Hoàn thiện cơ chế cho vay hộ nghèo

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 78)

3.3.3.1 Qui trách nhiệm cá nhân đối với lãnh đạo xã, phường trong việc xác nhận hộ nghèo được vay vốn

Hiện nay, NHCSXH đang áp dụng hình thức ủy thác bán phần trong họ vay hộ nghèo qua các Tổ chức chính trị - xã hội. Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã phường chỉ đạo việc thành lập các Tổ TK và VV, bình xét đối tượng vay, mức tiền cho vay ... trình ủy ban nhân dân cấp xã, phường phê duyệt. Hình thức cho vay ủy thác giúp tiết giảm được chi phí, nhân lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội và hình thức cho vay ủy thác vẫn chủ yếu là phương thức cho vay hộ nghèo vì số lượng hộ nghèo lớn, món vay nhỏ. Nếu Ngân hàng cho vay trực tiếp sẽ dẫn đến bộ máy rất cồng kềnh, kém hiệu quả, tốn kém chi phí về trụ sở, cơ sở vật chất khác. Nhưng để nâng cao được chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo thì cần phải có chế tài qui định trách nhiệm cá nhân đối với lãnh đạo xã, phường trong việc xác nhận danh sách hộ nghèo vay vốn, đảm bảo vốn vay đến tay đúng đối tượng, tránh tình trạng lạm dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

3.3.3.2 Thực hiện nghiêm túc việc phân kỳ hạn trả nợ.

Hiện nay, NHCSXH phân kỳ hạn cho vay hộ nghèo là hình thức, trường hợp người vay không trả được nợ không cần làm thủ tục điều chỉnh kỳ hạn nợ, không chuyển nợ quá hạn, khoản nợ đó được tự động chuyển sang kỳ hạn tiếp theo. Để thực hiện nghiêm túc việc phân kỳ trả nợ đòi hỏi Ngân hàng Chính sách xã hội phải có quy định cụ thể về phần kỳ hạn trả nợ đối với từng đối tượng vay vốn, phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh để hộ vay có khả năng trả nợ, giúp hộ vay giảm bớt gánh nặng trả nợ khi đến cuối kỳ hạn.

3.3.3.3 Ngân hàng Chính sách xã hội cần phải từng bước nâng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo.

Như trên đã phân tích, nguồn vốn của NHCSXH chủ yếu là nguồn vốn huy động trên thị trường, nguồn vốn ủy thác, nguồn vốn không lấy lãi, hoặc phải trả với lãi suất thấp huy động được rất ít, nguồn ngân sách thì

chậm và hạn chế. Do vậy, để đáp ứng đủ nhu cầu vốn của hộ vay, nâng cao hiệu quả của vốn vay NHCSXH phải nâng mức lãi suất cho vay theo hướng lãi suất huy động < lãi suất cho vay ưu đãi < lãi suất cho vay trên thị trường.

Việc nâng mức lãi suất cho vay ưu đãi cao hơn lãi suất huy động để giảm gánh nặng cấp bù đối với Ngân sách nhà nước, NHCSXH tự chủ về mặt tài chính, có điều kiện trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết khác, hộ nghèo cần tích cực, chủ động sáng tạo trong cách làm ăn, không thể bị động phụ thuộc mãi vào cơ chế chính sách. Mặt khác, mức lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay của NHCSXH khác với các Ngân hàng thương mại, nó được hòa chung bởi nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có các nguồn vốn lãi suất thấp (như trên đã trình bày) nên sẽ tạo ra nguồn vốn rẻ hơn nguồn vốn của Ngân hàng thương mại khác. Mức lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay nên thị trường để giúp hộ nghèo nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đặc thù của hộ nghèo là chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất hàng hóa, nên nếu áp dụng mức lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cho trên thị trường thì hộ nghèo không có khả năng cạnh với các hộ, các tổ chức khác.

3.3.3.4 Có cơ chế thu, chi rõ ràng đối với tài chính của tổ tiết kiệm và vay vốn

Theo quyết định 783/QĐ-HĐQT ngày 29/07/2003 của HĐQT NHCSXH về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của tổ TK&VV thì tài chính của tổ gồm các khoản thu và các khoản chi. Các khoản thu gồm (i) thu hoa hồng do Ngân hàng trả; (ii) tiền do tổ viên tự nguyện đóng góp tạo lập quỹ tổ (nếu có); (iii) Tiền lãi tiết kiệm của tổ do Ngân hàng trả nếu được tổ viên thống nhất sử dụng làm quỹ chung của tổ; (iv) các khoản thu khác. Các khoản chi gồm: (i) chi giấy tờ, văn phòng phẩm, hội họp theo quy định của tổ …. (ii) chi khác.

