2.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thanh Hóa nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; Thanh Hóa có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:
- Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh, độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25o; vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 -20o . - Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh, với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.
Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có
khoảng 90-130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C - 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao. Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và Đông nam. Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm ngư nghiệp
- Về Tài nguyên đất: Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.
- Về Tài nguyên rừng: Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m3. Rừng Thanh Hóa chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dỗi, de, chò chỉ. Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật và các loài chim … Đặc biệt ở vùng Tây nam của tỉnh có rừng quốc gia Bến En, vùng Tây Bắc có các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, là những khu rừng đặc dụng, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien động, thực vật quí hiếm.
- Về tài nguyên Biển: Thanh Hóa có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào.Vùng biển Thanh Hóa có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng; có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: đá granit và marble (trữ lượng 2 -3 tỉ m3), đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn), ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác.
- Về tài nguyên nước: Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756km2; tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3. Sông suối Thanh Hóa chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện. Nước ngầm ở Thanh Hóa cũng rất phong phú về trữ lượng và chủng loại bởi vì có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biến chất, mác ma và phun trào.
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Thanh Hóa bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km2 và số dân 3,805 triệu người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú, trong đó có khoảng 555,4 nghìn người sống ở thành thị. Năm 2010, Thanh Hóa có 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.Trong 5 năm qua (2006-2010), tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 11,3% (so với giai đoạn 2001-2005). Tổng GDP theo giá so sánh năm 2010 gấp 2,7 lần năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 810 USD, vượt mục tiêu kế hoạch. Trong đó, ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản phát triển tương đối ổn định; giá trị gia tăng bình quân hằng năm tăng 2,6%. Từ năm 2006, sản lượng lương thực hằng năm đạt trên 1,5 triệu tấn, chăn nuôi phát triển theo mô hình trang trại, gia
trại... Trồng rừng mới vượt mục tiêu KH, tỷ lệ che phủ rừng năm 2010 ước đạt 48,8%. Thủy sản phát triển toàn diện cả đánh bắt, nuôi trồng và chế biến; sản lượng thủy sản năm 2010 tăng 1,4 lần so với 2005. Đời sống và thu nhập của đại bộ phận nhân dân được tăng lên, kết cấu hạ tầng ngày càng được nâng cấp, đổi mới, bộ mặt nông thôn được thay đổi theo hướng tiến bộ hơn.
Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng:
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và đang tăng trưởng chưa vững chắc, hiệu quả, hiệu quả đầu tư thấp, số lượng sản phẩm hàng hoá còn ít, tính cạnh tranh thấp.
- Nguồn thu ngân sách còn thấp và tăng chậm; nhu cầu chi ngân sách ngày càng lớn, khả năng cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn còn rất khó khăn.
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã được cải thiện nhiều song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Các vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc, trình độ lao động chưa đáp ứng với công việc. Đời sống nhân dân vẫn ở mức trung bình của cả nước, miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn.
- Việc bình xét hộ nghèo tại các địa phương thiếu chính xác, chưa bám vào các tiêu chí đề ra theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, ngày 08/7/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng trong giai đoạn 2006-2010 nên tại các địa phương số hộ nghèo thực tế lớn hơn nhiều so với hộ nghèo có tên trong danh sách qua các năm.
- Việc đánh giá hộ thoát nghèo qua các năm chưa chính xác.
- Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai hạn hán thường xuyên xảy ra ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của nhân dân.
2.1.2. Thực trạng đói nghèo tại tỉnh Thanh Hoá
Theo kết quả điều tra chính thức hộ nghèo đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 217.191 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,86% tổng số hộ toàn tỉnh; trong đó, khu vực Thành phố, thị xã 5.108 hộ, tỷ lệ 0,58%; khu vực đồng bằng, ven biển 123.920 hộ, tỷ lệ 14,1%; khu vực miền núi 88.163 hộ, tỷ lệ 10%. Số hộ thoát nghèo 40.102 hộ; số hộ mới rơi vào diện nghèo 34.256 hộ. Hộ nghèo thuộc thành phần các dân tộc thiểu số 52.124 hộ, chiếm tỷ lệ 6,2% tổng số hộ toàn tỉnh. Số hộ nghèo thuộc diện chính sách 13.568 hộ, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số hộ toàn tỉnh, trong đó số hộ nghèo chính sách có công 4.238 hộ, chính sách xã hội 9.330 hộ. Số hộ nghèo đang ở nhà tạm bợ là 30.124 hộ, chiếm 3% tổng số hộ toàn tỉnh.
2.1.2.2 Đặc điểm và nguyên nhân đói nghèo tại Thanh Hoá
a. Đặc điểm.
- Vùng đồng bằng, ven biển có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với vùng miền núi (vùng đồng bằng, ven biển tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14.1%, vùng miền núi chiếm tỷ lệ 10%). Số dân ở vùng biển rất lớn và hiện nay không có việc làm khá đông. Người ta chủ yếu dựa vào đánh bắt hải sản. Nhưng có những vùng không đánh bắt được như là Bãi Ngang. Nhưng không phải tất cả cư dân ở ven biển đều đi đánh bắt được bởi vì phải có các điều kiện : phụ thuộc vào ngư trường, phương tiện. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số có hộ nghèo cao (52.124 hộ), nhiều hộ thiếu ăn quanh năm, đặc biệt là đến vụ giáp hạt.
- Hộ nghèo ở vùng đồng bằng tập trung vào các gia đình có nhiều người nhưng không có tay nghề, không có việc làm hoặc chỉ đi làm thuê hàng ngày không ổn định.
