Mô hình tổ chức bộ máy, đối tượng phục vụ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thanh hóa (Trang 39 - 40)

2.2.2.1 Mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động

Chi nhánh xây dựng màng lưới hoạt động gồm: Hội sở chính đóng tại Thành phố và 26 Phòng giao dịch ở các huyện, thị xã; 637 Điểm giao dịch đóng tại UBND cấp xã; gần 11.000 Tổ TK&VV hoạt động dưới gần 6.000 đơn vị cấp thôn, làng, bản, đảm bảo 100% đơn vị cấp thôn, xã đều có hoạt động của NHCSXH. Cụ thể, tổ chức của màng lưới hoạt động được sắp sếp như sau:

- Về bộ máy tổ chức của Chi nhánh: Chi nhánh gồm có Ban đại diện HĐQT - NHCSXH và Ban điều hành cùng bộ phận tác nghiệp ở cấp tỉnh và cấp huyện.

+ Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh, cấp huyện có 230 thành viên (Ban đại diện tỉnh 13 thành viên; cấp huyện 8 thành viên/đơn vị), thành phần tham gia Ban đại diện theo quy định gồm các lãnh đạo ở các ngành: Ngân hàng Nhà nước, Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch& Đầu tư, Sở NN& PTNT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc, UBND tỉnh và các tổ chức chính trị- xã hội (Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên).

Những năm qua, Ban đại diện HĐQT - NHCSXH tỉnh, cấp huyện là tham mưu hoạch định chính sách tạo lập nguồn vốn tại địa phương, xác định đối tượng thụ hưởng từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình trong tỉnh và giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng đảm bảo nguồn lực Nhà nước được sử dụng có hiệu quả.

+ Bộ máy điều hành:

Toàn chi nhánh có tổng số: 346 cán bộ, trong đó 35 lao động ngắn hạn, được bố trí: Tại hội sở gồm: Ban giám đốc, 5 phòng nghiệp vụ được bố trí 43 người; Tại 26 Phòng giao dịch và Trung tâm Đào tạo bố trí 303

người (bình quân có từ 11- 12 người/phòng giao dịch). Những phòng giao dịch quản lý dư nợ lớn, địa bàn rộng thì được bố trí nhiều cán bộ hơn (huyện cao nhất 14 người, huyện thấp nhất 5 người);

Ngoài ra, Chi nhánh còn có Bộ máy tác nghiệp bao gồm hệ thống gần 15.000 cán bộ các Tổ chức chính trị- xã hội (TCCT-XH) nhận ủy thác từ tỉnh xuống huyện, xã, thôn tham gia quản lý nguồn vốn ủy thác.

2.2.2.2 Đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác gồm:

- Hộ nghèo

- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.

- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 04 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thanh hóa (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w