CHỦ ĐỀ 3:TẬP LÀM VĂN(TT)

Một phần của tài liệu GIAO AN CĐTC NV 9 (Trang 42)

- Xe đâu không dắt vào, lại để ngoài cổng à ? (Lời dẫn trực tiếp).

CHỦ ĐỀ 3:TẬP LÀM VĂN(TT)

I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

Giúp HS có những hiểu biết về miêu tả nội tâm và sự phù hợp giữa nội tâm với ngoại hình khi kể chuyện.

2.Tích hợp: Tiếng Việt, Văn bản.

3.Kĩ năng: Kết hợp kể chuyện với mô tả nội tâm nhân vật khi viết văn tự sự.

II.Chuẩn bị của GV-HS

1.GV: Bảng phụ + tài liệu liên quan 2.HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV

III.Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định lớp: SS 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới:

Hoạt động của GV- HS Nội dung

Hoạt động 1:

GV:Khi được sử dụng trong văn bản tự sự, phương thức miêu tả thường có những loại nào?

HS: Hai dạng

- Miêu tả bên ngoài. - Miêu tả nội tâm

GV: Theo em như thế nào là miêu tả bên ngoài?

HS: Trao đổi thảo luận GV: Lấy VD minh họa HS: Bộc lộ

GV: Miêu tả nội tâm khác miêu tả bên ngoài ra sao?

HS: Trả lời.

I.Kiến thức cơ bản:

1.Phân biệt miêu tả bên ngoài với miêu tả nội tâm.

Khi được sử dụng trong văn bản tự sự, phương thức miêu tả thường gồm miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm. a. Miêu tả bên ngoài có đối tượng khá phong phú, đa dạng. Có khi là những cảnh vật với màu sắc, không gian, trạng thái hoạt động...Có khi là con người với chân dung, hình dáng, ngôn ngữ, cử chỉ hành động (còn gọi là tả ngoại hình).Dù là cảnh vật hay con người thì đối tượng của miêu tả bên ngoài đều có thể quan sát được trực tiếp, có thể cảm nhận được bằng các giác quan.

VD: miêu tả thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích, miêu tả chân dung bên ngoài của nhân vật Mã Giám Sinh

b.Miêu tả nội tâm có đối tượng hạn chế hơn, thường là nội tâm của con người với những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng gắn với tình huống, từng hoàn cảnh. Trong một số trường hợp, đối tượng của miêu tả nội tâm có thể là loài

GV: Khi miêu tả nội tâm cần lưu ý điều gì?

GV gợi ý: - Về đối tượng

- Với miêu tả bên ngoài - Về hoàn cảnh

HS: Trả lời

GV nhấn mạnh

Về miêu tả nội đồng thời cho VD minh họa làm nổi rõ vấn đề.

vật, cây cối,...Đương nhiên, khi đi vào văn bản tự sự, loài vật, cây cối ấy đã được nhân hóa trở thành những nhân vật văn học có đời sống nội tâm phong phú, thậm chí còn có cả tính cách như con người. Đối tượng của miêu tả nội tâm thường không quan sát được một cách trực tiếp như đối tượng của miêu tả bên ngoài.

2.Khi miêu tả nội tâm

a. Đối tượng của miêu tả nội tâm là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật, không thể quan sát trực tiếp được. Để miêu tả được thế giới nội tâm ấy người viết cần phải sử dụng trí tưởng tượng, óc suy luận thật phong phú và lô-gíc.Có khi cần phải hóa vào nhân vật để cảm nhận tận cùng chiều sâu của thế giới nội tâm ấy. Sao cho khi đọc văn bản tự sự, tiếp cận nhân vật tự sự ấy, người đọc người nghe cảm thấy hợp lí, hấp dẫn.

b.So với miêu tả bên ngoài thì miêu tả nội tâm thường phức tạp hơn. Có thể coi miêu tả nội tâm là một bức tiến của nghệ thuật.

