TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

Một phần của tài liệu GIAO AN CĐTC NV 9 (Trang 91)

- Miêu tả nội tâm nhân vật Miêu tả ngôn ngữ nhân vật

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

- Nguyễn Đình Thi-

I. Mục tiêu bài học.

Giúp HS tiếp tục:

- Hiểu được nội dung của văn nghệ, sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua các tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ, giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

- Rèn luyện kĩ năng đọc -hiểu và phân tích văn bản nghị luận.

II. Chuẩn bị của GV-HS.

- Toàn văn bài viết trong “ Mấy vấn đề văn học” hoặc Tuyển tập Nguyễn Đình Thi( Tập 3 ).

- Ảnh chân dung Nguyễn Đình Thi hồi kháng chiến chống Pháp.

III. Tiến trình lên lớp.

1.Ổn định lớp:SS 2.Kiểm tra bài cũ:

? Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách?

Hoạt động của GV-HS Nội dung Hoạt động1:

GV: Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

HS: Thảo luận nhóm trả lời.

GV: Văn nghệ có những khả năng kì diệu như thế nào?

HS: Trả lời

GV: Tác giả đã sử dụng phương thức

I.Kiến thức cơ bản:

1.Văn bản Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948- thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Những năm này, chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới gắn bó với đời sống kháng chiến vĩ đại của nhân dân, đậm đà tính dân tộc, đại chúng. Vì thế, nội dung và sức mạnh kì diệu của văn nghệ thường được tác giả gắn với đời sống phong phú, sôi nổi của quần chúng nhân dân đang chiến đấu và sản xuất. Tiếng nói của văn nghệ có nội dung lí luận sâu sắc, thể hiện nhiệt tình những rung cảm chân thành của người nghệ sĩ kháng chiến Nguyễn Đình Thi.

2.Cùng với thực tại khách quan, tác phẩm văn nghệ còn thể hiện nhận thức mới mẻ, thể hiện tư tưởng, tình cảm cá nhân nghệ sĩ. Khi sáng tạo một tác phẩm, người nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình. Từ đó, tác phẩm nghệ thuật thường mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã quen thuộc, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.

3.Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức mạnh lôi cuốn kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim. Tác phẩm nghệ thuật không cất lên những lời lí thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Từ đó, tác phẩm nghệ thuật nói nhiều nhất vơpí cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. Đến với một tác phẩm nghệ thuật, chúng ta được sống với cuộc sống được miêu tả trong đó; được yêu ghét, vui, buồn, đợi chờ...cùng các nhân vật trong đó và cùng nghệ sĩ. Bằng nội dung, bằng cách thức đặc biệt đó, văn nghệ tác động một cách tự nhiên, có hiệu quả sâu

biểu đạt gì để giúp người đọc, người nghe hiểu rõ và sâu sát hơn?

HS: Nghị luận

GV chốt lại 4 nội dung

Chuyển tiết 2:

Hoạt động 2:

GV: Theo em, nếu không có văn nghệ, đời sống con người sẽ ra sao?

GV hướng dẫn

Thực chất, đây là câu hỏi về tác dụng, ý nghĩa của văn nghệ đối với con người nhưng từ tình huống giả định “nếu không có văn nghệ....”. Đọc kĩ tiểu luận của Nguyễn Đình Thi và phân tích xem:

- Nhận thức, đời sống tinh thần của con người sẽ ra sao nếu không có văn nghệ. - Nếu không có văn nghệ thì mối quan hệ giữa con người với con người, với cuộc sống sẽ ra sao? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Văn nghệ có tác dụng gì đối với sinh hoạt khắc khổ thường ngày, đối với tâm hồn thể xác, cảm xúc của chúng ta?

HS: Trao đổi nhóm đôi trả lời

GV: Tác phẩm văn nghệ đến với người đọc, người xem bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy?

GV gợi ý:

Dựa vào các ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong tiểu luận để phân tích, lí giả sức mạnh to lớn, khả năng kì diệu của văn nghệ.

- Tư tưởng, nội dung của văn nghệ thường được thể hiện bằng hình thức nào?

- Văn nghệ tác động đến người đọc, người xem qua con đường nào, bằng cách gì?

sắc, lâu bền đến con người.

4. Tiếng nói của văn nghệ có sức hấp dẫn, lôi cuốn còn bởi cách viết văn nghị luận đặc sắc của Nguyễn Đình Thi. Tác phẩm giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về đời sống thực tế để nhận định, các ý kiến có sức khẳng định, thuyết phục. Giọng văn của tác phẩm toát lên lòng chân thành, niềm say sưa, đặc biệt nhiệt hứng dâng cao ở phần cuối.

II.Luyện tập:

1.Bài tập 1:

- Nhận thức, đời sống tinh thần của con người sẽ ... nếu không có văn nghệ.

- Nếu không có văn nghệ thì mối quan hệ giữa con người với con người, với cuộc sống sẽ ...

- Văn nghệ có tác dụng...đối với sinh hoạt khắc khổ thường ngày, đối với tâm hồn thể xác, cảm xúc của chúng ta

2.Bài tập 2:

- Tư tưởng, nội dung của văn nghệ thường được thể hiện bằng hình thức ...

- Văn nghệ tác động đến người đọc, người xem qua con đường ..., bằng cách...

