Trong 5 năm qua công tác tín dụng của NHCSXH Thanh Hóa đã có rất nhiều cố gắng bám sát chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế và XĐGN của Đảng, Nhà nước, xây dựng cơ chế chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ của trung ương sát với thực tiễn cơ sở nhằm thực hiện cho vay đúng đối tượng, tiền đến tay người nghèo, đạt được hiệu quả trong công tác đầu tư.
Phương thức cấp vốn tín dụng cho người nghèo với phương châm trực tiếp đến tận tay người nghèo thông qua tổ nhóm cũng là một đặc thù của NHCSXH nhằm tăng cường trách nhiệm trong những người vay vốn, thực hiện việc công khai và xã hội hoá công tác XĐGN, tăng cường sự kiểm tra giám sát của cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể thông qua việc thành lập các tổ vay vốn, tổ tín chấp đứng ra để vay vốn cho người nghèo.
Cho vay hộ nghèo là một nghiệp vụ hoàn toàn mới, đầy khó khăn và phức tạp vì hộ vay không phải thế chấp tài sản nhưng lại phải thực hiện theo những quy chế riêng chặt chẽ. Việc cho vay không chỉ đơn thuần là điều tra xem xét mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, có sự bình nghị xét duyệt công khai từ tổ nhóm. Như vậy, công tác cho vay muốn thực hiện được tốt thì ngay từ đầu phải thành lập được các tổ nhóm tại cơ sở, đặc biệt là việc chọn, bầu tổ trưởng phải là người có năng lực, có trách nhiệm, tâm huyết với người nghèo và có uy tín với nhân dân, đồng thời phải tạo được tinh thần trách nhiệm, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong tổ nhóm.
đối với người nghèo khác hẳn nghiệp vụ cho vay thông thường. Đối tượng phục vụ là người nghèo, mục tiêu là nhằm xoá đói giảm nghèo. Chính vì vậy hộ nghèo được hưởng nhiều ưu đãi trong khi cho vay hơn là các đối tượng khác như: ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về thời hạn, ưu đãi về thủ tục, về mức vốn tự có tham gia, về tín chấp...Nhờ có sự chỉ đạo và quan tâm của Đảng, Chính phủ, của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên từ tỉnh tới huyện và các cơ sở đã giúp cho việc giải ngân vốn tín dụng đến hộ nghèo nhanh chóng, thuận lợi và thu được kết quả tốt. Số liệu hoạt động cụ thể được thể hiện tại biểu đồ và bảng số liệu sau:
Biểu 2.2: Diễn biến tình hình cho vay Hộ nghèo (năm 2006-2010)
Tỷ đồng
Bảng 2.3: Kết quả cho vay Hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2010
CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng cộng 1-DSCV trong năm tỷ đồng 489 570 599 914 602 3.174 2-DSTN trong năm tỷ đồng 207 317 332 463 356 1.675 3-Dư nợ cuối năm tỷ đồng 1.029 1.282 1.549 2.000 2.246
- Tăng trưởng dư nợ % 23 24,5 20,8 29 12,3 Trđó:- Nợ quá hạn tỷ đồng 4 4,4 4,4 11,5 15 - % nợ quá hạn % 0,39 0,34 0.28 0,58 0,7 - Nợ khoanh tỷ đồng 2 1,4 1 2,3 2 4-Số hộ dư nợ 1000hộ 220 235 234,5 233 221 Dư nợ B.quân 1 hộ Tr.đồng 4,7 5,5 6,6 8,6 10 5-Số tổ dư nợ 1000tổ 9,2 9,05 8,6 7,3 7,1 6-Số lượt hộ vay vốn 1000hộ 87 85 66 96 47 381 7- Số hộ thoát nghèo (luỹ kế) 1000hộ 8 9,2 11,12 17 12 57,32
Nguồn:Báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Hóa. [9] [10] [11]
2.3.2.1. Hiệu quả kinh tế a. Về phía hộ nghèo
Thứ nhất: Vốn đầu tư được bảo toàn và quay vòng vốn nhanh, giúp cho
các hộ nông dân nghèo tăng được thu nhập, phát huy tinh thần tương thân, tương ái lẫn nhau, tự chủ vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói, xây dựng cho người nông dân nghèo có ý thức kỷ luật tín dụng, nâng cao tinh thần tự nguyện, tự giác và sòng phẳng trong quan hệ tín dụng mà không cần phải thế chấp.
