- Phạm Đình Hổ I.Mục tiêu bài học
CHỦ ĐỀ 1(VĂN BẢN)
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm hại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước; qua đó thấy được quan điểm ý thức của tác giả.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động
2.Giáo dục:
Lòng tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường của cha ông. Tự hào về người anh hùng áo vải Quang Trung.
3.Rèn luyện kĩ năng:
Phân tích tác phẩm văn xuôi cổ, học tập trần thuật kết hợp với miêu tả.
- Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”
- Bản đồ chiến dịch Tây Sơn đại phá quân Thanh.
III.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp: SS
2.Kiểm tra bài cũ: Không 3.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung
Hoạt động 1:
GV: Em hiẻu gì về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí?
HS: Trả lời GV chốt lại
GV: Nêu đôi nét về tác phẩm, tác giả? HS: Trao đổi trả lời
GV: Hồi thứ mười bốn thể hiện nội dung gì?
Nêu giá trị nghệ thuật? HS: Thảo luận trả lời. Gv chốt lại
I.Kiến thức cơ bản.
1.Hoàng lê nhất thống chí cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết theo lối chương hồi (hình thức tiểu thuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc). Tác phẩm tái hiện chân thực bối cảnh xã hội Việt Nam nửa cuối TK XVIII và mấy năm đầu TK XIX với rất nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử được khắc họa một cách chi tiết, sống động. Chính vì thế, Hoàng Lê nhất thống chí được xem là tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và là kết tinh của nghệ thuật tiểu thuyết trong văn học Việt Nam trung đại.
2.Tác phẩm được viết bởi tập thể các nhà văn thuộc dòng họ Ngô Thì trong đó Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du là hai tác giả chính. Là các nhà nho nên các cây bút trong gia Ngô văn phái thể hiện khá rõ quan điểm trung quân, ở đây là chung với nhà Lê. Tuy nhiên, tinh thần dân tộc, sự tôn trọng lịch sử đã làm xuất hiện trong tác phẩm không ít những chi tiết chân thực - nhiều khi vượt ra ngoài những chế định của tư tưởng trung quân. Chính điều này đã làm nên giá trị hiện thực và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. 3.Hồi thứ mười bốn là sự thể hiện tập trung những ưu điểm nổi bật trên của cuốn tiểu thuyết khi miêu tả thành công sức mạnh, tài năng quân sự của Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn, đồng thời khắc họa chân thực sự hèn nhát, bất lực của quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.
Nghệ thuật nổi bật trong hồi thứ mười bốn là nghệ thuật tương phản. Nhờ vào đó mà các tính cách nhân vật được
Hoạt động 2:
GV: Trong lời dụ của vua Quang Trung với quân lính ở Nghệ An có những gợi nhớ đến Sông núi nước Nam và Bình Ngô đại cáo. Hãy tìm những câu văn này?
HS: Tìm và trả lời
GV: Điểm chung ấy có ý nghĩa nghệ thật gì?
HS: Trả lời.
khắc họa rõ nét, sắc sảo. Cũng nhờ vào đó mà người đọc nhận thấy, một cách khách quan, tinh thần dân tộc và thái độ phê phán của tác giả.
II.Luyện tập:
1.Bài tập 1:
“Trong khoảng vũ trụ, đất nào sào ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”.
Lời dụ này của vua Quang Trung gợi nhớ đến bài thơ Sông núi nước Nam:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
(Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở). - “ Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân ,đều chỉ đánh một trận là thắng....”
Lời dụ này gợi nhớ đến Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi với lời khẳng định đầy kiêu hãnh: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập”.
Điểm chung ấy khiến lời dụ của vua Quang Trung như âm vang lời của sông núi, của truyền thống yêu nước, ý chí tự lập tự cường của dân tộc Việt Nam. Nếu như ở đâu đó trong tác phẩm, các nhà văn còn lưu luyến với vua Lê thì ở đây- khi ghi lại những lời dụ này- họ đã thoát khỏi sự ràng buộc chặt hẹp của quan điểm chính trị để khắc họa thành công vẻ đẹp của vua Quang Trung như là biểu tượng cho sức mạnh, khí phách của dân tộc.
