Đẩy mạnh công tác đào tạo

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thanh hóa (Trang 81 - 84)

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào, trên mọi lĩnh vực. Trong hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo thì yếu tố con người lại càng đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả tín dụng, uy tín và vị thế của NHCSXH. Vì vậy, để tín dụng hộ nghèo có hiệu quả cao, thì việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH là công tác phải làm thường xuyên, liên tục. Tập huấn nghiệp vụ đối với cán bộ NHCSXH, cán bộ tổ chức nhận ủy thác. Ban quản lý tổ vay vốn.

3.3.7.1 Đào tạo cán bộ NHCSXH

Trong điều kiện đang chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực luôn được đề cao và coi đó là nguyên nhân tốt có tính quyết định để chiến thắng trong cạnh tranh. Có thể nói nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên số một của bất cứ quốc gia nào. Nhưng nguồn lực chỉ đóng được vai

trò có tính quyết định trong một quá trình hoạt động khi nó đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng. Với NHCSXH tỉnh Thanh Hóa do hoạt động có tính đặc thù riêng không vì mục đích lợi nhuận nên yếu tốt cạnh tranh thị trường có vẻ không được đề cao. Do hoạt động để thực hiện nhiệm vụ chính trị là đầu tư vốn ưu đãi giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách từng bước thoát nghèo nên yếu tố con người lại càng phải được đề cao. Nếu đội ngũ cán bộ, nhân viên không đủ về số lượng, năng lực chuyên môn và trình độ kinh tế tổng hợp thì sẽ rất khó khăn để Ngân hàng thực hiện được nhiệm vụ đặt ra.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình đòi hỏi trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên phải cao, không những trình độ chuyên môn mà còn yêu cầu nâng cao trình độ kinh tế tổng hợp thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra. Tuy nhiên, hiện nay trình độ của cán bộ, nhân viên toàn hệ thống nói chung và Chi nhánh Thanh Hóa nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, thiếu kinh nghiệm thực tiễn đặc biệt trong kinh tế tổng hợp. Do đó, Chi nhánh cần chú trọng nâng cao trình độ kinh tế tổng hợp cho cán bộ nhân viên toàn chi nhánh. Cách thức chủ yếu vẫn là tuyển dụng các cán bộ được đào tạo chính quy trong các trường đại học Tài chính Ngân hàng và thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.

Đối với cán bộ NHCSXH ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi phải có chuyên môn về SXKD, để giúp hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tư vấn cho khách hàng của mình nên vay vốn để làm gì? Số tiền vay bao nhiêu ?....

Coi trọng công tác đào tạo cán bộ ngân hàng, để cho tất cả cán bộ nhân viên ngân hàng đều tinh thông nghiệp vụ, nắm vững các chủ trương của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách. Hàng tuần, vào chiếu thứ 6

nên tổ chức cho toàn thể Cán bộ trong Chi nhánh học tập nghiệp vụ, hàng quý tập huấn các chuyên đề nghiệp vụ như: tín dụng, kế toán, kiểm tra, tin học.

Một vấn đề đặt ra với NHCSXH tỉnh Thanh Hóa là phải coi trọng công tác giáo dục tư tưởng, phẩm chất, đạo đức cho đội ngũ cán bộ của toàn chi nhánh để phù hợp với đặc thù của NHCSXH là cực kỳ quan trọng, là chiến lược con người nhằm đạt được mục tiêu của NHCSXH, bởi lẽ trước sự tác động mặt trái của kinh tế thị trường cùng với những chính sách pháp luật hình thành chưa đầy đủ và đồng bộ, cuộc đấu tranh chống tham nhũng chưa đạt kết quả cao mà còn phát triển dưới nhiều hình thức. Cùng với sự thu nhập và hoạt động khác nhau giữa NHTM và NHCSXH không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực đến những hoạt động trong NHCSXH.

3.3.7.2 Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn

Trong cơ chế hoạt động của Chi nhánh NHCSXH Thanh Hoá, ngoài cán bộ Ngân hàng là lực lượng nòng cốt, còn uỷ nhiệm cho Ban quản Tổ TK&VV về việc thu lãi, thu tiết kiệm và quản lý vốn vay. Đây là lực lượng trợ giúp đắc lực cho Ngân hàng trong quá trình triển khai cho vay và đôn đốc thu hồi nợ. Hàng năm Chi nhánh phải thanh toán tiền hoa hồng cho ban quản lý Tổ TK&VV là tương đối lớn so với tổng chi phí hoạt động của toàn chi nhánh.

Để ban quản lý Tổ vay vốn hoạt động tốt thì NHCSXH cùng các tổ chức hội thường xuyên phải tập huấn cho ban quản lý tổ về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, ghi chép sổ sách của tổ, thành thạo việc tính lãi của các thành viên, trích hoa hồng… làm sao để thành viên ban quản lý tổ nắm vững nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH như cán bộ ngân hàng. Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn thành cán bộ NHCSXH "không chuyên" và thực sự là cánh tay vươn dài của NHCSXH.

nợ, xử lý nợ quá hạn, xử lý nợ gặp rủi ro … Đồng thời, các thành viên ban quản lý tổ là cán bộ tuyên truyền về chính sách cho vay của NHCSXH. Ban quản lý tổ phải được thường xuyên dự các lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. các văn bản nghiệp vụ mới ban hành có liên quan đến cho vay, thu nợ của NHCSXH, tổ chức hội cùng NHCSXH huyện sao gửi kịp thời đến tất cả Tổ trưởng Tổ vay vốn.

3.3.7.3 Đào tạo cán bộ nhận ủy thác

Trong thời gian qua, việc tập huấn nghiệp vụ cho vay của NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đối với đội ngũ cán bộ nhận làm dịch vụ ủy thác cấp huyện, xã được thực hiện thường xuyên hàng năm. Tuy nhiên, trong số cán bộ được đào tạo với nhiều lý do khác nhau, có một số người hiện nay không làm nữa. Nên việc đào tạo cho cán bộ nhận ủy thác vẫn phải làm thường xuyên, đồng thời với việc mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, định kỳ hàng quý thông qua cuộc họp giao ban giữa NHCSXH với các tổ chức hội cấp tỉnh, huyện, xã, ngân hàng thông báo các chính sách tín dụng mới cho cán bộ hội nắm rõ.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thanh hóa (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w