TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (TT)

Một phần của tài liệu GIAO AN CĐTC NV 9 (Trang 127)

- Cơm chín rồi!

TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (TT)

Tiết: 61, 62

ÔN TẬP

TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP(TT) (TT)

I.Mục tiêu bài học:

Giúp HS tiếp tục:

- Hệ thống kiến thức về kiểu câu xét theo cấu tạo gồm ba mục cụ thể: Câu đơn C-V, câu đơn đặc biệt, câu ghép.

- Nắm chắc các thành tố chính phụ, thành phần biệt lập trong câu. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng tạo lập văn bản.

II. Chuẩn bị của GV-HS

1.GV: Bảng phụ 2.HS:

III. Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định lớp:SS

2.Kiểm tra bài cũ: Không 3.Bài mới:

Hoạt động của GV-HS Nội dung

GV cùng HS lần lượt liệt kê kiến thức liên quan GV lấy VD minh hoạ

Hoạt động 1:Các kiểu câu 1.Câu đơn:

Kiểu câu Dấu hiệu nhận biết

Câu đơn Chủ ngữ- Vị ngữ

Loại câu do một cụm C-V tạo thành (câu có đủ hai thành phần chính: Chủ ngữ và vị ngữ)

Đặc biệt

Loại câu do từ hay cụm từ (không phải là cụm C-V) tạo thành được dùng trong những ngữ cảnh đặc biệt.

2.Câu ghép:

Một số kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu

trong câu ghép

Dấu hiệu nhận biết

Quan hệ bổ sung Vế câu sau thường nêu sự việc bổ sung (làm rõ nội dung, mục đích, ý nghĩa) cho vế trước. Quan hệ nguyên nhân Dùng quan hệ từ (hoặc cặp quan hệ từ) chỉ quan hệ nguyên nhân để nối hai vế câu: vì...., do... Quan hệ mục đích Dùng quan hệ từ (hoặc cặp quan hệ từ) chỉ quan hệ mục đích để nối hai vế câu: để, để cho,.... Quan hệ tương phản Dùng quan hệ từ chỉ quan hệ tương phản để nối hai vế câu: nhưng, còn,... Quan hệ điều kiện - giả

thiết

Dùng quan hệ từ (hoặc cặp quan hệ từ) chỉ quan hệ điều kiện- giả thiết: giá, nếu,...

Quan hệ nhượng bộ Dùng quan hệ từ (hoặc cặp quan hệ từ) chỉ quan hệ nhượng bộ: tuy...nhưng....

Chuyển tiết 2:

3.Biến đổi câu:

Câu rút gọn Câu có thành phần bị rút gọn, chỉ giữ lại từ hay cụm từ nêu nội dung chính, đại diện cho cả câu đầy đủ. Tách câu Bộ phận câu được tách ra thành câu riêng nhằm nhấn mạnh vào nội dung nêu ở bộ phận ấy. Tạo câu bị động Dùng động từ vật, “bị động”).được, bị, phải đứng sau chủ ngữ (biểu thị sự

Hoạt động 2: Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau

Nghi vấn

- Câu nghi vấn dùng để hỏi (chức năng chính).

- Dấu hiệu nhận biết: có từ nghi vấn (đại từ, chỉ từ, trợ từ, phó từ diễn đạt ý hỏi) quan hệ từ lựa chọn (hay)

Cầu khiến

- Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo,....

- Dấu hiệu nhận biết: có từ cầu khiến (phó từ, trợ từ,....) hoặc ngữ điệu cầu khiến.

Trần thuật

- Câu dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả (chức năng chính).

- Không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến và cảm thán. Có thể dùng câu trần thuật với nhiều chức năng khác. Cảm thán

- Câu cảm thán dùng bộc lộ cảm xúc của người nói.

- Dấu hiệu nhận biết: có từ ngữ cảm thán:ôi, than ôi, trời ơi,...;thay, biết bao....(chú ý phân biệt với thành phần cảm thán là thành phần biệt lập trong câu).

4.Củng cố:

GV hệ thống lại các kiến thức, HS lấy VD minh hoạ cho trường hợp nào đó. 5.Dặn dò:

Học lại bài

IV.Rút kinh nghiệm.

Tuần 33

Tuần 34:Từ ngày 26 tháng 4 năm 2010 đến ngày 1 tháng 5 năm 2010 Chủ đề 1 (Văn bản)

Tiết:63,64

ÔN TẬP:

Một phần của tài liệu GIAO AN CĐTC NV 9 (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w