4.Củng cố:

? Nêu giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản? 5.Dặn dò:

Học lại bài học

Tuần 23

Tuần 24: Từ ngày 1 tháng 1 năm 2010 đến ngày 6 tháng 1 năm 2010 Tiết: 41,42

I. Mục tiêu bài học:

Giúp HS tiếp tục:

- Nhận thức được những điểm mạnh, yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong thế kỉ mới.

- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.

II. Chuẩn bị của GV-HS.

Cuốn sách Một góc nhìn của trí thức, tập 1, NXB Trẻ, TPHCM, 2002.( Nếu có)

III. Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định lớp: SS 2.Kiểm tra bài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.Bài mới:

Hoạt động của GV-HS Nội dung

GV: Vấn đề chính mà tác giả đem ra bàn luận trong văn bản là vấn đề nào?

HS: Lớp trẻ cần nhận thức rõ những... GV: Bài viết của tác giả Vũ Khoan được triển khai thành bốn luận cứ với một bố cục chặt chẽ. Em hãy tìm các luận cứ của văn bản theo trình tự?

HS:

- Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

- Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới.

- Bước vào thế kỉ mới, mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để đáp ứng nhiệm vụ CNH- HĐH đất nước.

GV: Tại sao tác giả Vũ Khoan cho rằng trong các hành trang chuẩn bị bước vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất?

HS:Theo dõi văn bản tìm hai lí lẽ

GV: Theo tác giả, trong bối cảnh thế giới hiện nay, Việt Nam đồng thời phải giải quyết những nhiệm vụ quan trọng nào? HS: Xác định 3 vấn đề cơ bản

GV: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có khái niệm đúng về nền kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế mà trong đó...(tri thức, trí tuệ / máy móc, phương tiện sản xuất) chiếm

1.Lớp trẻ Việt Nam cần nhận thức rõ những điểm mnạh và điểm yếu của con người Việt Nam để nhanh chóng khắc phục những điểm yếu hình thành những đức tính và thói quen tốt khi bước vào thế kỉ mới. 2.Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.

- Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

- Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới.

- Bước vào thế kỉ mới, mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để đáp ứng nhiệm vụ CNH- HĐH đất nước.

3.Trong các hành trang chuẩn bị bước vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất:

Bởi vì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội lịch sử. Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người ngày càng nổi bật.

4.Trong bối cảnh thế giới hiện nay, Việt Nam đồng thời phải giải quyết những nhiệm vụ quan trọng:

- Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp

- đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước - Nhanh chóng tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.

5.Kinh tế tri thức là khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế mà trong đó tri thức, trí tuệ chiếm một tỉ trọng cao trong giá trị của các sản phẩm và trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.

một tỉ trọng cao trong giá trị của các sản phẩm và trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.

HS: Tự điền

Chuyển tiết 2

GV: Điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam được tác giả đề cập tới trong văn bản là gì?

HS: Nhắc lại GV chốt lại

GV:Bước vào thế kỉ mới, chúng ta cần phải loại bỏ những thói quen có hại nào?

HS: Trả lời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: Tác giả chỉ ra và phân tích những điểm yếu của con người Việt Nam nhằm mục đích gì?

HS:Để góp phần loại bỏ những thói quen xấu, phát huy những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.

GV: Khi phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, tác giả đã thể hiện thái độ gì?

HS: Thái độ khách quan, chân thnàh đấy trách nhiệm của người trong cuộc.

GV: Theo em có nhiều người tán thành ý 6.

Điểm mạnh Điểm yếu

- Thông minh, nhạy bén.

- Cần cù, sáng tạo.

- Đoàn kết, đùm bọc trong chống giặc ngoại xâm. - Thích ứng nhanh. - Thiếu kiến thức cơ bản, kém năng lực thực hành - Thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt qui trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn. - Đố kị trong làm ăn, trong cuộc sống hàng ngày.

- Hạn chế trong thói quen nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen bao cấp, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”

7.Bước vào thế kỉ mới, chúng ta cần phải loại bỏ những thói quen có hại :

-Thái độ kì thị đối với sự kinh doanh

- Tính chây lười, ỷ lại do thói quen ảnh hưởng sự bao cấp

- Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức

- Thói quen “khôn vặt”, “bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín”.

8.Tác giả chỉ ra và phân tích những điểm yếu của con người Việt Nam nhằm mục đích: Để góp phần loại bỏ những thói quen xấu, phát huy những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.

9. Khi phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, tác giả

kiến của tác giả về những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay không?

HS: Bộc lộ

GV: Văn bản giàu sức thuyết phục là nhờ những yếu tố nào?

HS: Trả lời GV nhận xét.

đã thể hiện thái độ:

Thái độ khách quan, chân thành đầy trách nhiệm của người trong cuộc.

10.Văn bản giàu sức thuyết phục là nhờ những yếu tố:

-Vấn đề đưa ra bàn luận có ý nghĩa thời sự và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

- Bố cục bài viết chặt chẽ, lập luận sắc bén, dẫn chứng sinh động.

- Thái độ của người viết rất thẳng thắn, tình cảm chân thành và đầy trách nhiệm.

4.Củng cố:

? Bản thân em có những điểm yếu gì? Em sẽ khắc phục điểm yếu đó bằng cách nào? 5.Dặn dò:

Học lại bài học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IV.Rút kinh nghiệm/.

Tuần 24

Tuần : Hoạt động khác từ ngày 8, 9 tháng 2 năm 2010 Tiết: 43,44

Một phần của tài liệu GIAO AN CĐTC NV 9 (Trang 91)