CHỦ ĐỀ 3:TẬP LÀM VĂN

Một phần của tài liệu GIAO AN CĐTC NV 9 (Trang 32)

- Xe đâu không dắt vào, lại để ngoài cổng à ? (Lời dẫn trực tiếp).

CHỦ ĐỀ 3:TẬP LÀM VĂN

I.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Ôn tập, củng cố hệ thống hóa các kiến thức về văn bản thuyết minh, nâng cao thông qua việc kết hợp với các biện pháp nghệ thuật.

2. Tích hợp : Với Văn bản, Tiếng việt, Tập làm văn.

3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về văn bản thuyết minh.

II. Chuẩn bị của GV-HS.

III. Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định lớp: SS 2.Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra về sự chuẩn bị của HS. 3.Bài mới:

Hoạt động của GV-HS Nội dung

Hoạt động 1:

GV cho HS khái quát lại kiến thức liên quan HS: Ghi chép

GV: Các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng là gì?

HS: Trả lời

GV: Có phải văn bản thuyết minh cũng sử dụng biện pháp nghệ thuật?

HS: Bộc lộ

Hoạt động 2:

GV: Văn bản sau có tính chất thuyết minh không? Hãy chỉ ra sự độc đáo trong cách thuyết minh của văn bản này?

HS: Thảo luận nhóm trả lời.

I.Kiến thức cơ bản

1.Văn bản thuyết minh có chức năng chính là trình bày, giới thiệu, giải thích những đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,...của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Để đáp ứng yêu cầu này, văn bản thuyết minh thường sử dụng các phương pháp: liệt kê, nêu số liệu, phân tích...Tuy nhiên, để hấp dẫn và tạo ấn tượng cho người đọc, văn bản thuyết minh cần phải sinh động. Việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh chính là đáp ứng yêu cầu trên.

2.Các biện pháp nghệ thuật ở đây chủ yếu bao gồm: kể chuyện, tự thuật, đối thoại

(vấn đáp) theo lối ẩn dụ, nhân hóa, hư cấu; các hình thức vè, diễn ca...Chẳng hạn có thể để cho một đồ dùng, vật nuôi tự kể chuyện và giới thiệu về mình.Cũng có khi được dựng nên một câu chuyện hư cấu về chúng. Phổ biến nhất là sử dụng tưởng tượng, liên tưởng, các phép so sánh, nhân hóa để gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh một cách sinh động, hấp dẫn.

3.Không phải văn bản thuyết minh nào cũng có thể sử dụng tùy tiện các biện pháp nghệ thuật. Mặt khác, các biện pháp nghệ thuật này chỉ có tác dụng hỗ trợ, khiến cho văn bản thêm hấp dẫn, sinh động chứ không thay thế được bản thân sự thuyết minh (nhằm cung cấp những tri thức khách quan, chính xác về đối tượng).

II.Luyện tập:

1.Bài tập 1:

Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

Bà ơi đi chợ mua tôi đồng giềng

- Văn bản trên có tính chất thuyết minh. Nó cung cấp tri thức về những gia vị khi chế biến món ăn đối với các loại thực phẩm: lá chanh với thịt gà, hành với thịt lợn, giềng với thịt chó.

- Văn bản thuyết minh dưới hình thức thơ lục bát và được xây dựng dưới dạng lời nói của các con vật đối với người đi chợ. Phép nhân hóa đã được sử dụng rất thành công trong trường hợp này. Tính cần thiết về sự kết hợp giữa thực phẩm và gia vị được diễn đạt dưới hình thức nhu cầu tự thân (lời đòi hỏi) của từng con vật.

- Nhờ cách thuyết minh này mà nội dung thuyết minh trở nên rất sinh động và hấp dẫn chứ không khô khan. Hình thức thơ lục bát khiến cho lời thuyết minh dễ thuộc, dễ nhớ.

4.Củng cố:

? Nêu vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh? 5.Dặn dò:

Học lại bài học.

IV.Rút kinh nghiệm /.

