CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)

Một phần của tài liệu GIAO AN CĐTC NV 9 (Trang 121)

- Cơm chín rồi!

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)

(PHẦN TIẾNG VIỆT)

I.Mục tiêu bài học:

Giúp HS tiếp tục:

- Nhận biết một số từ ngữ địa phương.

- Xác định thái độ sử dụng từ ngữ địa phương khi dùng trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương khi dùng trong bài viết, phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật).

II. Chuẩn bị của GV-HS:

1.GV:Soạn giáo án, tài liệu liên quan. 2.HS: Soạn theo yêu cầu của GV.

III. Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định lớp:SS 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới.

Hoạt động của GV-HS Nội dung

GV: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về từ ngữ địa phương?

- Chỉ sử dụng từ ngữ địa phương, không bao giờ được sử dụng làm từ ngữ toàn dân. - Từ ngữ địa phương gây khó khăn cho giao tiếp nhưng cũng làm phong phú cho ngôn ngữ dân tộc.

- Không nên chế giễu, bài xích người dùng từ ngữ địa phương.

- Không nên sử dụng từ ngữ địa phương trong văn bản hành chính- công vụ.

HS:Chỉ sử dụng từ ngữ địa phương, không bao giờ được sử dụng làm từ ngữ toàn dân.

1.- Từ ngữ địa phương gây khó khăn cho giao tiếp nhưng cũng làm phong phú cho ngôn ngữ dân tộc.

- Không nên chế giễu, bài xích người dùng từ ngữ địa phương.

- Không nên sử dụng từ ngữ địa phương trong văn bản hành chính- công vụ.

GV: Trong tác phẩm văn học nghệ thuật, khi nào có thể dùng từ ngữ địa phương?

HS:Khi là lời nhân vật mang phương ngữ đó.

GV: Câu nào giải thích chưa chính xác lí do nhân vật bé Thu (truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng) chỉ sử dụng phương ngữ Nam Bộ?

- Vì nhà văn Nguyễn Quang Sáng là người Nam Bộ.

- Vì nhân vật bé Thu là người Nam Bộ. - Vì bé Thu còn nhỏ, chỉ nói theo phương ngữ của mình, chưa biết đến phương ngữ toàn dân.

HS: Vì nhà văn Nguyễn Quang Sáng là người Nam Bộ.

Chuyển tiết 2:

GV đọc cho HS nghe câu chuyện sau:

Có một anh bộ đội người miền Bắc đến xin nước uống ở một nhà người Huế. Anh thấy một con chó to nằm chắn đường nên rụt rè hỏi chủ nhà:

- Con chó có sao không cô Tư?

- Con cứ yên tâm, con chó không có răng mô.

Anh bộ đội yên tâm cứ thế đi qua, không ngờ con chó xổ ra, nhe răng sủa, trông rất dữ tợn. Anh kêu lên:

- Răng con chó khiếp quá, thế mà cô bảo nó không có răng.

Từ “răng mô” trong lời nói của cô Tư

khiến anh bộ đội hiểu nhầm thuộc loại từ địa phương nào?

- Chỉ các sự vật hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong phương ngữ toàn dân

- Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

- Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

HS: Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

2.Trong tác phẩm văn học nghệ thuật, có thể dùng từ ngữ địa phương: Khi là lời nhân vật mang phương ngữ đó.

3.Nhân vật bé Thu (truyện “Chiếc

lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng) chỉ sử

dụng phương ngữ Nam Bộ

- Vì nhân vật bé Thu là người Nam Bộ. - Vì bé Thu còn nhỏ, chỉ nói theo phương ngữ của mình, chưa biết đến phương ngữ toàn dân.

4. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

GV đọc cho HS nghe câu chuyện sau:

Có người vợ trẻ từ Nghệ An ra Hà Nội thăm chồng. Nghe vợ rối rít những mô tê răng rứa, chồng bảo: “Em phải nói tiếng phổ thông chứ đừng nói kiểu mô tê răng rứa như ở quê mình, người ta cười cho”. Rồi chồng “quy đổi” một loạt từ ngữ địa phương ra từ toàn dân cho vợ học thuộc. Lúc sau đi chơi phố, qua hàng kem, chồng rủ vợ ăn. Cô ta từ chối:

- Em không ăn đâu. - Sao thế?

Cô vợ nghĩ một lát rồi bảo: - Ăn vào nó kia sao lắm. - Kia sao là thế nào?

- Kia sao là kia sao chứ còn là thế nào nữa.

Chồng đành im. Lúc về nhà anh ta hỏi lại. Vợ bảo: “Tê là kia, sao là răng”, ăn kem nó tê răng, anh bảo em phải nói thế, vậy mà còn không hiểu!

GV: Em có hiểu rút ra điều gì qua câu chuyện trên?

HS:Giao tiếp trong gia đình không cần thiết đổi từ ngữ địa phương ra từ ngữ toàn dân.

thiết đổi từ ngữ địa phương ra từ ngữ toàn dân.

4.Củng cố:

Khi sử dụng từ ngữ địa phương cần lưu ý điều gì? 5.Dặn dò:

Xem lại bài học

IV.Rút kinh nghiệm.

Tuần 31

Tuần 32: Từ ngày 12 tháng 4 đến ngày 17 tháng 4 năm 2010

Chủ đề: 2 (TT) Tiết: 59,60

ÔN TẬP

Một phần của tài liệu GIAO AN CĐTC NV 9 (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w