VD:Chẳng hạn như văn học dân gian, nếu có sử dụng miêu tả trong tự sự thì cũng mới chỉ dừng lại ở miêu tả bên ngoài (dù đang còn rất mờ nhạt).Và đối với các nhân vật dân gian, vì thuộc kiểu nhân vật chức năng nên nhân vật thường bộc lộ mình qua các hành động. Nếu có miêu tả bên ngoài thì cũng thường là hình ảnh mang tính ước lệ, rập khuôn (các cô gái đẹp thường được tả: người đẹp như hoa, gương mặt trái xoan, tóc màu gỗ mun, mắt bồ câu,...).Phải đến giai đoạn sau của văn học viết, miêu tả nội tâm mới được xuất hiện.Và với tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du được coi là bậc thầy về nghệ thuật này.

c.Trong quá trình miêu tả nội tâm nhân vật, cần quan tâm tới hoàn cảnh, tình huống để có những lí giải thật lô-

gíc.Nói một cách khác, nội tâm nhân vật thường là sản phẩm của những tình huống, những văn cảnh nhất định.

VD: Chẳng hạn như ở nhân vật Thúy Kiều, các tình huống đã tạo ra các tâm trạng khác nhau: tâm trạng chạnh lòng buồn thương khi bắt gặp ngôi mộ Đạm Tiên và nghe kể về cuộc đời hồng nhan bạc mệnh của người con gái xấu số ấy; tâm trạng đau đớn xót xa khi bị Mã Giám Sinh coi như một món hàng; tâm trạng bẽ bàng, lo sợ, hãi hùng khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích...

4.Củng cố:

? Nêu các phương thức miêu tả khi sử dụng trong văn tự sự? Khi sử dụng miêu tả nội tâm cần lưu ý điều gì?

5.Dặn dò:

Xem lại bài học.

Tiết: 18

CHỦ ĐỀ 3:TẬP LÀM VĂN(TT)

I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp HS tiếp tục:

-Có những hiểu biết về miêu tả nội tâm và sự phù hợp giữa nội tâm với ngoại hình khi kể chuyện.

- Thực hành vận dụng vào bài viết 2.Tích hợp: Tiếng Việt, Văn bản.

3.Kĩ năng: Kết hợp kể chuyện với mô tả nội tâm nhân vật khi viết văn tự sự.

II.Chuẩn bị của GV-HS

1.GV: Bảng phụ + tài liệu liên quan 2.HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV

III.Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định lớp: SS 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới:

Hoạt động của GV- HS Nội dung

Hoạt động 1:

GV hệ thống lại kiến thức tiết 1 đã học. HS chú ý

GV: Hãy nêu mối quan hệ giữa miêu tả bên ngoài với miêu tả nội tâm?

HS: Thảo luận trả lời.

I.Kiến thức cơ bản:

1.Phân biệt miêu tả bên ngoài với miêu tả nội tâm.

a. Miêu tả bên ngoài b.Miêu tả nội tâm 2.Khi miêu tả nội tâm

a. Đối tượng của miêu tả nội tâm b.So với miêu tả bên ngoài thì miêu tả nội tâm thường phức tạp hơn.

c.Trong quá trình miêu tả nội tâm nhân vật, cần quan tâm tới hoàn cảnh, tình huống

3.Quan hệ giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm.

Trong thực tế, miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người ta tả cảnh để

Hoạt động 2:

GV: Dùng bảng phụ ghi đoạn thơ HS: Xác định phương thức biểu đạt

GV: Những câu sau chủ yếu miêu tả điều gì?

HS: Thảo luận trả lời

(Dáng đi, cử chỉ, nét mặt của Kiều không?)

GV: Hãy tìm trong văn học TĐ những bài có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm của nhân vật?

HS: Về nhà thực hiện

bộc lộ tâm trạng nhân vật (vịnh cảnh ngụ tình), bởi nói như Nguyễn Du: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu- Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” hay “Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng”. Đối với nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật, quan hệ miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm càng rõ nét hơn. Qua ngoại hình có thể diễn tả được thế giới nội tâm ; ngượclại, qua thế giới nội tâm để lí giải, để hiểu rõ thêm hình thức bên ngoài của con người.

II.Luyện tập:

1.Bài tập 1:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng Tưởng người dưới nguyệt chén

đồng

... Tấm son gột rửa bao giờ cho phai →Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm. 2.Bài tập 2:

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng

... Nét buồn như cúc điệu gầy như mai → Miêu tả nội tâm của Thúy Kiều. 3.Bài tập 3:

Về nhà thực hiện 4.Củng cố:

? Yếu tố miêu tả nội tâm có tác dụng gì trong bài văn tự sự ? 5.Dặn dò:

Học lại bài học

IV.Rút kinh nghiệm/.