5 năm qua, đã có 381 ngàn hộ được vay vốn với số tiền là 3.174 tỷ đồng, mỗi năm đều cho hàng ngàn lượt hộ nghèo vay với số tiền bình quân trên 600 tỷ đồng mỗi năm; doanh số thu nợ 1.675tỷ đồng; tỷ lệ trả nợ đúng hạn đạt 99,2% nợ đến hạn; số hộ nghèo có dư nợ ngân hàng đến 31 tháng 12 năm 2010 là 221 ngàn hộ, với dư nợ bình quân là 10 triệu đồng/hộ; dư nợ bình quân tăng mỗi năm 1,3 triệu đồng. Các hộ nghèo vay vốn đến hạn trả gốc không phải đi vay lãi ngoài hoặc phải bán tài sản hình thành từ vốn vay để trả nợ. Việc vay vay vốn từ Ngân hàng để sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế thể hiện ở chỗ nhu cầu vay vốn tăng mỗi năm, cụ thể: doanh số cho vay năm 2006: 489 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 570 tỷ đồng, năm 2008 là 599 tỷ đồng, năm 2009 là 914 tỷ đồng tăng gần
gấp 2 lần năm 2006, năm 2010 do tình hình lạm phát nên nguồn vốn cho vay từ TW bị động không chuyển đủ để cung ứng hết nhu cầu vốn của Hộ nghèo.
Thứ hai: Các hộ nghèo vùng sâu vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc ít người được thụ hưởng chính sách ưu đãi, có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống vươn lên hoà nhập cộng đồng
Dư nợ cho vay hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 của Chính phủ là 387 tỷ đồng với 40 ngàn hộ dư nợ.
Dư nợ cho vay hộ nghèo người dân tộc thiểu số là 607 tỷ đồng với 67 ngàn hộ, chủ yều là người dân tộc, Thái, Mường, Hmông....
Thứ ba: Tín dụng cho hộ nghèo đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản
xuất trong nông nghiệp, tận dụng lao động nông nhàn, phát triển ngành nghề tạo thêm việc làm mới, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nghèo
Nguồn vốn đầu tư của ngân hàng các năm được tập trung cho phát triển kinh tế nông nghiệp từ 88%-90%, cho đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản 3%-4%, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp 4-5%, dịch vụ buôn bán nhỏ 3%-4%. Số đông hộ nghèo được vay vốn đã thực sự tạo ra sức sản xuất mới trong nông nghiệp cả về năng suất, sản lượng, chất lượng hàng hoá. Nhiều nơi dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giúp đỡ của chính quyền hộ nghèo đã tham gia vào trồng cây công nghiệp như mía, chè, cà phê, cây ăn quả, cải tạo hàng vạn ha vườn tạp thành vườn cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc và nuôi các loại con có giá trị kinh tế cao như bò sữa, ếch, cá, ba ba, tôm, chế biến nông sản nâng cao giá trị hàng nông sản. Nhiều ngành nghề truyền thống trước đây bị mai một do không có vốn nay được các gia đình khôi phục lại, nhiều nghề mới được mở thêm tạo việc làm cho nhiều con em hộ nghèo có thu nhập ổn định. Nhiều hộ sử dụng vốn đem lại hiệu quả cao, mau chóng thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Thứ tư: Vốn của Ngân hàng đã trực tiếp đến hộ nghèo cần vốn. Hầu hết vốn vay đã được sử dụng đúng mục đích sản xuất kinh doanh, đã phát huy hiệu quả kinh tế.
Mức đầu tư cho một hộ ngày càng tăng lên, điều đó chứng tỏ việc cho vay ngày càng đáp ứng nhu cầu thực tế của các hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn ngày càng tăng, cụ thể: năm 2006 đạt 83%, năm 2007 đạt 84,2%, năm 2008 đạt 85%, năm 2009 đạt 90,7% và năm 2010 đạt 91,6%. Thông qua vay vốn NHCSXH đã có 57,32 ngàn hộ thoát khỏi nghèo đói, trong đó số hộ dân tộc thiểu số thoát nghèo 5,6 ngàn hộ. Như vậy cứ bình quân 6 hộ vay vốn NHCSXH Thanh Hóa đã có 1 hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo đói. Riêng hộ nghèo là dân tộc thiểu số cứ 11 hộ vay vốn có 1 hộ thoát nghèo. Tại các xã đặc biệt khó khăn có 12.213 hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo theo chuẩn mực của Bộ Lao động thương binh và Xã hội; hàng vạn hộ khác đang có điều kiện vươn lên trong một vài vụ sản xuất tới, góp phần to lớn vào việc giảm tỷ lệ hộ đói nghèo của nước ta.