Trong quy định, hộ nghèo vay vốn không phải trả bất kỳ một khoản phí nào (được miễn phí làm hồ sơ, thủ tục), chỉ phải trả lãi suất tiền vay. Nhưng quy chế tài chính trên lại tạo kẽ hở để ban quản lý tổ, lãnh đạo Hội đoàn thể tham ô, lợi dụng. Họ có thể thu phí của hộ vay dưới hình thức biến tướng là thu quỹ tổ, trong khi chưa có quy định về mức tối đa. Việc chi tiêu của quỹ tổ cũng chưa có quy định về giám sát và quyết toán quỹ tổ.

3.3.3.5 Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giao dịch lưu động

Việc giao dịch với khách hàng thông qua tổ giao dịch lưu động xã (phường) tại điểm giao dịch của các Phòng giao dịch NHCSXH Thanh Hóa tại trụ sở ủy ban nhân dân xã, phường. Hiện nay, mỗi điểm giao dịch chỉ thực hiện 01 ngày/tháng, nhiệm vụ của tổ giao dịch lưu động nhận hồ sơ xin vay, giải ngân, thu nợ… với mục tiêu là hộ vay không phải đến giao dịch tại trụ sở Ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ vay về phương tiện, chi phí đi lại. Để nâng cao chất lượng hộ nghèo, phục vụ hộ nghèo tốt nhất, phải nâng cao chất lượng giao dịch lưu động xã phường, theo hướng:

- Đội ngũ cán bộ được phân công đi giao dịch lưu động tại xã phải thành thạo đủ các kỹ năng, các quy trình, thủ tục nghiệp vụ về kế toán, tín dụng, thủ quỹ, tin học.

- Trước phiên giao dịch cán bộ Ngân hàng phải chuẩn bị tốt các nội dung giao dịch và đầy đủ các tài liệu có liên quan. Tổ chức giao ban với các Hộ đoàn thể, Tổ TK&VV tại điểm giao dịch. Nội dung giao ban phải đánh giá được hoạt động của các Tổ trong kỳ như: kết quả thu nợ đến hạn, nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi; tồn tại của Tổ, các biện pháp xử lý những tồn tại, vướng mắc; chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cấp xã...Cán bộ tín dụng phải chú trọng đến việc củng cố, xây dựng tổ TK&VV, hướng dẫn, đôn đốc tổ chức Hội cấp xã làm dịch vụ uỷ thác cho NHCSXH theo nội dung hợp đồng đã ký kết. Tranh thủ sự chỉ đạo của chính quyền cấp xã là tiền đề để nâng

cao chất lượng công tác, an toàn tài sản. Ngân hàng có trách nhiệm chuyển giao công nghệ quản lý tín dụng cho các tổ chức hội, các tổ vay vốn, đặc biệt phải kiểm tra chặt chẽ khâu tổ chức ghi chép, bảo quản lưu trữ chứng từ, sổ sách đến người vay và tổ vay vốn.

- Cán bộ Ngân hàng phải nắm vững chính sách tín dụng ưu đãi, đồng thời phải biết phổ biến tuyên truyền các chủ trương chính sách đến người dân, thực sự là cầu nối giữa NHCSXH với cấp uỷ, chính quyền địa phương cấp xã và gắn kết với các tổ chức Hội.

- Hiện nay, tất cả các điểm giao dịch xã đều đặt tại UBND xã, phường và đều phần lớn đều được bố trí giao dịch tại hội trường của UBND, trong khi đó UBND xã, phường thường xuyên phải tổ chức họp nên thời điểm này việc giao dịch của Ngân hàng lại phải bố trí tại địa điểm khác trong uỷ ban, nếu không còn chỗ thì phải đến Nhà văn hoá thôn để giao dịch dẫn đến không an toàn về tài sản của Ngân hàng. Việc bố trí điểm giao dịch cần phải cố định, an toàn, có sự giám sát của Chính quyền địa phương, có như vậy Tổ giao dịch lưu động mới hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w