách. Tòa án khi cho dừng chấp hành hình phạt phải ấn định thời hạn thử thách trong giới hạn không dưới hai năm và không quá năm năm (Điều 56, 56a).
Về các trách nhiệm. Tòa án thông thường áp đặt hai điều kiện khi cho dừng hình phạt.
38
do hành vi gây ra cho người bị hại; (ii) trả một khoản tiền cho nhà nước; (iii) thực hiện lao động công ích.
Thứ hai, Tòa án ra “lệnh” cho người bị kết án thực hiện các điều kiện mà
trong đó đã “đặt ra một số yêu cầu khắt khe trong đời sống cá nhân của người phải chịu hình phạt với hy vọng phòng ngừa những hành vi vi phạm tội mới” [52, tr.249] như phải: (i) Tuân thủ việc lưu trú, đào tạo, việc làm, thời gian rỗi hoặc các quan hệ kinh tế; (ii) trình báo với Tòa án hoặc cơ quan khác trong thời hạn nhất định; (iii) không được thiết lập quan hệ, giao tiếp, nhận vào làm việc, đào tạo hoặc không cho ở cùng với người đã bị xâm hại; (iv) thực hiện nghĩa vụ trợ cấp...Tuy nhiên, “lệnh” này cũng không cứng nhắc mà áp dụng linh hoạt khi người bị kết án đã hứa hẹn tương ứng về cuộc sống tương lai của mình thì Tòa án cũng có thể tạm hoãn thi hành các lệnh đó (Điều 56b, 56c).
Trợ giúp thử thách. Để giám sát việc thực hiện việc dừng hình phạt của người bị kết án trong thời gian thử thách; Tòa án đặt người bị kết án dưới việc giám sát, chỉ dẫn của một nữ hoặc nam trợ giúp thử thách trong cả hoặc một phần thời gian thử thách. Người trợ giúp thử thách phải thông báo lại sự vi phạm nghiêm trọng hoặc cố tình vi phạm các lệnh, các trách nhiệm cho Tòa án (Điều 56d).
Rút lại việc cho dừng hình phạt khi trong thời gian thử thách không đáp ứng các điều kiện thử thách như: Đã vi phạm nghiêm trọng các lệnh, trách nhiệm hay lẫn tránh sự giám sát, chỉ dẫn của người trợ giúp có lý do để cho rằng họ phạm tội lại...Mặt khác, Tòa án cũng có thể rút lại việc cho dừng hình phạt khi có căn cứ để đặt ra các lệnh tiếp theo, đặc biệt đặt dưới quyền một nam hoặc nữ hoặc kéo dài thời gian thử thách...(Điều 56f).
Việc bãi bỏ hình phạt khi hết thời gian thử thách nhưng Tòa án cũng có thể rút lại việc bãi bỏ đó nếu người bị kết án phạm tội cố ý
39
trong thời gian thử thách mà bị kết án với hình phạt tự do ít nhất sáu tháng (Điều 56g).
Nghiên cứu quy định về miễn chấp hành hình phạt của các nước trên thế giới và dưới góc độ luật so sánh giúp chúng ta tiếp nhận những kinh
nghiệm pháp lý trong lập pháp hình sự ; để từ đó xây dựng , hoàn thiện chế định miễn chấp hành hình phạt phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội và truyền thống pháp luật nước ta...