b. Về phía NHCSXH Thanh Hoá
Thứ nhất, quy mô tín dụng
Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo năm 2006: 88,2%, năm 2007 là 70,9%, năm 2008 là 50,8%, năm 2009 là 45%,năm 2010 là 42,5%.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm như sau: Năm 2006 tăng 23 %; năm 2007 tăng 24,5%; năm 2008 tăng 20,8%; năm 2009 tăng 29%; năm 2010 tăng 12,3%.Tốc độ tăng dư nợ bình quân chung của toàn tỉnh trong 5 năm qua là 22%/năm.Trong đó vùng có tốc độ tăng trưởng cao là khu vực miền núi 32%/năm; vùng đồng bằng ven biển là 23%/năm, khu vực Thành phố, thị xã 7%
Nhìn vào các số liệu trên cho thấy, tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo được giảm dần qua các năm. Tuy nhiên không thể căn cứ vào chỉ tiêu
này để đánh giá quy mô tín dụng đối với Hộ nghèo bị thu hẹp dần mà trên thực tế NHCSXH Thanh Hóa đã triển khai đồng thời nhiều chương trình tín dụng khác, nâng tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ các chương trình cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của hộ nghèo. Với tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm là 22%, NHCSXH Thanh Hóa đang dần từng bước đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn vay sản xuất kinh doanh của hộ nghèo. Đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn đã đạt từ 83% của năm 2006 lên đến 91,6%.
Thứ hai,chất lượng tín dụng.
Xét hiệu quả vốn đầu tư chúng ta cần xem xét tới số nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn để có sự nhìn nhận chính xác hơn. Tổng nợ quá hạn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Thanh Hóa đến 31/12/2010 là 15 tỷ đồng chiếm 0.7% tổng dư nợ của chương trình này. Nếu tính cả số nợ khoanh 2 tỷ thì số nợ xấu của NHCSXH là 17 tỷ đồng, chiếm 0,75% tổng dư nợ.
Nhìn chung hộ nghèo đã biết sử dụng vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, bước đầu làm quen với dịch vụ vay, trả vốn tín dụng NHCSXH. Phân tích về tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm, có thể đánh giá chất lượng cho vay hộ nghèo tại tỉnh Thanh Hóa đang có hiệu quả, tuy nhiên xét về số liệu tuyệt đối có thể nhìn nhận thấy nợ quá hạn tăng dần (năm 2006: 4 tỷ =0,39%, 2007: 4,4 tỷ= 0,34%, 2008: 11,5 tỷ = 0,58%, 2009: 15 tỷ = 0,67)
Thời gian qua, do bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, mất mùa xảy ra ở một số huyện đã gây thiệt hại về người và tài sản, trong đó có tài sản thuộc vốn vay Ngân hàng Chính sách. Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, số vốn vay NHCSXH Thanh Hóa bị thiệt hại 6.056 triệu đồng. Trong đó có 605 triệu đồng đã được Chính phủ ra quyết định xoá nợ
Nợ quá hạn có nhiều nguyên nhân. Ngoài các nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, giá cả tiêu thụ sản phẩm sụt giảm
...còn có nguyên nhân chủ quan từ bản thân hộ nghèo như: Hộ nghèo vay vốn chưa biết sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh mà sử dụng vốn vào mua lương thực cứu đói, tiêu dùng nên không thể trả nợ, trả lãi Ngân hàng được. Nhiều hộ nghèo trình độ dân trí thấp, không biết cách làm ăn, có hộ ỷ lại vào chính sách trợ cấp của Nhà nước, không phân biệt được vốn tín dụng với vốn tài trợ từ NSNN, ở nhiều vùng miền núi, do điều kiện khí hậu, địa lý rất khắc nghiệt, hộ nghèo sản xuất theo hình thức tự cung tự cấp, không thể tự tiêu thụ những sản phẩm làm ra nên rất khó khăn trong việc hoàn trả vốn vay.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân từ cơ chế chính sách và quản lý điều hành như: chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ nghèo chưa được phối hợp đồng bộ với chính sách tín dụng. Mức vốn cho vay thời kỳ đầu quá nhỏ chưa phù hợp vơi suất đầu tư cho cây trồng vật nuôi cũng là nguyên nhân làm cho vốn tín dụng hộ nghèo kém hiệu quả. Đối với những hộ không có đất đai, ngành nghề, phương thức cho vay trực tiếp đến hộ nghèo chưa phù hợp.
