- Miêu tả nội tâm nhân vật Miêu tả ngôn ngữ nhân vật
MÙA XUÂN NHO NHỎ
- THANH HẢI-
I. Mục tiêu bài học:
- Cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “ một mùa xuân nho nhỏ” cống hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa giá trị của cuộc sống mỗi cá nhân là sống có ích, cống hiến cho cuộc đời chung.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ phân tích hình ảnh thơ trong mạch cảm xúc của tứ thơ ( từ mùa xuân của thiên nhiên đến mùa xuân của đất nước và mùa xuân của con người).
- Có ý thức tu dưỡng cống hiến biết sống vì cuộc đời chung.
II. Chuẩn bị của GV-HS.
Tranh mùa xuân xứ Huế, chân dung tác giả ( nếu có).
III. Tiến trìnhlên lớp:
1.Ổn định lớp: SS 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới.
Hoạt động của GV-HS Nội dung
Hoạt động 1:
GV: Nêu hiểu biết của em về bài thơ
Mùa xuân nho nhỏ?
HS: Bộc lộ
GV: Điền các từ hối hả, phấn chấn / thiết tha, trầm lắng / say sưa, trìu mến vào chỗ trống sao cho thích hợp để thể hiện sự biến đổi về giọng điệu của bài thơ.
Khi diễn tả cảm xúc trước mùa xuân của đất trời, nhịp thơ...; khi thể hiện cảm xúc về mùa xuân đất nước, nhịp thơ...; khi bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện được góp “mùa xuân nho nhỏ” của đời mình vào “mùa xuân lớn” của đất nước, nhịp thơ...
HS: Lên bảng làm GV chốt lại
GV: Theo mạch cảm xúc, bài thơ có bố cục bốn phần.Hãy xác định ranh giới và nội dung chính của từng phần bằng cách: Phần đầu:... Nội dung chính... Phần thứ hai... Nội dung chính... Phần thứ ba... Nội dung chính...
1.Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến tha thiết cuộc sống, đất nước và ước nguyện cống hiến cho cuộc đời của tác giả.
2.Khi diễn tả cảm xúc trước mùa xuân của đất trời, nhịp thơ say sưa, trìu mến khi thể hiện cảm xúc về mùa xuân đất nước, nhịp thơ hối hả, phấn chấn; khi bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện được góp “mùa xuân nho nhỏ” của đời mình vào “mùa xuân lớn” của đất nước, nhịp thơ thiết tha, trầm lắng.
3. Phần đầu: 6 câu thơ đầu: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời
Phần thứ hai ( Hai khổ thơ tiếp theo): Cảm xúc về mùa xuân đất nước
Phần thứ ba ( hai khổ thơ tiếp theo) Khát vọng hoà nhập và cống hiến
Phần thứ tư ( Khổ thơ còn lại): Lời ngợi ca quê hương đất nước.
Phần thứ tư...
Nội dung chính... HS: Trả lời
Chuyển tiết 2
GV yêu cầu HS đọc khổ thơ:
Mọc giữa dòng sông xanh ... Tôi đưa tay tôi hứng.
GV: Hãy tìm trong đoạn trích Cảnh
ngày xuân đã học những câu thơ tả cảnh
mùa xuân và chép vào vở ghi
HS: Đứng tại chỗ để trả lời
GV:Hai nhà thơ Thanh Hải và Nguyễn Du đã gặp nhau ở điểm nào khi tả cảnh mùa xuân?
HS: Phát hiện trả lời
GV: Tuy nhiên hai nhà thơ khác nhau ở điểm nào khi tả mùa xuân?
HS:Trả lời GV chốt lại
GV: Theo em khổ thơ nào thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha nhất ncủa tác giả?
GV: Yêu cầu HS đọc lại đoạn
Ta làm con chim hót ... Một nốt trầm xao xuyến
? Những hình ảnh con chim, cành
hoa, nốt trầm xao xuyến cùng có chung
một ý nghĩa biểu tượng gì?
? Điều tâm niệm nhất của nhà thơ thể hiện rõ nét qua khổ thơ trên là gì?
GV yêu cầu HS lần lượt trả lời GV nhận xét sau đó chốt lại.
4.
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
5.
Giống nhau:Tả không gian cao rộng, sắc màu tươi sáng của mùa xuân.
Khác nhau:
- Thanh Hải tả thực, còn Nguyễn Du dùng bút pháp ước lệ
- Thanh Hải bộc lộ cảm xúc trực tiếp còn Nguyễn Du tả cảnh vật một cách khách quan.
6.Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
- Những hình ảnh con chim, cành
hoa, nốt trầm xao xuyến: Là những gì bình
dị, nhỏ bé, nhưng có ích cho cuộc đời.
- Điều tâm niệm của nhà thơ : Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
4.Củng cố:
GV cho HS đọc lại bài thơ 5.Dặn dò:
Học lại bài học IV.Rút kinh nghiệm./
Tuần 25
Tuần 26: Từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 6 tháng 3 năm 2010
Tiết: 47, 48