40
Chương 2
CÁC QUY PHẠM VỀ CHẾ ĐỊNH MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
2.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển của chế định miễn chấp hành hình phạt trong pháp luật hình sự thực định Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi thông qua Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành
2.1.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, pháp luật hình sự hình thành không chỉ là công cụ để bảo vệ, củng cố chính quyền nhân dân non trẻ mà còn thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa của chế độ ta. Với việc ban hành Sắc lệnh số 52- SL ngày 20/10/1945, Nhà nước đã xá miễn hoàn toàn cho một số tội phạm trước ngày 19/8/1945 gồm 09 tội: (i) Tội phạm vào luật lệ báo chí; (ii) tội phạm vào luật lệ hội họp; (iii) tội của thợ thuyền bị phạt do luật lao động; (iv) tội phạm trong khi đình công; (v) tội phạm vào luật lệ về quan thuế và thương mại, rượu lậu, thuốc phiện lậu, muối lậu và các hàng hóa lậu khác; (vi) tội phạm vào luật lệ kiểm lâm; (vii) tội phạm vào luật lệ kinh tế chỉ huy; (viii) tội vô ý giết người hoặc đánh người có thương tích; (ix) tội vi cảnh (Điều 1) [38, tr.184]. Văn bản này còn liệt kê các trường hợp xá miễn, trong đó quy định xá tội cho bất kỳ ai dù là “chính trị phạm hay thường phạm” mà đã “chiến đấu cho nền độc lập của nước Việt Nam mà đã bị kết án trước ngày 19 tháng 8 dương lịch năm 1945” (Điều 2) hay xá miễn “những khinh tội phạm trước ngày 19/8/1945 mà Tòa án đã xử phạt tiền, hoặc tù án treo, hoặc
41
cả hai thứ hình phạt đó” (Điều 3) hoặc “những tội được xá miễn đều coi như không phạm bao giờ; quyền công tố sẽ tiêu hủy, những chính hình và phụ hình mà tòa án đã tuyên đều bỏ hết. Nhưng những tiền phạt hoặc án phí mà công khố đã thu của tội nhân rồi thì không hoàn lại nữa. Những của cải đã tịch biện và phạt mại rồi cũng không có quyền đòi bồi thường” (Điều 4).
Có thể nói đây là văn bản pháp pháp lý đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành nên chế định miễn chấp hành hình phạt trong pháp luật hình sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại ở Miền Bắc, đây là lần thứ hai Nhà nước ta quyết định đại xá cho “những người đã lầm đường lạc lối, làm hại đến quyền lợi của nhân dân và quyền lợi của quốc gia, càng ăn năn hối lỗi, tích cực sữa chữa...” [38, tr.185] và không trừng phạt những người “đã hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh và được chính phủ tha, hoặc miễn truy tố và cho hưởng quyền tự do dân chủ (Sắc lệnh số 218-SL ngày 01 tháng 10 năm 1954)” [38, tr.186].
Nhân dịp giải phóng Thủ đô, bằng Thông tư số 314-TTg ngày 09/11/1954 của Thủ tướng Chính phủ đại xá cho những người đang bị giam thì được tha ngay, người đã mãn hạn tù hoặc được ân xá, ân giảm và được tha trước đây thì được được hưởng quyền công dân như ứng cử, bầu cử và các quyền tự do, dân chủ...[38, tr.186]. Như vậy, những người phạm tội và bị Tòa án xét xử từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công đến ngày 09/10/1954 - ngày giải phóng Thủ đô đều được đại xá theo tinh thần trên.
Có thể thấy rằng đại xá là một biện pháp khoan hồng đặc biệt mà Nhà nước quyết định áp dụng trong những giai đoạn lịch sử nhất định và trọng đại của đất nước nhằm tha tội hoàn toàn và triệt để cho những người phạm một tội nhất định nào đó [38, tr.184]. Như vậy, cùng với việc bảo vệ chính quyền
42
nhân dân non trẻ bên cạnh việc ban hành “một số Sắc lệnh đầu tiên của chính quyền cách mạng đã đặt nền tảng pháp lí hình sự - xây dựng những cơ sở (nền tảng) đầu tiên về mặt lập pháp cho sự hình thành các quy định của pháp luật hình sự mới của Nhà nước công nông và xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước” [17, tr.59] thì việc đại xá, tha miễn chấp hành hình phạt là bước tiến quan trọng thể hiện bản chất tính nhân đạo của pháp luật hình sự Nhà nước ta trong giai đoạn này mà BLHS năm 1999 đã kế thừa và phát triển thành một dạng của miễn chấp hành hình phạt.