Tuần 10 Từ ngày 26 tháng 10 năm 2009 đến ngày 31 tháng 10 năm 2009. Tiết: 19 CHỦ ĐỀ 1: VĂN BẢN -Nguyễn Dữ- I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương.

- Thấy rõ thân phận nhỏ nhoi,bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ phụ quyền phong kiến.

- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật dựng truyện,dựng nhân vật sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.

2.Tích hợp: Với Tiếng Việt,Tập làm văn với văn bản truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”

(Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi - sưu tầm và biên soạn). 3.Rèn luyện kĩ năng:

- Tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Giáo dục thái độ trân trọng đối với người phụ nữ.

II.Chuẩn bị của GV-HS III.Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định lớp:SS 2.Kiểm trả bài cũ:

? Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ? 3.Bài mới:

Hoạt động của GV-HS Nội dung

Hoạt động 1:

GV: Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả, thời đại?

HS: Trả lời

I.Kiến thức cơ bản:

1.Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu TH XVI.Đây là thời kì xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động và khủng hoảng. Những giá trị chính thống của Nho giáo bị nghi ngờ, đảo lộn. Đặc biệt, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến Lê- Mạc - Trịnh gây ra những rối ren, loạn lạc liên miên trong đời sống xã

GV: Truyền kì là gì? Nó được phát triển như thế nào?

HS: Trao đổi nhóm trả lời.

GV: Hãy nêu những hiểu biết của mình về tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”?

HS: Thảo luận nhóm trả lời.

GV: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm? HS: Trả lời.

GV chốt lại toàn bộ HS ghi khái quát.

Hoạt động 2:

GV: Vì sao nói lấy người phụ nữ làm nhân vật chính là một nét mới mẻ, thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du?

HS: Bộc lộ. GV chốt lại

hội.Giống như nhiều trí thức khác nhau của thời đại mình, Nguyễn Dữ chán nản và bi phẫn trước thời cuộc.Chính vì thế, sau khi đỗ hương cống, ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ẩn.

- Truyền kì là thể loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, thịnh hành từ thời Đường. Truyền kì thường dựa vào những cốt truyện dân gian hoặc dã sử. Trên cơ sở đó, nhà văn hư cấu, sắp xếp lại các tình tiết, tô đậm thêm các nhân vật...Ở truyền kì, có sự đan xen giữa thực và ảo. Đặc biệt, các yếu tố kì ảo trở thành phương thức không thể thiếu để phản ánh hiện thực và kí thác những tâm sự, những trải nghiệm của nhà văn. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì ở Việt Nam.

2.Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai tác phẩm của Truyền kì mạn lục.Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm, day dứt trước sự mong manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc.

3.Tác phẩm cho thấy nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực- ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao.

II.Luyện tập:

1.Bài tập 1:

- Truyện có nhiều nhân vật nhưng Vũ Nương là nhân vật chính:

+ Hình ảnh của nàng được lấy làm nhan đề của truyện, chỉ riêng nàng được giới thiệu với đầy đủ họ tên, quê quán ngay ở dòng mở đầu tác phẩm..

+ Các nhân vật khác chỉ xuất hiện ở từng chặng, còn Vũ Nương xuất hiện xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tác phẩm khép lại cũng bằng câu nói và hình ảnh cuối cùng của nàng.

- Trước Nguyễn Dữ, văn học viết Việt Nam hầu như vắng bóng hình người phụ nữ, nhất là người phụ nữ trong khung cảnh gia đình. Sự xuất hiện của Vũ Nương với tư cách là nhân vật chính cho thấy sự thức tỉnh của những giá trị nhân bản, sự quan tâm đến hạnh phúc đời thường trong văn học Việt Nam. Đó là một nét mới mẻ của Chuyện

người con gái Nam Xương, báo trước sự

xuất hiện của những nàng chinh phụ, Thúy Kiều...ở giai đoạn văn học sau này. 4.Củng cố:

? Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm? 5.Dặn dò:

Học lại bài học.

Tiết: 20

Một phần của tài liệu GIAO AN CĐTC NV 9 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w