Thứ ba, tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích.
Thông qua kiểm tra, giám sát đã khẳng định vốn tín dụng được giải ngân đến hộ nghèo; đa số hộ nghèo sử dụng vốn vay vào mục đích sản xuất kinh doanh, nhiều hộ đã thoát nghèo.
Tuy nhiên theo thống kê cho thấy, số hộ sử dụng vốn vay sai mục đích năm 2006 là 579 triệu đồng; năm 2007 là 768 triệu đồng; năm 2008 là 960 triệu đồng và đến cuối năm 2010 là 1.156 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,05% tổng dư nợ, trong đó khoảng 256 triệu đồng khó có khả năng trả nợ.
Thứ tư, tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay
Theo thống kê từ các tổ TK&VV, tỷ lệ thanh toán do bán tài sản để trả nợ ngân hàng của người vay, chiếm tỷ lệ thấp, cụ thể:
- Năm 2006: 0,08 tỷ/207tỷ = 0,04%; - Năm 2007: 0,12tỷ/317tỷ = 0,04%; - Năm 2008: 0,15tỷ/332tỷ = 0,05%; - Năm 2009: 0,13tỷ/463tỷ = 0,03%; - Năm 2010: 0,13tỷ/356tỷ = 0,04%;
Qua những con số trên cho thấy, kết quả sử dụng vốn của khách hàng hộ nghèo vay vốn NHCSXH Thanh Hóa tương đối tốt, trong quá trình sử dụng vốn ít gặp rủi ro gây thất thoát vốn, thể hiện sử dụng vốn có hiệu quả bảo toàn được đồng vốn vay.
Thứ năm, khả năng bảo toàn vốn
Để bảo toàn được vốn, NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn phải thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế thấp nhất về rủi ro xảy ra. Xem bảng 2.4.
Bảng 2.4: Kết quả thu lãi đối với tín dụng Hộ nghèo
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
1. Mức khoán thu lãi/1tỷ dư nợ bình quân 0,07 0,07 0,07 0,07 0,07 2. Dư nợ bình quân 802 1.121 1.406 1.782 2.107 3.Thu lãi chương trình cho vay hộ nghèo 60,2 86,3 106,9 139 166,5 4. Kết quả thu lãi/1tỷ dư nợ bình quân 0,075 0,077 0,076 0,078 0,079 5. Tỷ lệ thu lãi (%) 97 98,6 98,1 99,6 114,2
(Nguồn: báo cáo từ NHCSXH Thanh hoá) [9] [10] [11]
Từ những con số của bảng 2.4, cho thấy chi nhánh NHCSXH Thanh Hóa từ năm 2006 đến năm 2010 luôn đạt vượt mức chỉ tiêu khoán thu của Ngân hàng cấp trên, tỷ lệ thu lãi luôn đạt kết quả tương đối cao trên 97%, đặc biệt là từ năm 2008 đến năm 2010, chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực, có hiệu quả trong công tác thu hồi nợ xấu; nợ tồn đọng từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa bàn giao sang đã thu hồi được cơ bản số lãi tồn khó đòi, chiếm tỷ lệ từ 2 đến 3% trong
tổng số lãi đã thu.
2.3.2.2. Hiệu quả xã hội
a. Đối với hộ nghèo
Thứ nhất, Cung cấp vốn tín dụng, góp phần cải thiện thị trường tài chính cộng đồng, nơi có hộ nghèo sinh sống.
Vốn tín dụng cho người nghèo đã góp phần cải thiện tình hình thị trường tài chính khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xã, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống. Trong ba yếu tố cơ bản để hộ nghèo có điều kiện SXKD, đó là vốn bằng tiền hoặc đất đai, lao động và kỹ thuật; trong đó, vốn bằng tiền đóng vai trò quan trọng nhất vì nếu có vốn bằng tiền, thì người sản xuất có thể mua sắm các tư liệu sản xuất khác, kể cả đất đai. Hiện nay, tích lũy của người nghèo ở nước ta rất thấp, do