8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.5.4.5. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá theo học chế tín chỉ
Kiểm tra, đánh giá là một yếu tố cấu trúc của hoạt động đào tạo. Kết quả kiểm tra, đánh giá giúp giảng viên và nhà trƣờng xác định mục tiêu đào tạo có phù hợp hay không, việc giảng dạy của giảng viên có thành công hay không và hoạt động học tập của SV có hiệu quả hay không. Vì vậy, kiểm tra đánh giá ngoài chức năng là công cụ để kiểm định chất lƣợng đào tạo, giúp
phân loại SV còn là động lực để thúc đẩy giảng viên dạy tốt hơn và SV học tốt hơn. Để kiểm tra, đánh giá có thể hoàn thành tốt các vai trò và chức năng của mình, cần phải xây dựng hệ thống công cụ và quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV cũng nhƣ kết quả hoạt động đào tạo của nhà trƣờng một cách toàn diện, chính xác và khách quan.
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Tính thì "Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục là một dạng hoạt động nghiệp vụ quản lý của hiệu trƣởng nhằm kiểm soát, phát hiện, so sánh kết quả hoạt động dạy học và giáo dục với mục tiêu đề ra. Qua đó phát hiện ƣu điểm để động viên kích thích hoạch uốn nắn, điều chỉnh những thiếu sót nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục và đào tạo trong nhà trƣờng" [13]
Do vậy ngƣời chỉ đạo quản lý cần tuân theo những nguyên tác kiểm tra đánh giá sau:
- Nguyên tắc tính pháp chế
- Nguyên tắc tính kế hoạch
- Nguyên tắc tính khách quan
- Nguyên tắc tính hiệu quả
- Nguyên tắc tính giáo dục
Để đánh giá thực chất chất lƣợng giáo dục đào tạo hiện nay trong các nhà trƣờng, Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định số 76/2007/QĐ - BGDĐT quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Quy định số 65/2007/ QĐ - BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục trƣờng đại học bao gồm10 tiêu chuẩn 61 tiêu chí.