Tiết: 14

CHỦ ĐỀ 3: TẬP LÀM VĂN

I.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS tiếp tục:

Ôn tập, củng cố hệ thống hóa các kiến thức về văn bản thuyết minh, nâng cao thông qua việc kết hợp với các biện pháp nghệ thuật.

2. Tích hợp : Với Văn bản, Tiếng việt, Tập làm văn.

3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về văn bản thuyết minh.

HS chuẩn bị tất cả tất cả các đề trong SGK.

III. Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định lớp: SS 2.Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra về sự chuẩn bị của HS. 3.Bài mới:

Hoạt động của GV-HS Nội dung

Hoạt động 1:

GV cho HS nhắc lại kiến thức liên quan HS: Trả lời

Hoạt động 2:

GV: Cho HS đọc văn bản sau GV ghi bằng bảng phụ

Văn hóa chợ quê

(1) Ai đó thật có lí khi đã nói rằng, muốn biết đời sống của một vùng quê nào đó ra sao thì hãy ra ngắm chợ. (2)Chợ là trung tâm văn hóa cộng đồng.(3) Chợ là hồn của quê. (4)Thuở thiếu thời, ta đã bao lần trốn học ra chợ chơi trò đánh đáo, đánh khăng. (5) Tuổi thơ ai không thuộc lòng lòng những câu hát xẩm của bà lão mù suốt tháng quanh năm ngồi bên góc chợ. (6) Những lời rao của ông lão bán thuốc lào, mấy người dân tộc miền núi xuống bán thuốc dấu hay những anh lực điền bán nồi đất đã ám ảnh ta như chút vốn “văn chương” dân dã đầu đời. (7) Tiếng tò he lảnh lót vào cả giấc mơ. (8) Trai xóm dưới, gái làng trên lấy góc chợ làm noi hò hẹn. (9) Con gái lấy chồng làng khác gặp mẹ giữa phiên chợ quê gửi về biếu cha già cút rượu, giấmgiúi cho em út tấm quà.

GV: ? Văn bản trên cung cấp những tri thức gì về chợ quê?

? Các biện pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản là gì?

? Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản này là gì? Hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật này?

HS: Thảo luận theo nhóm

GV chia nhóm, mỗi nhóm làm một câu. HS: Đại diện nhóm trả lời

I.Kiến thức cơ bản

II.Luyện tập:

1.Bài tập 1: 2.Bài tập 2:

a. Văn bản này cung cấp về đặc điểm “trung tâm văn hóa cộng đồng” của chợ quê: là không gian vui chơi của trẻ thơ (câu 4); là không gian của những hình thức âm nhạc dân gian (câu 5) ; là nơi để buôn bán, trao đổi hàng hóa (câu 6) ; là nơi để trao gởi tình cảm của người dân quê (câu 8, 9)

b. Có hai biện pháp thuyết minh chính được sử dụng: biện pháp định nghĩa (Câu 2, 3); biện pháp liệt kê đóng vai trò dẫn chứng, minh họa cho định nghĩa được nêu ra (từ câu 4 đến câu 9).

c. Các chức năng của chợ quê không được nêu ra dưới dạng những khái niệm trừu tượng mà bằng phép hoán dụ (lấy bộ phận để chỉ toàn thể : lấy hát xẩm để nói về âm nhạc dân gian, lời rao để nói về buôn bán,...)Chính vì thế mà chức năng của chợ quê hiện lên rất sinh động cụ thể . Đặc biệt, các hình ảnh hoán dụ trên được hiện lên như những hồi ức của người viết về quá khứ tuổi thơ và vì vậy mà nó tràn đầy cảm xúc. Đây là những cách thức rất quen thuộc để lời thuyết minh trở nên sinh động và gợi cảm.

GV nhận xét và kết luận

GV: Cho HS đọc đoạn văn sau:

(1) Con cá mòi cũng lạ, khi ta mổ cá, trong bụng cá có cái “mề”, giống như mề của loài chim ngói. (2) Trong dân gian có truyền thuyết kể rằng : cá mòi chính là kiếp sau của chim ngói. (3) Hàng năm, trời bắt đầu sang mùa thu, chim ngói từ rừng bay về biển và hóa thành cá mòi. (4) Đến mùa xuân năm sau á mòi lại từ biển ngược về rừng để làm chim ngói. (5)Thiên nhiên thay đổi mùa, chim ngói và cá mòi cũng thay đổi kiếp.

