Đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại đồng thời hoàn thiện hệ thống thông

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thanh hóa (Trang 88 - 105)

thống thông tin

trang bị máy móc. Tuy nhiên việc phát triển các phần mềm ứng dụng vẫn chỉ là chỉnh sửa trên nền hệ quản trị cơ sở cũ được tiếp nhận từ NHNo. Chính vì vậy việc chú trọng đến chiến lược công nghệ, ưu tiên đầu tư công nghệ thông tin là vô cùng cần thiết đối với NHCSXH. Công nghệ thông tin được ứng dụng trong lĩnh vực Ngân hàng sẽ làm tăng tính hiệu quả của toàn hệ thống, giúp lưu trữ thông tin đầy đủ và chính xác, tiết kiệm thời gian góp phần nâng cao công tác quả lý nợ xấu. Do đó NHCSXH cần hướng tới việc củng cố nền tảng công nghệ và khai thác tối đa các tiện ích. Trong quá trình đầu tư công nghệ, NHCSXH cần có kế hoạch triển khai cụ thể theo hướng sau:

- Đầu tư theo chiều sâu các trang thiết bị như: hệ thống mạng nội bộ, các phần mềm tin học.

- Phải thường xuyên tập huấn cho các cán bộ tín dụng để có khả năng sử dụng các công nghệ mới của Ngân hàng.

- Bên cạnh đó Ngân hàng phải chú trọng đầu tư trang thiết bị và công nghệ phải được thực hiện từng bước, không nên đầu tư một cách dàn trải. Bởi lẽ phải có thời gian thích ứng, thay đổi, phù hợp với sự phát triển hiện tại của hệ thống.

Song song với việc đầu tư công nghệ đòi hỏi ngân hàng phải hoàn thiện hệ thống thông tin. Bởi vì, thông tin có một vai trò rất quan trong đối với lĩnh vực ngân hàng. Mức độ làm chủ được thông tin quyết định sự thành công. Vì thế NHCSXH phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thông tin theo hướng sau:

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Những thông tin trọng yếu trong hồ sơ khách hàng phải được cung cấp đầy đủ và bộ phận kế toán phải cập nhật chính xác, đảm bảo luôn sẵn có thông tin để kiểm tra, kiểm soát

giúp cho việc phân tích đánh giá những rủi ro tiềm ẩn, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nợ.

3.4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 3.4.1. Đối với Chính phủ

- Theo quy định hiện nay nước ta đang áp dụng chuẩn nghèo cho giai đoạn 5 năm (từ 2005 - 2010) song dưới tác động của các yếu tố giá cả tăng, lạm phát thì chuẩn nghèo hiện nay là quá thấp. Do đó, đề nghị Chính phủ sớm điều chỉnh lại chuẩn nghèo mới, để nhiều người dân nghèo được thụ hưởng nhiều hơn chính sách ưu đãi của nhà nước. Trong dài hạn chuẩn nghèo nên điều chỉnh theo từng năm thay cho từng giai đoạn như hiện nay.

- Chính phủ tiếp tục có văn bản chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, thực hiện nghiêm túc việc bình xét hộ nghèo từng năm, việc bình xét phải thực hiện công khai, dân chủ, đúng với thực tế. Tránh tình trạng như hiện nay. hầu hết các địa phương số hộ nghèo có tên trong danh sách ít hơn nhiều so với hộ nghèo thực tế.

- Tuy mô hình tổ chức HĐQT hình thành ba cấp HĐQT cấp TW, Ban đại diện cấp tỉnh và Ban đại diện cấp quận, huyện nhưng mối liên hệ giữa ba cấp không có mối liên hệ chỉ đạo hoạt động từ trên xuống và thông tin báo cáo tình hình hoạt động Ban đại diện từ cấp dưới lên, HĐQT cấp trên muốn biết tình hình hoạt động các Ban đại diện thì phải qua thông tin báo cáo từ các Chi nhánh NHCSXH, trong khi đó NHCSXH Chi nhánh lại là cấp chịu sự giám sát, chỉ đạo của Ban đại diện nên việc cung cấp các thông tin như vậy sẽ thiếu khách quan và việc chỉ đạo tác động từ Ban đại diện HĐQT – NHCSXH cấp trên xuống cấp dưới sẽ bị hạn chế. Các thành viên Ban đại diện hầu hết là kiêm nhiệm, không có quy chế ràng buộc trách nhiệm các thành viên về kết quả hoạt động của Ban đại diện HĐQT. Chính vì vậy, Chính phủ cần chỉnh sửa và bổ sung một số nội dung quy định rõ chức năng,

nhiệm vụ và trách nhiệm...của Ban đại diện HĐQT-NHCSXH đối với hoạt động của NHCSXH đối với Nghị định 78/NĐCP. Những vấn đề này sẽ có tác động tích cực đến tính bền vững trong hoạt động NHCSXH.