4.Củng cố:
? Nêu những lời dụ của Quang Trung đối với các tướng lĩnh ở Nghệ An? 5.Dặn dò:
Học lại bài học
Tiết: 24
CHỦ ĐỀ 1(VĂN BẢN)
(Tiếp theo)
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Tiếp tục giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm hại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước; qua đó thấy được quan điểm ý thức của tác giả.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động
2.Giáo dục:
Lòng tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường của cha ông. Tự hào về người anh hùng áo vải Quang Trung.
3.Rèn luyện kĩ năng:
Phân tích tác phẩm văn xuôi cổ, học tập trần thuật kết hợp với miêu tả.
II. Chuẩn bị của GV-HS:
- Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”
- Bản đồ chiến dịch Tây Sơn đại phá quân Thanh.
III.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp: SS
2.Kiểm tra bài cũ: Không 3.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung
Hoạt động 1:
GV khái quát lại tiết học trước.
Hoạt động 2:
GV: Những chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy sự tự tin vào chiến thắng và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung? HS: Tìm những chi tiết GV chốt lại I.Kiến thức cơ bản. II.Luyện tập: 1.Bài tập 1: 2.Bài tập 2:
- Chính sử chép lại rằng: quân Thanh vào nước ta, kể cả dân phu, lêntới 20 vạn. Tôn Sĩ Nghị lại là một danh tướng của triều Thanh. Thế nhưng, trước khi lâm trận, vua Quang Trung như đã nắm chắc phần thắng trong tay, thậm chí là chiến thắng thần tốc. Trong đoạn trích, hai lần nhà vua khẳng định điều này với các tướng lĩnh của mình:
+ “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tíên đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh”.
+ “ Đến tối 30 lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!”.
Sự tự tin này cho thấy tầm vóc của người anh hùng: đứng cao hơn mọi biến cố lịch sử, định trước được kết quả sẽ xảy ra như một tất yếu không thể khác. - Sự tự tin của vua Quang Trung được thể hiện khi ông nói: “Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn
GV: Ý nghĩa nghệ thuật của việc miêu tả sự tháo chạy hoảng hốt, thảm hại của quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống là gì?
HS: Thảo luận nhóm trả lời
GV: Chi tiết: “Vua sai bưng một mâm lên mời thái hậu, còn mình thì cùng ăn
với bọn Quýnh, Hiến ở mâm dưới” gợi
cho em suy nghĩ gì? HS: Bộc lộ.
mà lo báo thù. Như thế thì việc binh đao không boa giờ dứt....Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được”.
Cuộc chiến còn chưa xảy ra nhưng đã bàn tới vấn đề hậu chiến. Lời bàn này, một lần nữa, cho thấy vua Quang Trung hoàn toàn tin chắc vào sự chiến thắng của mình. Mặt khác, qua lời bàn này, người đọc còn thấy được tầm nhìn xa trông rộng của người anh hùng: thấy trước những việc cần phải giải quyết trong tương lai. Ở đây, vua Quang Trung không chỉ được khắc họa về thiên tài quân sựmà còn như một nhà chính trị, một nhà ngoại giao kiệt xuất.
3.Bài tập 3:
Sự tháo chạy của quân Thanh và vua tôi nhà Lê được miêu tả như một phản ứng dây chuyền, càng ngày càng trở nên cuống quýt, hoảng hốt. Tôn Sĩ Nghị: “ ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”.Quân lính: “tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều bị rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn, không chảy được nữa”. Thảm hại nhất là hình ảnh vua Lê cướp thuyền đánh cá, chạy theo lối tắt, nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt.
- Miêu tả sự tháo chạy thảm hại này, các tác giả đã phơi bày sự bạc nhược, hèn nhát của bọn cướp nước và bán nước.