GV: Cho biết có thể lược bỏ những câu nào mà vẫn bảo đảm được thông tin chính yếu của văn bản. Sự xuất hiện những câu văn đó có chức năng gì?

HS: Thảo luận trao đổi nhóm để trả lời GV: Lập dàn ý cho các đề

GV gợi ý cho HS về nhà làm

Cả hai đề bài đều phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

a. Nội dung thuyết minh: đảm bảo yêu cầu thuyết minh về một đồ dùng:

- Cấu tạo:

- Công dụng, cách bảo quản, sử dụng: - Lịch sử;

- Chủng loại.

b.Hình thức thuyết minh: vận dụng một số biện pháp nghệ thuật khiến cho bài thuyết minh trở nên sinh động, hấp dẫn:

- Kể chuyện (khi nói về nguồn gốc ra đời, người phát minh)

- Tự thuật (khi nói về công dụng, cấu tạo ).

- Hỏi đáp theo lối nhân hóa (khi giới thiệu về chủng loại).

- Những hồi tưởng và kỉ niệm bản thân (biện pháp này nên áp dụng ở đề thứ hai vì nó gắn với một đồ dùng sinh hoạt hay sản vật độc đáo ở địa phương em).

3.Bài tập 3:

- Từ câu (2) đến câu (5) hoàn toàn có thể lược bỏ mà vẫn đảm bảo được thông tin chính yếu của văn bản được nêu ở câu (1). - Sự xuất hiện của câu (2) đến câu (5) chỉ có giá trị bổ trợ. Câu chuyện dân gian được kể ra ở đây chủ yếu có giá trị khắc sâu đặc điểm của cá mòi: có cái mề giống của chim ngói. Đồng thời, nó cũng khiến văn bản thuyết minh trở nên hấp dẫn, sinh động, dễ tiếp thu hơn

4.Bài tập 4:

Đề1: Thuyết minh về cái quạt

Đề 2: Thuyết minh về một trong các đồ dùng sinh hoạt hay một sản vật độc đáo ở địa phương em.

Về nhà làm

4.Củng cố:

GV nhấn mạnh vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 5.Dặn dò:

IV.Rút kinh nghiệm /.

Tuần 07

Tuần 08 (Từ ngày 12 đến ngày 17 tháng 10 năm 2009) Tiết: 15

Chủ đề 3: TẬP LÀM VĂN (TT)

I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

Thấy rõ được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.

2.Tích hợp: Với Văn, Tiếng Việt

3.Rèn luyện kĩ năng: Phân tích và sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự

II.Chuẩn bị của GV- HS:

Bảng phụ

III.Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định lớp: SS

2.Kiểm tra bài cũ: Không 3.Bài mới:

Hoạt động của GV- HS Nội dung

Hoạt động 1:

GV: Một văn bản hay có nhất thiết chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt không? HS: Không

GV: Tự sự là gì? Trong văn bản tự sự thường kết hợp với các phương thức biểu đạt nào?

HS: Trả lời

GV: trong văn bản tự sự việc kếưt hợp các phương thức như: miêu tả cụ thể sẽ có tác dụng gì?

HS: Bộc lộ

Hoạt động 2:

GV: Treo bảng phụ ghi đoạn văn HS: Theo dõi.

Em quẹt que diêm lần thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô- en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trước mắt em bé. Em với đôi tay về phía cây...nhưng diêm tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.

? Trong đoạn văn trên có những chi tiết nào là miêu tả?

? Các chi tiết miêu tả có ý nghĩa gì trong đoạn văn?

HS: Trao đổi , thảo luận GV: Dùng bảng phụ ghi

I.Kiến thức cơ bản:

1.Mỗi kiểu văn bản thường gắn với một phương thức biểu đạt chính và có thể kết hợp, đan xen với một số phương thức biểu đạt khác.