3.4.2. Đối với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

- Thanh Hóa là một tỉnh lớn, dân số đông và mức thu nhập chỉ bằng khoảng 60% so với bình quân chung cả nước. Trong 5 năm qua, Chi nhánh đã nhận được sự quan tâm rất lớn của NHCSXH Việt Nam về việc hỗ trợ nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu về nguồn vốn vẫn bức xúc, đề nghị NHCSXH Việt Nam tiếp tục quan tâm tạo điều kiện tăng thêm nguồn vốn, để NHCSXH tỉnh Thanh Hóa thực hiện tốt hơn nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

- NHCSXH Việt Nam cần tiếp tục triển khai dự án hiện đại hóa và chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư vốn để mua sắm thiết bị, máy móc, công nghệ… cho chi nhánh.

- Thường xuyên mở các khoá tập huấn và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng. NHCSXH Việt Nam cần kết hợp chặt chẽ phương thức đào tạo ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp cho hoạt động tín dụng ưu đãi ngày càng được nâng cao.

3.4.3. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp tại tỉnhThanh HoáThanh HoáThanh Hoá Thanh Hoá

- Đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để NHCSXH hoạt động có hiệu quả. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện trích nguồn vốn từ ngân sách địa phương để làm nguồn vốn vay cho hộ nghèo, trang bị thêm máy móc phương tiện cho NHCSXH tỉnh Thanh Hoá.

NHCSXH, để đồng vốn của ngân hàng đầu tư đúng đối tượng, hộ vay sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao. Ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng thu phí, lệ phí đối với hộ nghèo vay vốn của Ban quản lý Tổ TK&VV, tổ chức chính trị xã hội cấp xã, UBND cấp xã.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật mới trong SXKD, để hộ nghèo tham gia học tập, nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh hoá.

Kết luận chương 3

Chương 3 đã tập trung nghiên cứu các vấn đề đó là:

1. Nêu lên định hướng lớn trong chiến lược giảm nghèo của Tỉnh Thanh hoá, qua đó đã đề cập đến những định hướng lớn trong hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH trong giai đoạn 2010 - 2015, trên cơ sở đó NHCSXH Thanh Hóa đã đề ra những mục tiêu hoạt động đối với tín dụng hộ nghèo trong thời gian tới.

2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH Thanh Hóa và những kiến nghị với các cấp để các giải pháp đề xuất có thể thực hiện được.

KẾT LUẬN

Trong 5 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đã luôn bám sát chủ trương, định hướng của tỉnh ủy và UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chương trình, mục tiêu XĐGN. Vốn NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư tới trên 380.000 lượt hộ nghèo, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu XĐGN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên mức cho vay bình quân còn thấp, hiệu quả tín dụng hộ nghèo còn hạn chế. Do đó, tìm giải pháp nâng cao hiệu quả của tín dụng hộ nghèo mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho NHCSXH tỉnh Thanh Hóa mà toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp Luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu như sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo, sự cần thiết phải XĐGN, các chỉ tiêu tính toán hiệu quả tín dụng và rút ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.

Thứ hai: Phân tích thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa trong thời gian vừa qua.

Thứ ba: Trên cơ sở mục tiêu hoạt động của NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, Luận văn đã đề xuất một hệ thống giải pháp và 3 nhóm kiến nghị với Chính phủ, NHCSXH Việt Nam, với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tại tỉnh Thanh Hóa nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thanh Hoá.

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Do đó rất mong nhân được sự

góp ý của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, các bạn đồng nghiệp và những độc giả quan tâm đế vấn đề này.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các Giảng viên. Đặc biệt là Tiến sĩ Đỗ Thị Hồng Hạnh, cùng với sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ viên chức của NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đã giúp tôi hoàn thành luận văn này./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Jonathan Morduch - Vai trò của cấp bù tín dụng vi mô: Thực trạng được đúc rút từ Ngân hàng Grameen - tín dụng vi mô ở các nước Phòng Hợp tác quốc tế - NHCSXH Việt Nam.

2. Rajesh Chakrrabarti: Kinh nghiệm của Ấn Độ về tài chính vi mô - thành tựu và thách thức tín dụng vi mô ở các nước - Phòng Hợp tác quốc tế - NHCSXH Việt Nam.

3. Winfried Jung(2001), kinh tế thị trường xã hội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

4. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2009.

5. Lê Văn Tư(1997), Tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội

6. TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Nhà xuất bản thống kê: Chiến lược - kế hoạch - đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010.

