8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.3.3.1. Biện pháp quản lý kết quả hoạt động giảng dạy
* Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản của giảng viên. Chất lƣợng giảng dạy của giảng viên ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng ĐT, muốn nâng cao chất lƣợng ĐT, cần chú trọng quản lý và nâng cao chất lƣợng hoạt động giảng dạy.
*Nội dung và cách thức thực hiện
Quản lý công tác đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực của SV
nhiều PP trong công tác giảng dạy, mỗi PP đều có ƣu điểm và nhƣợc điểm khác nhau, tùy vào bài giảng cụ thể giáo viên có thể chọn các PP cho phù hợp để đạt kết quả.
Đổi mới PP không có nghĩa là thay đổi hoàn toàn PP dạy học cũ, mà phải kế thừa phát huy những mặt mạnh, những gì còn phù hợp, loại bỏ những hạn chế, không phù hợp làm sao để SV chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức. Đổi mới PP có nghĩa là thay đổi cách dạy từ cung cấp cho SV kiến thức có sẵn sang dạy bằng cách hƣớng dẫn cho SV tự tìm hiểu kiến thức. Giảng viên giới thiệu cho SV những nguồn tài lieu cần nghiên cứu, cần tìm, yêu cầu SV chuẩn bị nội dung để thảo luận hoạc viết thu hoạch. PP này buộc SV phải tích cực tƣ duy và biết cách trình bày các vấn đề khoa học. Nhƣ vậy kiến thức sẽ đƣợc khắc sâu trong trí nhớ của SV hơn và SV sẽ chủ động hơn trong việc đi tìm kiếm tri thức.
Nếu nhƣ ĐT theo HCTC thì thời gian để thao luận, làm việc nhóm ở các bộ môn nhiều hơn, vì vậy đòi hỏi giảng viên quan tâm hơn đối với các giờ học đó, chính những giờ học nhƣ vậy mớ phát huy đƣợc tính tích cực của SV.
Nhìn chung áp dụng mọi biện pháp để đổi mới PP giảng dạy đều phải đạt đƣợc những mục tiêu sau:
-Kích thích đƣợc khả năng tƣ duy cho SV.
-Truyền thụ đƣợc kiến thức và kỹ năng cho SV.
-Tạo cho SV có thái độ học tập đúng đắn, say mê nghiên cứu học tập.
-Tạo môi trƣờng học tập thân thiện, khiến cho các em luôn cảm thấy “mỗi ngày tới trƣờng là một ngày vui”
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên trong đổi mới PP giảng dạy ngoài trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm giảng viên cần có kiến thức về tin học, biết sử dụng các phƣơng tiện khoa học kỹ thuật, tích cực chủ động trong việc áp dụng các PP dạy học mới.
Khoa cần tăng cƣờng công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giảng viên trong Khoa về công tác chuyên môn, công tác nghiên cứu khoa học.
+) Kiểm tra nề nếp dạy học của giảng viên, thực hiện nội dung chƣơng trình, kế hoạch giảng dạy, lịch trình giảng dạy kế hoạch cá nhân.
+) Kiểm tra công tác đánh giá kết quả học tập đối với SV theo quy chế ĐT. +) Kiểm tra việc tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn, tham gia công tác nghiên cứu khoa học, tham gia các công tác khác phục vụ cho việc giảng dạy.
Hội đồng chuyên môn, tổ chuyên môn đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên.
Hội đồng chuyên môn phối hợp với phòng ĐT, với các tổ bộ môn xây dựng đánh giá toàn diện chất lƣợng giảng dạy của giảng viên theo định kỳ hàng năm. Hội đồng dự 03 tiết giảng, ngoài ra yêu cầu giảng viên báo cáo sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng giảng dạy.
Lấy ý kiến nhận xét giảng viên và chất lượng giảng dạy từ SV
Thực hiện mục tiêu ĐT lấy ngƣời học làm trung tâm thì việc SV tham gia nhận xét giảng viên và chất lƣợng giảng dạy là điều rất cần thiết. Tuy nhiên đây là vấn đề nhạy cảm nên khi thực hiện cần phải có sự chuẩn bị kỹ về nội dung và cách thức tiến hành. Khi triển khai cần bám sát vào các nôi dung sau:
+) Nội dung chƣơng trình môn học, thời lƣợng môn học. +) PP giảng dạy: Kỹ năng và PP truyền đạt
+) Kiểm tra đánh giá: Hiệu quả và hình thức tổ chức. +) Trách nhiệm của gảng viên đối với ngƣời học
+) Khả năng tự học để nâng cao trình độ của ngƣời học.