2.Tự sự là một phương thức biểu đạt quan trọng để con người tái hiện hiện thực. Tự sự lấy kể việc, trình bày diễn biến của sự việc là chính, nhưng bao giờ cũng kết hợp với miêu tả và biểu cảm (có khi kết hợp cả nghị luận và thuyết minh). 3.Trong văn bản tự sự, việc miêu tả cụ thể (về cảnh vật, nhân vật và sự việc) sẽ làm cho câu chuyện trở nên sinh động, gợi cảm, hấp dẫn hơn.

II.Luyện tập:

1.Bài tập 1:

a.Trong đoạn văn, nhà văn đã miêu tả mộng tưởng của cô bé bán diêm khi quẹt que diêm thứ ba.Các chi tiết miêu tả là hình ảnh cây thông Nô-en “lớn”, “lộng lẫy” với “hàng ngàn ngọn nến sáng rực rỡ”...., “bay lên, bay lên mãi”.

b.Với các chi tiết miêu tả, nhà văn làm cho người đọc hình dung được tâm trạng của nhân vật cô bé bán diêm. Trong tình cảnh đói rét, cô độc, cô bé vẫn khát khao được sống đầy đủ, hạnh phúc như mọi người.

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc....

- Khốn nạn...Ông giáo ơi!....Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về...

a.Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp miêu tả là chủ yếu nào sau đây:

A.Tả chân dung B.Tả hành động

C.Tả nội tâm nhân vật D.Tả cảnh

b.Cách miêu tả trong đoạn văn sau đây có gì khác với đoạn văn trên của Nam Cao?

Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Cảm thấy mình chơ vơ lúc này. Vì chung quanh chỉ là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả bom tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp học.

HS: Thảo luận nhóm trả lời GV nhận xét và chốt lại.

2.Bài tập 2: a.Chọn A

b.Tả nội tâm nhân vật.

4.Củng cố:

? Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự? 5.Dặn dò:

Học lại bài học

IV.Rút kinh nghiệm /. Tiết: 16

Chủ đề 3: TẬP LÀM VĂN (TT)

I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Tiếp tục giúp HS:

Thấy rõ được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.

2.Tích hợp: Với Văn, Tiếng Việt

3.Rèn luyện kĩ năng: Phân tích và sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự

II.Chuẩn bị của GV- HS:

Bảng phụ

III.Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định lớp: SS

2.Kiểm tra bài cũ: Không 3.Bài mới:

Hoạt động của GV- HS Nội dung

Hoạt động 1:

GV hệ thống lại kiến thức tiết trước HS theo dõi

Hoạt động 2:

GV khái quát lại các bài ở tiết trước GV: Những bài văn tả cảnh có ý nghĩa gì trong bài văn tự sự?

HS: - Để người dọc hình dùn được hoàn cảnh, tình huống xảy ra câu chuyện

- Để người đọc hình dung được cảnh vật

- Để thực hiện tâm trạng của nhân vật

GV: Trong bài văn tự sự, người đọc hình dung được con người một cách cụ thể, sinh động, em cần phải miêu tả nhân vật ở những phương diện nào?

HS: Tả ngoại hình Tả nội tâm Tả cảnh GV: Tìm một số đoạn văn tả cảnh ngụ tình? HS: Tìm và đọc I.Kiến thức cơ bản: II.Luyện tập: 1.Bài tập 1: 2.Bài tập 2: 3.Bài tập 3:

Bài văn tả cảnh có ỹ nghĩa trong bài văn tự sự:

- Để người dọc hình dung được hoàn cảnh, tình huống xảy ra câu chuyện

- Để người đọc hình dung được cảnh vật - Để thực hiện tâm trạng của nhân vật 4.Bài tập 4:

Trong bài văn tự sự, người đọc hình dung được con người một cách cụ thể, sinh động, cần phải miêu tả nhân vật ở những phương diện:

- Tả ngoại hình - Tả nội tâm - Tả cảnh 5.Bài tập 5:

a. Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong khác hẳn- chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc

GV: Viết một đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả?

HS: Thảo luận nhóm trả lời.

khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đám lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một

Một phần của tài liệu GIAO AN CĐTC NV 9 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w