- Sự tháo chạy này là nột tương phản làm nổi bật sức mạnh của quân đội Tây Sơn. Ở các phần trước, sức mạnh của quân đội Tây Sơn được khắc họa trực tiếp qua các cuộ giao chiến. Đến đây, dù họ chưa hề xuất hiện, nhưng sức mạnh của họ đã khiến kẻ thù hoàn toàn tan rã. 4.Bài tập 4:
Gv chốt lại biết giữ lễ. Ngay trong lúc chạy trốn vẫn không quên sự tôn kính thái hậu. Tuy nhiên, giữ lế với thái hậu chỉ là cái lễ nhỏ. Cái lễ lớn nhất là với đất nước, với trăm họ thì ông vua này lại không biết đến: Lê Chiêu Thống biết đạo làm con nhưng không biết đạo làm vua. Là các nhà nho nên các nhà văn họ Ngô cần không chung đạo trung quân họ cố gắng tìm ra những chi tiết để tô điểm cho vị vua chính thống. Tuy nhiên nhìn một cách khách quan, sự kém cỏi của vua Lê vẫn hiện rõ nét.
4.Củng cố:
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của “Hồi thứ mười bốn”.
5.Dặn dò
Học lại bài học
IV.Rút kinh nghiệm/.
Tuần: 13 Từ ngày 16 tháng 11 năm 2009 đến ngày 21 tháng 11 năm 2009 Tiết: 25,26 (Tiếng Việt)
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Hiểu rõ khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó 2.Tích hợp : Tập làm văn, Văn bản.
3.Rèn luyện kĩ năng: giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói và viết.
II.Chuẩn bị của GV- HS III.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp: SS
2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở ghi chép của một vài HS 3.Bài mới.
Hoạt động của GV- HS Nội dung
Hoạt động1:
GV: Cho HS nhắc lại: Khái niệm về thuật ngữ? Đặc điểm của thuật ngữ? HS trả lời
GV chốt lại Hoạt động 2:
GV: Tìm 5 thuật ngữ chỉ khái niệm? HS: Nêu đủ 5 thuật ngữ chỉ khái ở các môn khoa học khác nhau.
GV nhận xét
GV: Trong các trường hợp: Nước dùng, nước cứng, nước chấm, nước da, nước mềm, nước máy.
? Trường hợp nào được dùng với tư cách là thuật ngữ?
GV gợi ý: Các lời giải thích để HS dựa vào xác định.
HS: Trả lời GV chốt lại
GV: Trong các nghĩa sau của từ cháy, nghĩa nào là thuật ngữ môn Hóa học?
I.Kiến thức cơ bản.
1.Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị các khái niệm được dùng trong các ngành khoa học, kĩ thuật và công nghệ.
2.Thuật ngữ có tính chính xác cao, trung hòa về sắc thái biểu cảm. Trong tiếng Việt, có nhiều thuật ngữ được mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài, ví dụ: ô xi, a xít, am –pe, vôn,..
II.Luyện tập:
1.Bài tập 1:
5 Thuật ngữ chỉ khái niệm
2.Bài tập 2:
- Nước cứng: Nước có chứa nhiều i-on Ca2+,Mg2+.
- Nước mềm: Nước không chứa hoặc ít i-on, Ca2+,Mg2+.
3.Bài tập 3:
Thuật ngữ Hóa học: Phản ứng tỏa nhiệt và có ánh sáng.
a.Bén, bốc lửa thành ngọn.
b.Phản ứng tỏa nhiệt và có ánh sáng. c.Bị thiêu hủy bằng nhiệt.
d.Bị hủy hoại trở nên sạm đen do thời tiết, khí hậu.
HS: Thảo luận nhóm trả lời.
Chuyển tiết 26
GV: Những từ in đậm trong đoạn thơ sau có được coi là thuật ngữ không?
Em là ai cô gái hay nàng tiên? Em có tuổi hay không có tuổi? Mái tóc em đây là mây hay là suối?
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm
dông?
Thịt da em là sắt là đồng? HS: Trao đổi nhóm trả lời GV nhận xét.
GV:Thêm các yếu tố để tạo thành thuật ngữ mới trong các trường hợp sau?
A-xít,các –bua, âm, hình...
HS: Tự làm GV nhận xét.
