Trong quá trình hoạt động với nhiều hình thức huy động khác nhau, được sự quan tâm của Chính phủ, Ngân hàng CSXH Việt nam, các cấp chính quyền, các bộ ngành, nguồn vốn của NHCSXH Thanh Hóa không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn lớn đáp
ứng nhu cầu vay vốn của tầng lớp dân nghèo ở nông thôn.
Diễn biến cụ thể của từng nguồn vốn cho vay chương trình hộ nghèo qua các năm như sau: (Số liệu cụ thể được thể hiện bảng 2.2 v à biểu đồ 2.1 sau)
Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhiều huyện và Thành phố đã quan tâm tới việc huy động nguồn vốn tại chỗ để cho người nghèo vay. Nguồn vốn huy động này đến năm 2010 là 23 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,02% trong nguồn vốn cho vay hộ nghèo
Biểu đồ 2.1: Diễn biến nguồn vốn cho vay Hộ nghèo (2006-2010)
Tỷ đồng
Bảng 2.2: Nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại thời điểm 31/12
Đơn vị: Tỷ đồng Năm Nguồn vốn 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số Tổng số Tăng giảm Tổng số Tăng giảm Tổng số Tăng giảm Tổng số Tăng giảm 1-Vốn TW chuyển về 936 1.212 +276 1.467 +255 1.893 +426 2.118 +225 2- Vốn HĐ tại địa phương 58 28 -30 28 - 26 -2 46 +20
3- Vốn ngân sách địa phương 35 43 +8 57 +14 82 +25 83 +1
- Ngân sách tỉnh 30 40 + 57 +17 82 +25 83 +1
- Ngân sách huyện 5 3 -2 - - -
TỔNG CỘNG 1.029 1.283 +254 1.552 +269 2.001 +449 2.247 +246
Nguồn:Báo cáo của ngân hàng Chính sách Xã hội Thanh hoá. [9] [10] [11]
Vốn nhận dịch vụ uỷ thác: Thể hiện sự quan tâm của cấp uỷ, Chính quyền đối với công tác XĐGN và hoạt động của NHCSXH, hàng năm, ngân sách địa phương đều chuyển vốn sang để cho hộ nghèo vay sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, tính đến năm 2010 là 83 tỷ, chiếm tỷ trọng 4%.
Nguồn vốn huy động trong cộng đồng người nghèo là 23 tỷ, chiếm 1,02% tổng nguồn vốn cho vay hộ nghèo. Nguồn vốn này tuy còn rất nhỏ, nhưng với phương thức huy động này NHCSXH muốn tập cho người nghèo có ý thức tiết kiệm và để dành tiền trả nợ, tránh phần nào sự rủi ro.
Cơ cấu trên thể hiện nguồn vốn NHCSXH được hình thành như một quỹ tập trung; có nguồn gốc chủ yếu từ NSNN, quy mô phát triển nguồn vốn còn hạn hẹp. Trong thực tiễn hoạt động NHCSXH mới thực hiện cơ chế huy động vốn thị trường, nhưng do màng lưới hoạt động còn non trẻ nên việc huy động vốn còn rất hạn chế;đây là điểm hoàn toàn khác biệt với các tổ chức tín dụng khác và khác biệt hoàn toàn so với ngân hàng cho vay người nghèo của các nước. Nó là tồn tại lớn nhất trong cơ chế huy động vốn của NHNg Việt Nam trước đây, thể hiện tính bao cấp cao, sự lệ thuộc và thiếu tính ổn định lâu dài của một ngân hàng. Các chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian sinh ra để huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để thiết lập quỹ cho vay mới có tính bền vững, đương nhiên lãi suất cho vay phải đảm bảo bù đắp đủ chi phí. Tuy nhiên đối với NHCSXH, những năm đầu hoạt động cần có sự tài trợ của Nhà nước thông qua chính sách bù lỗ và tổ chức đầu tư theo chương trình chỉ định của Nhà nước là cần thiết.
Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác huy động vốn:
Một là, hiện tại việc huy động vốn trên thị trường có nhiều tổ chức như các NHTM quốc doanh, ngân hàng cổ phần, các tổ chức tài chính tín dụng hoạt động theo luật, các doanh nghiệp thực hiện với rất nhiều hình thức phong phú như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu, công trái quốc gia, cổ phiếu...với các mức lãi suất hấp dẫn khác nhau tuỳ theo tình hình thị trường cung cầu vốn. NHCSXH muốn huy động được nguồn vốn trên thị trường cũng phải tuân theo mặt bằng lãi suất chung của thị trường hiện tại từng thời kỳ. Với nguồn vốn huy động từ thị trường thì hoạt động của NHCSXH sẽ rất khó khăn, nếu không có sự hỗ trợ từ phía NSNN (vì NHCSXH thực hiện cho vay theo lãi suất ưu đãi).
Hai là, việc huy động nguồn vốn trong cộng đồng người nghèo và các hình thức động viên sự đóng góp của các cá nhân, các doanh nghiệp trên tinh thần nhân ái vì người nghèo rất hạn chế vì:
Trong nền kinh tế thị trường động cơ làm giàu, không ngừng hối thúc mỗi cá nhân và từng doanh nghiệp, vì thế sự đóng góp vốn cho người nghèo với tinh thần tương ái không vì lợi nhuận chỉ mang tính tượng trưng, là tấm huân chương làm đẹp thêm bộ đồ trang phục mà thôi, không thể kêu gọi lòng nhân ái lâu dài của họ.
Bản thân người nghèo, hộ nghèo không có những khoản thu nhập dôi dư, tiền gửi tiết kiệm đối với họ là điều quá xa lạ, bởi vì bản thân họ kiếm được đồng tiền, tạo ra nguồn thu nhập mới tăng thêm là cả một quá trình vật lộn, bươn trải cả về thể chất lẫn tinh thần. Hơn nữa, nếu tạo ra được một chút thu nhập dôi dư thì còn quá nhiều nhu cầu bức thiết đòi hỏi họ phải chi phí, chính vì thế sự đóng góp của họ mang tính bắt buộc để có đủ điều kiện vay vốn là rất nhỏ nhoi. Qua 8 năm hoạt động mặc dù có những cơ chế bắt buộc nhưng nguồn vốn này chỉ đạt được 23 tỷ đồng.
Ba là, về mặt tổ chức do mới thành lập nên chưa có được sự tín nhiệm từ phía khách hàng như các Ngân hàng Thương mại khác thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ lâu, có uy tín với khách hàng nên người gửi tiền tín nhiệm.