Quản lý hoạt động dạy, và hoạt động học theo học chế tín chỉ

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ ở khoa ngoại ngữ đại học thái nguyên (Trang 28 - 29)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.5.4.4. Quản lý hoạt động dạy, và hoạt động học theo học chế tín chỉ

a) Quản lý hoạt động dạy.

Trong hoạt động đào tạo ở trƣờng đại học, ngƣời giảng viên là chủ thể, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đào tạo. Giảng viên bằng hoạt động dạy của mình tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động học tập của SV, đảm bảo cho SV thực hiện đầy đủ và có chất lƣợng cao những yêu cầu đã đƣợc quy định phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng trƣờng. Quản lý hoạt động giảng dạy bao gồm các nội dung: Quản lý việc ngƣời giảng viên thực hiện quy chế đào tạo; Quản lý việc thực hiện nội dung, chƣơng trình đào tạo, quản lý việc sử dụng các phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học, phƣơng pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.

Trong đào tạo theo HCTC quy chế đào tạo có sự thay đổi đáng kể so với quy chế đào tạo tổ chức theo niên chế. Hệ thống quản lý phải đảm bảo những điểm khác biệt này đƣợc các chủ thể của hoạt động dạy học (giảng viên, cố vấn học tập và SV) nhận thức đầy đủ và tuân thủ nghiêm túc.

Quản lý phƣơng pháp dạy học trong đào tạo theo HCTC hƣớng đến đảm bảo các phƣơng pháp đào tạo phải góp phần hình thành động cơ nhận thức, các phƣơng pháp nhận thức, bồi dƣỡng cho SV phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu để

năng lực vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Dạy học theo phƣơng pháp nghiên cứu khoa học tỏ ra là một giải pháp hữu hiệu cho mục tiêu này.

b) Quản lý hoạt động học

Sinh viên, một mặt là đối tƣợng của hoạt động dạy, mặt khác là chủ thể của hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu. Kết quả đào tạo phụ thuộc vào tính tích cực nhận thức của SV. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc áp dụng HCTC là tạo điều kiện để SV phát huy đƣợc tối đa vai trò chủ thể trong hoạt động học tập, nghiên cứu của mình.

Nhƣ vậy, quản lý hoạt động học của SV phải đảm bảo sao cho ngƣời SV không chỉ là khách thể của hoạt động dạy mà phải biến thành chủ thể hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và năng lực nghề nghiệp tƣơng lai.

Những nội dung quản lý hoạt động học của SV bao gồm: đảm bảo SV thực hiện đầy đủ, chính xác quy chế học tập và rèn luyện ; đổi mới phƣơng pháp học tập; xây dựng phƣơng pháp tự kiểm tra, tự đánh giá phù hợp; hƣớng dẫn SV xây dựng mục tiêu và kế hoạch học tập cá nhân.

Nội dung then chốt trong quản lý hoạt động học của SV là đổi mới phƣơng pháp học tập, nghiên cứu của SV. Việc này đƣợc bắt đầu từ việc giảng viên đổi mới phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá. Giảng viên có nhiêm vụ bồi dƣỡng cho SV phƣơng pháp và kỹ năng tự học ngay trên lớp thông qua việc tạo điều kiện cho SV bộc lộ khả năng diễn đạt, phân tích, tổng hợp, khái quát, trừu tƣợng hóa vấn đề, bồi dƣỡng cho SV phƣơng pháp đọc sách, truy cập tài liệu, tóm tắt, hệ thống hóa tài liệu.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ ở khoa ngoại ngữ đại học thái nguyên (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)