Khi đất nước ta chia cắt hai miền Nam - Bắc với chế độ chính trị và xã hội khác nhau. Các văn bản quy phạm pháp luật hình sự ban hành trong giai đoạn này thể hiện những bước tiến rất lớn về mặt kỹ thuật lập pháp hình sự ngoài việc đặt nền tảng cơ bản để xây dựng nên các chế định pháp lý hình sự của Phần chung trong các BLHS năm 1985, 1999 như: “Chế định lỗi, các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm... đã được quy định tương đối cụ thể; các tội phản cách mạng, các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân đã được quy định với tiêu đề tội danh của từng tội rõ ràng, chặt chẽ. Những quy định có tính chất nguyên tắc về chính sách hình sự trong ba pháp lệnh: Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của luật hình sự Việt Nam” [35, tr.111-112] như: Nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, thú ác, ngoan cố chống lại cách mạng (Pháp lệnh ngày 30/10/1967 trừng trị các tội phản cách mạng) [38, tr.84]; bọn lưu manh chuyên nghiệp, tái phạm, phạm tội có tổ chức, cầm đầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, gây thiệt hại nặng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống người bị thiệt hại (Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm
43
phạm tài sản riêng của công dân) nhưng khoan hồng đối với những kẻ bị ép buộc, bị lừa phỉnh, lầm đường lạc lối và những kẻ thật thà hối cải; giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn hình phạt cho những kẻ lập công chuộc tội (Pháp lệnh ngày 30/10/1967 trừng trị các tội phản cách mạng); và xử nhẹ hoặc miễn hình phạt cho những kẻ tự thú, thật thà hối cải, tố giác đồng bọn và tự nguyện bồi thường thiệt hại đã gây ra (Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân) [38, tr.84-85].
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, đất nước thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đối phó với những khó khăn của đất nước về kinh tế và cụ thể hóa đường lối của Đảng “kiên quyết đấu tranh khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội, nhất là tệ ăn cắp, hối lộ, ức hiếp quần chúng” [50], ngày 20/5/1981, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ. Nghiên cứu pháp lệnh này thấy rằng, chính sách xử lý người phạm tội khi thực hiện hành vi nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ đã cá thể hóa trách nhiệm hình sự cao và nghiêm trị đối với các trường hợp: (i) Phạm tội hối lộ có tổ chức; (ii) phạm tội hối lộ nhiều lần, (iii) dùng thủ đoạn xảo quyệt để thực hành hối lộ, (iv) của hối lộ có giá trị lớn, (v) lợi dụng chức vụ cao để nhận hối lộ, (vi) phạm tội hối lộ gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 5). Nhưng đồng thời miễn trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt cho người phạm tội khi: (i) Người phạm tội hối lộ, trước khi bị phát giác, chủ động khai rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự; nếu là phạm tội nghiêm trọng thì có thể được giảm nhẹ hình phạt; (ii) người phạm tội hối lộ, sau khi bị phát giác, tỏ ra thành thực hối cải, khai rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được giảm nhẹ hình phạt; và (iii) người phạm tội hối lộ lần đầu và không nghiêm trọng, sau khi bị phát giác, tỏ ra
44
thành thực hối cải, khai rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được miễn hình phạt (Điều 8) hay được coi là không có tội khi “người bị ép buộc đưa hội lộ, nếu chủ động khai báo trước khi bị phát giác” [50].
Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép làm rối loạn thị trường, để đẩy mạnh sản xuất ổn định đời sống nhân dân, ngày 30/6/1982 Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép [51]. Quy định tại pháp lệnh này cho thấy, với chính sách xử lý kiên quyết và triệt để bằng biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc của hình phạt đối với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, với chính sách nhân đạo trong đường lối xử lý người phạm tội, Điều 10, Pháp lệnh quy định việc giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt trong những trường hợp: Tội phạm chưa bị phát hiện mà người phạm tội thành thật thú tội với cơ quan Nhà nước, khai rõ hành động của mình và đồng bọn thì có thể được miễn hình phạt; nếu phạm tội nghiêm trọng thì được giảm nhẹ hình phạt. Trước khi bị xét xử, người phạm tội tự nguyện giao nộp cho Nhà nước đầy đủ hàng hoá, vật tư và phương tiện phạm pháp, thì được giảm nhẹ hình phạt ( Điều 10).
Từ việc nghiên cứu chính sách Pháp luật hình sự Nhà nước ta ban hành trong giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất, BLHS năm 1985 cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật này đã bám sát tình hình của điều kiện kinh tế xã hội, tình hình chính trị của nước ta. Với “sự ra đời của Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ và Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép là sự kiện pháp lý quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp hình sự của Nhà nước ta và là tiền đề cho việc xây dựng BLHS năm 1985 sau này” [ 35, tr.128].
45
2.1.2 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 cho đến nay
Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành ngày 27/6/1985, và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1986. Nếu như các quy định về miễn chấp hành hình phạt trong giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay mang tính chất đơn hành trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hình sự, thì việc pháp điển hóa lần thứ nhất bằng việc