GV: Các từ in đậm trong các câu sau đây, từ nào được dùng với nghĩa thông thường?
a.Máy này cần phải thay cổ ngỗng.
b.Tiền vệ có nhiệm vụ mớm bóng để tiền đạo dứt điểm.
c.Cậu cần giải quyết dứt điểm các thắc mắc hôm qua.
d.Một trong những bộ phận quan trọng của xuồng máy là chân vịt.
e.Cậu ấy muốn bơi nhanh nên phải lắp chân vịt.
g.Chúng em đang học phần cơ học, còn quang học sẽ học sau.
h.Dân số thành thị đang tăng theo chiều hướng cơ học.
HS: Trả lời
GV: Vì sao thuật ngữ vi rút trong y học và thuật ngữ vi rút trong tin học lại biểu thị những khái niệm khác nhau?
HS: Bộc lộ GV chốt lại
GV: Trong lĩnh vực lịch sử, vương quốc
4.Bài tập 4: Không
5.Bài tập 5:
Thêm các yếu tố để thành thuật ngữ mới trong các trường hợp:
A-xít béo, các-bua no, âm tố, âm tiết, hình tượng hóa, hình tượng điển hình,...
6.Bài tập 6:
Trường hợp được dùng với nghĩa thuật ngữ: a,b,d,g.
7.Bài tập 7:
Nghĩa của từ vi rút trong tin học là nghĩa chuyển. Nghĩa này nhập vào hệ thống thuật ngữ của lĩnh vực tin học biểu thị một khái niệm mới trong lĩnh vực tin học. Vì thế hai thuật ngữ này chỉ đồng nhất về tên gọi.
8.Bài tập 8:
được hiểu là “nước có chế độ quân chủ”.Hãy cho biết trường hợp sau đây
vương quốc được dùng như thuật ngữ hay từ ngữ thông thường?
- Anh ta phải tìm đến vương quốc của trí tưởng tượng.
HS: Trả lời.
GV: Hãy kể một số thuật ngữ trong lĩnh vực tin học, ngôn ngữ học, văn học? HS: Trả lời
GV gợi ý
9.Bài tập 9:
- Trong tin học: Con chuột, ổ cứng, đĩa mềm, cửa sổ, vi rút..
- Trong văn học: Đề tài, chủ đề, nhân vật phụ, tình huống, tính cách, điển hình, điển hình hóa - Trong ngôn ngữ học: âm tiết, từ đơn, từ ghép, từ lấy, câu đơn, câu ghép, quan hệ ngữ pháp... 4.Củng cố:
? Thế nào thuật ngữ? Nêu đặc điểm của thuật ngữ? 5.Dặn dò:
Học lại bài học
IV.Rút kinh nghiệm/.
Tuần 14: Từ ngày 23 tháng 11 đến ngày 28 tháng 11 năm 2009 Tiết: 27,28
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ chính xác nghĩa và cách dùng vốn từ.
2.Tích hợp: Văn bản, Tập làm văn đã học.
3.Rèn luyện kĩ năng: Mở rộng vai trò và cảm xúc hóa vai trò trong giao tiếp và viết văn bản.
II.Chuẩn bị của GV- HS: III.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp: SS
2.Kiểm tra bài cũ:Không 3.Bài mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
Hoạt động 1:
GV: Trau dồi vốn từ nhằm mục đích
gì?
? Muốn trau dồi vốn từ chúng ta cần phải làm gì?( có cách nào để trau dồi vốn từ?).
HS: Trả lời
GV nhấn mạnh:
* Trong quá trình trau dồi vốn từ tiếng Việt, vấn đề nhận biết nghĩa của từ và cách dùng từ là hết sức quan trọng. - Một từ có thể có nhiều nghĩa:
VD: Từ “Ăn” trong ăn cơm, ăn đòn, ăn ảnh, ăn phanh, ăn mòn, ăn hoa hồng....đều có các nghĩa khác nhau.
- Ngược lại, một khái niệm có thể biểu hiện bằng nhiều từ
VD: khái niệm “tự cho vào cơ thể sức
nuôi sống” có thể diễn đạt bằng các từ:
ăn nhậu, xơi, ních, đớp, táp...