7. Học Viện Ngân hàng: Cẩm nang quản lý tín dụng Ngân hàng 1999.

8. Lê Văn Tề(2004), giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB thống kê Hà Nội. 9. Chi nhánh NHCSXH Thanh Hóa 2008, Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động.

10. Chi nhánh NHCSXH Thanh Hóa 2009, Báo cáo kết quả hoạt động 11. Chi nhánh NHCSXH Thanh Hóa 2010, Báo cáo kết quả hoạt động

12. Ngân hàng thế giới (2000), Báo cáo về tình hình phát triển thế giới tấn công đói nghèo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Sở LĐ-TB&XH Thanh hoá, Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2010, số 2798/BCHN/LĐ-TBXH ngày 31/10/2010

14. Thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong năm 2010

15. UBND tỉnh Thanh hoá, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2009 và kế hoạch phát triển năm 2010 .

16. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X.

17.Thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội số các năm 2009, 2010

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ rang.

Hà Nội, Ngày 08 tháng 12 năm 2011

Tác giả luận văn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Nguyên nghĩa

XĐGN: Xoá đói giảm nghèo

ESCAP: Uỷ ban kinh tế - Xã hội khu vực Châu Á - Thái

Bình Dương

LĐ-TB&XH: Lao động – Thương binh và xã hội

SXKD: Sản xuất kinh doanh

NHCSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội

TS: Tiến sĩ

TW: Trung ương

NHTM: Ngân hàng thương mại

TK&VV: Tiết kiệm và vay vốn

UBND: Uỷ ban nhân dân

BĐD: Ban đại diện

HĐQT: Hội đồng quản trị

TCTC-XH: Tổ chức chính trị - xã hội

NHNg: Ngân hàng người nghèo

NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

NSNN: Ngân sách Nhà nước

HND: Hội nông dân

HPN: Hội phụ nữ

CCB: Cựu chiến binh

ĐTN: TDHN:

Đoàn thanh niên Tín dụng hộ nghèo

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...2

CHƯƠNG 1...5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG...5

ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO...5

1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÓI NGHÈO...5

1.1.2. Quan niệm về đói nghèo...6

1.1.3. Nguyên nhân đói nghèo...9

1.1.4. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo...10

1.2. TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO...12

1.2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng đối với hộ nghèo...12

1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo...13

1.3. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO...15

1.3.1. Quan niệm...16

1.3.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo...17

1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng hộ nghèo...22

1.4. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM...25

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước...25

1.4.2. Bài học đối với Việt Nam...30

CHƯƠNG 2...32

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THANH HOÁ...32

2.1. TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO TẠI THANH HOÁ...32

2.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá...32

2.1.2. Thực trạng đói nghèo tại tỉnh Thanh Hoá...35

2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THANH HOÁ...38

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá...38

2.2.2. Mô hình tổ chức bộ máy, đối tượng phục vụ...39

2.2.3. Tình hình hoạt động...40

2.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THANH HÓA...43

2.3.1. Nguồn vốn cho vay hộ nghèo...43

2.3.2. Hiệu quả tín dụng đối với Hộ nghèo...47

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THANH HÓA...60

2.4.1. Những kết quả đạt được...60

2.4.2. Những tồn tại cần khắc phục...63

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại...65

CHƯƠNG 3...69

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI...69

HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI...69

TỈNH THANH HOÁ...69

3.1. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011-2015...70

3.1.1. Mục tiêu tổng quát...70

3.2. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THANH HOÁ...71

3.2.1. Định hướng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam. .71 3.2.2. Định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Thanh Hóa...72

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THANH HOÁ...72

3.3.1. Xây dựng, tạo lập nguồn vốn phù hợp...73

3.3.2. Thiết lập mạng lưới phòng giao dịch và định biên phù hợp...74

3.3.3. Hoàn thiện cơ chế cho vay hộ nghèo...74

3.3.4. Đẩy mạnh tín dụng ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội...78

3.3.5. Gắn công tác cho vay vốn và dịch vụ sau đầu tư...79

3.3.6. Thực hiện công khai hóa - xã hội hóa hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội ...80

3.3.7. Đẩy mạnh công tác đào tạo...81

3.3.8. Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát...84

3.3.9. Đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại đồng thời hoàn thiện hệ thống thông tin...88

3.4.1. Đối với Chính phủ...90

3.4.2. Đối với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam...91

3.4.3. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp tại tỉnh Thanh Hoá...91

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

BẢNG, BIỂU TIÊU ĐỀ BẢNG, BIỂU

TRANG MỞ ĐẦU...2

CHƯƠNG 1...5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG...5

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thanh hóa (Trang 88 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w