Đặc tính gây bệnh của Salmonella typhi

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật multiplex pcr phát hiện nhanh và đồng thời staphylococcus aureus và salomonella typhi gây bệnh trong thực phẩm (Trang 26 - 27)

4. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài

1.2.1.5. Đặc tính gây bệnh của Salmonella typhi

Nguồn lây bệnh và con đường truyền nhiễm:

Sốt thương hàn là bệnh nhiễm trùng hệ thống do S. typhi gây ra [54]. Con người là kí chủ duy nhất của S. typhi [23], [37], [43], [44], [60]. Người lành mang trùng có thể thải từ 106 đến 109 vi khuẩn thương hàn trong mỗi gram phân. Salmonella typhi có thể tồn tại trong nước ao, hồ, nước ngầm, trong sữa, thịt, trứng và sò bị nhiễm khuẩn. Liều gây bệnh là 103 đến 106 vi khuẩn theo đường miệng [60].

Vi khuẩn thương hàn lây qua đường tiêu hóa. Đa số các trường hợp mắc bệnh là do ăn uống thực phẩm, nước bị nhiễm khuẩn và không được nấu chín. Những yếu tố nguy cơ phải kể đến nguồn nước nhiễm bẩn, kem, thực phẩm và nước uống đường phố, rau quả được tưới bằng nước thải bẩn hoặc được rửa bằng nước nhiễm khuẩn như nước sông, nước ao hồ, cống rãnh [23], [43], [60]. Nguy cơ khác bao gồm tiếp xúc với người lành mang mầm bệnh, điều kiện vệ sinh ăn ở kém và tiền sử nhiễm Helicobacter pilori. Những người từng nhiễm

Helicobacter pilori bị giảm axit trong dạ dày tạo điều kiện thuận lợi cho S. typhi

xâm nhập qua rào cản axit dạ dày [23]. Do liên quan đến những yếu tố điều kiện sống nên bệnh thường lưu hành ở những nơi có mật độ dân số cao cùng với tập quán sinh hoạt kém vệ sinh.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh do Salmonella typhi:

Sau khi S. typhi xâm nhập vào cơ thể từ 7-21 ngày thì bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khó ở, mệt mỏi, nhức đầu, biếng ăn, sốt nhẹ. Sau đó sốt cao dần, đặc biệt về đêm (39 - 40oC), kéo dài hàng tuần nếu không điều trị; cùng với đó là tiêu chảy hoặc táo bón, ho, nôn mửa, đau bụng, cổ cứng. Bệnh nhân còn có thể bị chậm nhịp tim, lách to, mơ sảng [23], [43], [60]. Trong tuần thứ hai 30% bệnh nhân có những đốm hồng ở bụng, ngực, lưng còn gọi là hồng ban [60]. Sau tuần thứ ba bệnh nhân dần hồi phục. Tuy nhiên 10% bệnh nhân bị tái phát hay biến chứng nặng hơn [23]. Các biến chứng nguy hiểm bao gồm xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài ra, 1 - 6% bệnh nhân trở thành nguồn mang S. typhi mãn tính. Những người này có thể mang vi khuẩn S. typhi trong tủy xương hay túi mật từ vài tháng đến cả cuộc đời, đồng thời thải vi khuẩn qua phân và nước tiểu theo định kỳ mà không hề biểu hiện triệu chứng bệnh nào [23], [43], [53], [58]. Đây là vấn đề y tế công cộng quan trọng vì những người này có thể là nguồn lây nhiễm và làm bùng phát dịch bệnh trong tương lai.

Sự phát sinh bệnh do Salmonella typhi:

Các nghiên cứu về sự phát sinh bệnh do S. typhi gặp nhiều khó khăn do con người là kí chủ duy nhất của vi khuẩn này. Hầu hết những hiểu biết về sự phát sinh bệnh do S. typhi đều dựa trên những nghiên cứu ở S. typhimurium một týp huyết thanh gây bệnh tương tự bệnh sốt thương hàn ở chuột [23].

Sau khi vào cơ thể, vi khuẩn tấn công vào ruột. Tại đây chúng xâm nhập qua các tế bào M của mảng Peyer hoặc di chuyển qua các tế bào biểu mô hấp thu để xuyên qua lớp dưới niêm mạc ruột non. Tiếp đó vi khuẩn kích thích phản ứng viêm và hoạt động thực bào bởi bạch cầu trung tính và đại thực bào; đồng thời huy động tế bào bạch huyết B và T. Vi khuẩn này có thể tồn tại và nhân lên trong các bạch cầu đơn nhân, qua đó giúp S. typhi phát tán theo đường máu và bạch huyết đến các hạch bạch huyết mạng treo ruột và các mô sâu hơn [43]. Sau khi phát tán vi khuẩn sẽ gây nhiễm trùng máu sơ cấp với các triệu chứng nhẹ như hồng ban, ho; tiếp đó S. typhi nhiễm vào lách, gan và tủy xương gây nhiễm trùng máu thứ cấp. Trong tuần thứ hai của bệnh, S. typhi nhiễm vào túi mật. Sau đó vi khuẩn nhân lên, theo ống mật vào ruột non và được thải ra ngoài qua phân [43].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật multiplex pcr phát hiện nhanh và đồng thời staphylococcus aureus và salomonella typhi gây bệnh trong thực phẩm (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)