I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS tiếp tục:
Hiểu được Mô- pa- xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục các em lòng yêu thương bạn bè và mở rộng ra là lòng yêu thương con người.
II. Chuẩn bị của GV-HS III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: SS
2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung
ở đoạn đầu truyện được diễn tả như thế nà? Tâm lí và hành động của nhân vật có phù hợp với cảnh ngộ và với đặc điểm tâm lí của một em bé nhỏ hay không?
HS: Trả lời
GV nhận xét và chốt lại
GV: Điều gì đã khiến bác Phi-líp nhận làm bố của Xi-mông?
HS: Bộc lộ GV chốt lại
Chuyển tiết 2:
GV: Những chi tiết nào cho thấy chị Blăng-sốt căn bản là một người tốt và cảnh ngộ của chị rất đáng được cảm thông?
HS: Tìm chi tiết trong tác phẩm. GV nhận xét.
động: em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết vì không có bố.
- Một biểu hiện của nỗi đau khổ, buồn tủi ở Xi-mông là em rất dễ khóc. Trong đoạn truyện này, đã nhiều lần Xi-mông khóc: “...cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc...”, “....và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên...”, “những cơn nức nở lại kéo đến”.
- Nỗi đau đớn còn thể hiện trong cách nói với nhiều câu bị ngắt quãng, lặp lại, xen với tiếng nức nở: “Chúng nó đánh cháu...vì...cháu...cháu...không có bố”.
Nhưng Xi-mông vẫn là một em bé nên tâm trạng cũng dễ thay đổi và cũng dễ bị cuốn hút bởi ngoại cảnh và những trò chơi. Vì thế, khi ra bờ sông định nhảy xuống tự tử, nhưng trời ấm áp, bãi cỏ êm, cảnh vật tươi sáng đã làm em nguôi ý định nhảy xuống sông mà muốn được nằm dài trên cỏ. Tiếp đó, một chú nhái lại lôi cuốn em vào trò chơi, em liên tưởng đến một thứ đồ chơi ở nhà. Nghĩ đến nhà, em lại nhớ tới mẹ và nỗi đau buồn lại trở lại. Tác giả đã rất am hiểu đặc điểm tâm lí trẻ em khi diễn tả sự biến dổi tâm trạng như trên của Xi-mông. 2.Những lí do khiến bác Phi-líp nhận làm bố của Xi-mông: Bác là người nhân hậu, tốt bụng, khi hiểu hoàn cảnh của Xi- mông và trước lời khẩn cầu tha thiết của em, bác không nỡ lòng từ chối giúp đỡ cậu bé, nhất là khi em nói nếu bác không nhận lời em sẽ ra bờ sông để chết. Nhưng mặt khác, còn do bác đã hiểu cảnh ngộ và bản chất của chị Blăng -sốt khi gặp chị và có thiện cảm với chị.
3.Bản chất tốt của Blăng-sốt được thể hiện qua các chi tiết:
- Ngôi nhà của hai mẹ con chị nhỏ bé, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ; chứng tỏ chị là người ngăn nắp, chăm chỉ.
- Ngoại hình và tư thế của chị khi gặp lần đầu người đàn ông lạ “cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông lạ bước qua
GV: Đoạn trích truyện này gợi cho em suy nghĩ gì về cái nhìn và thái độ đối với mọi người ở xung quanh ta? Em có nhớ tác phẩm nào cũng từng nhắc nhở chúng ta về cách nhìn và thái độ đối với con người không?
HS: Trả lời
GV nhận xét và chốt lại.
ngưỡng cửa...”, khiến cho bác Phi-líp
“bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa” với người phụ nữ ấy.
- Nỗi đau xót ở chị khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố: “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tuỷ,...nước mắt lã chã tuôn rơi”. Khi nghe con hỏi Phi-líp: “Bác có muốn làm bố cháu không?” thì chị “lặng ngắt và quằn quại” vì hổ thẹn, “dựa vào tường, hai tay ôm ngực”.
Những chi tiết trên cho thấy Blăng- sốt là người phụ nữ đứng đắn, rất thương con, đau khổ vì sự lầm lỡ trước đây của mình. Cảnh ngộ của chị rất đáng được cảm thông, bản chất của chị không phải như dư luận đồn đại.
4.Đoạn trích truyện Bố của Xi-mông
gợi cho chúng ta suy ngẫm về cách nhìn và thái độ với mọi người xung quanh: không được nhẫn tâm với những số phận và cảnh ngộ éo le của những người như mẹ con chị Blăng-sốt. Không nên có cái nhìn định kiến, ác cảm với những người đã trót lỡ lầm, nhất là khi bản chất của họ là người tốt. Những tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương như bác Phi-líp vẫn không thiếu trên cõi đời và tấm lòng ấy có thể đem lại hạnh phúc cho những người bất hạnh và cho cả chính mình.
Ở lớp 8, em đã đọc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, cũng là một truyện ngắn nêu lên vấn đề về cách nhìn và thái độ đối với con người: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương....Cái bản tính tốt của người ta bị những lỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.
4.Củng cố:
Em nhận thấy trong văn bản điều gì về cách sống? 5.Dặn dò:
Học bài và xem lại văn bản.
IV.Rút kinh nghiệm.