Thực trạng đói nghèo tại tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 38)

Theo kết quả điều tra chính thức hộ nghèo đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 217.191 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,86% tổng số hộ toàn tỉnh; trong đó, khu vực Thành phố, thị xã 5.108 hộ, tỷ lệ 0,58%; khu vực đồng bằng, ven biển 123.920 hộ, tỷ lệ 14,1%; khu vực miền núi 88.163 hộ, tỷ lệ 10%. Số hộ thoát nghèo 40.102 hộ; số hộ mới rơi vào diện nghèo 34.256 hộ. Hộ nghèo thuộc thành phần các dân tộc thiểu số 52.124 hộ, chiếm tỷ lệ 6,2% tổng số hộ toàn tỉnh. Số hộ nghèo thuộc diện chính sách 13.568 hộ, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số hộ toàn tỉnh, trong đó số hộ nghèo chính sách có công 4.238 hộ, chính sách xã hội 9.330 hộ. Số hộ nghèo đang ở nhà tạm bợ là 30.124 hộ, chiếm 3% tổng số hộ toàn tỉnh.

2.1.2.2 Đặc điểm và nguyên nhân đói nghèo tại Thanh Hoá

a. Đặc điểm.

- Vùng đồng bằng, ven biển có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với vùng miền núi (vùng đồng bằng, ven biển tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14.1%, vùng miền núi chiếm tỷ lệ 10%). Số dân ở vùng biển rất lớn và hiện nay không có việc làm khá đông. Người ta chủ yếu dựa vào đánh bắt hải sản. Nhưng có những vùng không đánh bắt được như là Bãi Ngang. Nhưng không phải tất cả cư dân ở ven biển đều đi đánh bắt được bởi vì phải có các điều kiện : phụ thuộc vào ngư trường, phương tiện. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số có hộ nghèo cao (52.124 hộ), nhiều hộ thiếu ăn quanh năm, đặc biệt là đến vụ giáp hạt.

- Hộ nghèo ở vùng đồng bằng tập trung vào các gia đình có nhiều người nhưng không có tay nghề, không có việc làm hoặc chỉ đi làm thuê hàng ngày không ổn định.

- Quan niệm của người nghèo sự thiếu thốn về vật chất một phần do đời sống bất ổn, cảm giác bị xa lánh và có ít quan hệ xã hội, không muốn kết bạn với người giàu. Hiểu biết xã hội kém, hay uống rượu, cờ bạc

b. Nguyên nhân

sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp - Do chưa có cơ chế đồng bộ:

+ Hệ thống chính sách, cơ chế XĐGN còn thiếu đồng bộ; cơ chế vận hành và trách nhiệm của từng ngành chưa rõ ràng. Cơ chế dân chủ, công khai, kiểm tra giám sát còn mang tính hình thức.Công tác điều tra quản lý đối tượng hộ nghèo, xã nghèo; xây dựng chương trình, kế hoạch còn nhiều thiếu xót. Nhiều nơi còn lúng túng, chưa biết cách huy động người dân tham gia xây dựng kế hoạch, thực hiện và quản lý nguồn lực cho XĐGN.

Thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực, phát triển các thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới. Tỷ lệ rủi ro, đọng vốn trong cho vay giải quyết việc làm còn cao.

- Chỉ đạo điều hành về công tác xoá đói giảm nghèo cũng như việc phối hợp, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với XĐGN chưa dạt hiệu quả cao. Nhận thức và trách nhiệm đối với công tác XĐGN của cấp uỷ Đảng, chính quyền, Hội đoàn thể của một số địa phương cấp huyện, xã và một số ban ngành tỉnh chưa sâu sát và toàn diện; thiếu nhất quán trong chỉ đạo; phối hợp điều hành nhiều khi còn lúng túng. Lãnh đạo một số địa phương, nhất là miền núi có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước, chưa huy động và khai thác được nội lực để thực hiện chương trình XĐGN tại địa phương; chưa nắm được tình hình hộ nghèo cũng như nguyên nhân nghèo và tâm tư nguyện vọng của hộ để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả nhất.

- Một số chính sách hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo chưa có tác dụng khuyến khích để hộ nghèo, xã nghèo phấn đấu vươn lên.

- Do bản thân hộ nghèo: Hộ nghèo do các thành viên trong gia đình có trình độ học vấn thấp (không biết chữ, không biết tiếng kinh); tập quán canh tác lạc hậu. Số hộ nghèo do nguyên nhân thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn, chưa biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi và phát triển ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm 30,9% trong tổng số hộ nghèo đói toàn tỉnh; các hộ nghèo có quy mô gia đình lớn nhưng sức lao động ít.

Trong tổng số 217.191 hộ nghèo có tại thời điểm điều tra được chia thành các nhóm nguyên nhân chính sau:

- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn, chiếm 20,3% ( 44.089 hộ) - Thiếu đất sản xuất, chiếm 9,5% (20.633hộ)

- Thiếu lao động, chiếm 9,2% ( 19.981 hộ) - Ốm đau, tàn tật, chiếm 5,1% (11.076 hộ) - Tai nạn, rủi ro, chiếm 0,89% (1.933hộ) - Lười lao động, chiếm 0,57% (1.237 hộ)

- Mắc các tệ nạn xã hội, chiếm 2,34% ( 5.086 hộ)

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w