TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP I.Mục tiêu bài học:

Một phần của tài liệu GIAO AN CĐTC NV 9 (Trang 124)

- Cơm chín rồi!

TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP I.Mục tiêu bài học:

I.Mục tiêu bài học:

Giúp HS tiếp tục:

- Hệ thống hóa kiến thức về từ loại bao gồm trong các việc cụ thể thực hành nhận diện ba từ loại lớn ( DT, ĐT, TT) thông qua ba tiêu chuẩn (ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp). Điểm diện các từ loại còn lại thông qua việc nhận diện chúng trong câu cụ thể.

- Hệ thống hóa kiến thức về cụm từ chính phụ với ba kiểu cụ thể là: CDT, CĐT, CTT. Nắm cấu tạo chung của từng kiểu cụm từ và biết nhận diện cụm từ trong ngữ liệu cụ thể.

II. Chuẩn bị của GV-HS

1.GV: Bảng phụ 2.HS:

III. Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định lớp:SS

2.Kiểm tra bài cũ: Không 3.Bài mới:

GV cùng HS lần lượt liệt kê kiến thức iên quan GV lấy VD minh hoạ

Hoạt động 1:Từ loại.

a.Danh từ, động từ, tính từ:

Từ loại Ý nghĩa khái quát Khả năng kết hợp

Về phía trước Về phía sau

Danh từ Chỉ vật, sự vật, người, hiện tượng, khái niệm.... Từ chỉ số (số từ) hay chỉ lượng (lượng từ) Từ chỉ định (chỉ từ) Động từ Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật Phụ ngữ Phụ ngữ

Tính từ Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. Phụ ngữ Phụ ngữ b.Các từ loại khác:

Từ loại Ý nghĩa khái quát Công dụng

Số từ Chỉ số hay số thứ tự (sự vật) Đứng trước hay đứng sau danh từ (tạo thành cụm danh từ) Đại từ

Dùng để trỏ (thay thế) hoặc để hỏi về người, sự vật, số lượng, hoạt động, tính chất, hay sự việc

Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu, hoặc làm phụ ngữ trong cụm từ.

Lượng từ Chỉ lượng (nhiều, ít, tập hợp hay phân phối)sự vật. Đứng trước danh từ, làm phần phụ trong cụm danh từ Chỉ từ

Xác định (vị trí không gian, thời gian) và trỏ sự vật được nói đến.

Đứng sau danh từ (phần phụ sau cho cụm danh từ) hoặc giữ chức vụ ngữ pháp giống danh từ.

Quan hệ từ

Biểu thị các quan hệ (sở hữu, so sánh...) giữa các từ, các cụm từ, các câu trong văn bản.

Nối (liên kết) các từ, cụm từ, câu, đoạn văn...

Trợ từ

Nhấn mạnh hoặc biểu thị thái dộ đánh giá sự vật, sự việc (của người nói)

Dùng kèm những từ ngữ chỉ sự vật, sự việc được nói đến.

Tình thái từ

Biểu thị mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán...)

Đặt cuối câu để tạo câu theo mục đích nói (câu nghi vấn, cầu khiến hay cảm thán.)

Thán từ Bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói Làm thành phần biệt lập trong câu, hay đứng riêng thành câu đặc biệt Hoạt động 2: Cụm từ

Dấu hiệu (phụ trước) Thành phần trung tâm Dấu hiệu (phụ sau) - Từ chỉ lượng sự vật - Từ chỉ số sự vật - Danh từ chỉ đơn vị, chỉ loại - Danh từ chỉ sự vật - Từ chỉ đặc điểm sự vật - Từ chỉ vị trí xác định sự vật b.Cụm động từ:

Dấu hiệu (phụ trước) Thành phần trung tâm Dấu hiệu (phụ sau)

Phụ ngữ (chỉ quan hệ thời gian, mức độ, phủ định, tiếp diễn hay ý nghĩa cầu khiến)

Động từ Phụ ngữ (chỉ ý nghĩa, khả năng, kết quả hoặc hướng...)

c.Cụm tính từ:

Dấu hiệu (phụ trước) Thành phần trung tâm Dấu hiệu (phụ sau)

Phụ ngữ (chỉ quan hệ thời gian, mức độ, phủ định, tiếp diễn tương tự...) Tính từ Phụ ngữ (chỉ mức độ, kết quả...) Chuyển tiết 2: Hoạt động 3: Thành phần câu. a.Thành phần chính:

Thành phần Dấu hiệu nhận biết

Chủ ngữ

- Thường trả lời cho câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì? Việc gì? - Do danh từ (cụm danh từ) hay đại từ tạo thành, động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), cụm chủ - vị...và cũng có thể dùng làm chủ ngữ.

Vị ngữ

- Thường trả lời cho câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là ai? Là cái gì?

- Do động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), danh từ (cụm danh từ)...tạo thành.

b.Thành phần phụ:

Thành phần Dấu hiệu nhận biết

Trạng ngữ

- Thường trả lời cho câu hỏi: Lúc nào?Vì sao? Ở đâu? Để làm gì? Bằng gì? Bằng cách nào?...nhằm tạo thành phần phụ mở rộng câu.

Khởi ngữ - Đặt trước chủ ngữ để nêu đề tài nói đến trong câu.- Thường có thể thêm quan hệ từ về hay đối với

Thành phần Dấu hiệu nhận biết

Tình thái Do các tình thái từ (thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc nêu trong câu) tạo thành. Cảm thán Do thán từ (hay từ ngữ được dùng như thán từ) thể hiện cảm xúc, tình cảm của người nói trong câu. Gọi - đáp Dùng từ ngữ để gọi hay đáp nhằm tạo quan hệ hoặc giữ quan hệ giữa người nói với người nghe.

Phụ chú

Thành phần biệt lập được đặt giữa hai dấu phẩy, hai dấu gạch ngang, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang và một dấu phẩy, nhằm bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

4.Củng cố:

GV hệ thống lại các kiến thức, HS lấy VD minh hoạ cho trường hợp nào đó. 5.Dặn dò:

Học lại bài

IV.Rút kinh nghiệm.

Tuần 32

Tuần 33: Từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 24 tháng 4 năm 2010

Một phần của tài liệu GIAO AN CĐTC NV 9 (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w