- Quan niệm của người nghèo sự thiếu thốn về vật chất một phần do đời sống bất ổn, cảm giác bị xa lánh và có ít quan hệ xã hội, không muốn kết bạn với người giàu. Hiểu biết xã hội kém, hay uống rượu, cờ bạc
b. Nguyên nhân
sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp - Do chưa có cơ chế đồng bộ:
+ Hệ thống chính sách, cơ chế XĐGN còn thiếu đồng bộ; cơ chế vận hành và trách nhiệm của từng ngành chưa rõ ràng. Cơ chế dân chủ, công khai, kiểm tra giám sát còn mang tính hình thức.Công tác điều tra quản lý đối tượng hộ nghèo, xã nghèo; xây dựng chương trình, kế hoạch còn nhiều thiếu xót. Nhiều nơi còn lúng túng, chưa biết cách huy động người dân tham gia xây dựng kế hoạch, thực hiện và quản lý nguồn lực cho XĐGN.
Thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực, phát triển các thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới. Tỷ lệ rủi ro, đọng vốn trong cho vay giải quyết việc làm còn cao.
- Chỉ đạo điều hành về công tác xoá đói giảm nghèo cũng như việc phối hợp, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với XĐGN chưa dạt hiệu quả cao. Nhận thức và trách nhiệm đối với công tác XĐGN của cấp uỷ Đảng, chính quyền, Hội đoàn thể của một số địa phương cấp huyện, xã và một số ban ngành tỉnh chưa sâu sát và toàn diện; thiếu nhất quán trong chỉ đạo; phối hợp điều hành nhiều khi còn lúng túng. Lãnh đạo một số địa phương, nhất là miền núi có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước, chưa huy động và khai thác được nội lực để thực hiện chương trình XĐGN tại địa phương; chưa nắm được tình hình hộ nghèo cũng như nguyên nhân nghèo và tâm tư nguyện vọng của hộ để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả nhất.
- Một số chính sách hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo chưa có tác dụng khuyến khích để hộ nghèo, xã nghèo phấn đấu vươn lên.
- Do bản thân hộ nghèo: Hộ nghèo do các thành viên trong gia đình có trình độ học vấn thấp (không biết chữ, không biết tiếng kinh); tập quán canh tác lạc hậu. Số hộ nghèo do nguyên nhân thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn, chưa biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi và phát triển ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm 30,9% trong tổng số hộ nghèo đói toàn tỉnh; các hộ nghèo có quy mô gia đình lớn nhưng sức lao động ít.
Trong tổng số 217.191 hộ nghèo có tại thời điểm điều tra được chia thành các nhóm nguyên nhân chính sau:
- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn, chiếm 20,3% ( 44.089 hộ) - Thiếu đất sản xuất, chiếm 9,5% (20.633hộ)
- Thiếu lao động, chiếm 9,2% ( 19.981 hộ) - Ốm đau, tàn tật, chiếm 5,1% (11.076 hộ) - Tai nạn, rủi ro, chiếm 0,89% (1.933hộ) - Lười lao động, chiếm 0,57% (1.237 hộ)
- Mắc các tệ nạn xã hội, chiếm 2,34% ( 5.086 hộ)
2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNGCHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THANH HOÁCHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THANH HOÁCHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THANH HOÁ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THANH HOÁ
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng chính sách xãhội tỉnh Thanh Hoáhội tỉnh Thanh Hoáhội tỉnh Thanh Hoá hội tỉnh Thanh Hoá
Chi nhánh NHCSXH Thanh Hoá, đơn vị thành viên của NHCSXH Việt Nam được thành lập theo quyết định số 43/QĐ-HĐQT, ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt nam, trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo, nhận bàn giao vốn từ kho bạc và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Thanh Hoá.
Khi mới thành lập cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của Chi nhánh còn thiếu, công nghệ ngân hàng lạc hậu, lao động chủ yếu bằng thủ công. Sau 5 năm đầu đi vào hoạt động nhưng hầu như tất cả trụ sở làm việc của chi nhánh đều phải đi thuê nhà dân với chi phí cao mà không ổn định chỉ có Hội sở chính và một số phòng giao dịch là thuê được của Nhà nước. Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng trong 8 năm qua ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh NHCSXH Thanh Hóa không ngừng nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và đạt được nhiều thành tích quan trọng góp phần vào thực hiện chiến lược xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển và ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh. Tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo trên địa bàn.
2.2.2. Mô hình tổ chức bộ máy, đối tượng phục vụ
2.2.2.1 Mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động
Chi nhánh xây dựng màng lưới hoạt động gồm: Hội sở chính đóng tại Thành phố và 26 Phòng giao dịch ở các huyện, thị xã; 637 Điểm giao dịch đóng tại UBND cấp xã; gần 11.000 Tổ TK&VV hoạt động dưới gần 6.000 đơn vị cấp thôn, làng, bản, đảm bảo 100% đơn vị cấp thôn, xã đều có hoạt động của NHCSXH. Cụ thể, tổ chức của màng lưới hoạt động được sắp sếp như sau:
- Về bộ máy tổ chức của Chi nhánh: Chi nhánh gồm có Ban đại diện HĐQT - NHCSXH và Ban điều hành cùng bộ phận tác nghiệp ở cấp tỉnh và cấp huyện.
+ Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh, cấp huyện có 230 thành viên (Ban đại diện tỉnh 13 thành viên; cấp huyện 8 thành viên/đơn vị), thành phần tham gia Ban đại diện theo quy định gồm các lãnh đạo ở các ngành: Ngân hàng Nhà nước, Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch& Đầu tư, Sở NN& PTNT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc, UBND tỉnh và các tổ chức chính trị- xã hội (Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ,