2.2.3.1 Cơ chế tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động vì mục tiêu XĐGN không vì mục đích lợi nhuận; là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn và đảm bảo bù đắp các chi phí rủi ro hoạt động tín dụng theo các điều khoản quy định.
Để có thể thực hiện cho vay các đối tượng chính sách theo lãi suất ưu đãi, NHCSXH được áp dụng cơ chế tài chính riêng, khác với các Ngân hàng thương mại khác như: NHCS không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự dự trữ bắt buộc tại NHNN bằng 0%; được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước. Theo những quy định trên đây thì NHCS được hưởng một số chế độ ưu đãi, trên cơ sở đó hạ lãi suất cho vay, nhưng thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính.
NHCSXH trả phí dịch vụ cho đơn vị nhận làm dịch vụ uỷ thác theo sự thoả thuận của hai bên trên cơ sở định mức do Nhà nước quy định, trong thực tế khi NHNg chưa hoàn toàn tách khỏi NHNo&PTNT như hiện nay thì NHNo&PTNT là người chịu trách nhiệm chính trong tổ chức điều hành tác nghiệp, có trách nhiệm bố trí trụ sở, phương tiện làm việc, chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, ăn ca, chi phí đào tạo tay nghề...và các chi phí quản lý khác từ nguồn thu phí dịch vụ này.
2.2.3.2 Hoạt động kiểm tra, kiểm soát
Công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của NHCSXH luôn được quan tâm đúng mức. Hàng năm đều xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra của Ban đại diện HĐQT-NHCSXH cấp tỉnh; kiểm tra của bộ máy kiểm soát nội bộ của Chi nhánh.
Tại các địa phương thực hiện chương trình kiểm tra của Ban đại diện HĐQT-NHCSXH cấp huyện, kiểm tra thanh tra của NHNN, kiểm tra của chính quyền, tổ chức đoàn thể xã hội.
Thông qua kiểm tra, giám sát đã khẳng định vốn tín dụng được giải ngân đến hộ nghèo; đa số hộ nghèo sử dụng vốn vay vào mục đích sản xuất kinh doanh, nhiều hộ đã thoát nghèo.
Qua kiểm tra đã phát hiện các vướng mắc thuộc cơ chế chính sách, vướng mắc về quy trình nghiệp vụ để kịp thời nghiên cứu chỉnh sửa. Mặt
khác, cũng kịp thời ngăn chặn các hiện tượng làm sai chủ trương, chính sách tín dụng hộ nghèo như:
- Cá biệt có những xã, phường ở một số huyện đã cho vay sai đối tượng hoặc sử dụng vào việc xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương như trường học, trạm xá, trụ sở Uỷ ban, làm đường, xây dựng đường điện... không có khả năng để hoàn trả vốn.
- Ngoài ra theo thống kê đến cuối năm 2010, số hộ sử dụng vốn vay sai mục đích là 1.156 triệu đồng.
2.2.3.3 Tình hình cho vay
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chính của NHCSXH, trong giai đoạn 2006-2010 có sự tăng trưởng cao. Trước khi thành lập, chỉ cho vay đáp ứng được 25% nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Đến nay đã có 91% hộ nghèo và hộ chính sách khác được vay vốn. Tính đến cuối năm 2010, Chi nhánh đã triển khai được 10/17 chương trình tín dụng của NHCSXH đang thực hiện trên cả nước, bao gồm: Chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay Học sinh sinh viên, cho vay nước sạch vệ sinh và môi trường, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, Cho vay hộ nghèo về nhà ở, cho vay Thương nhân tại vùng khó khăn, cho vay khác (Quỹ phát triển khoa học, phòng chống tội phạm...)
Nhờ những chủ trương, định hướng đúng đắn trong cách thức giải ngân, tập trung khai thác mọi nguồn vốn, đáp ứng cơ bản nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Ngày đầu thành lập, tổng dư nợ cho vay các chương trình mới có 380 tỷ đồng, đến 31/12/2010 đã nâng lên 5.290 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 34,9%/năm. Từ chỗ quản lý có 3 chương trình tín dụng đã tăng lên 10
chương trình. Dư nợ tín dụng của chi nhánh chiếm tỷ trọng 20%/tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh. Một số chỉ tiêu cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về hoạt động tín dụng tại thời điểm 31/12/2010.
Đơn vị: Tỷ đồng, hộ
TT Chương trìnhcho vay
Doanh số cho vay năm 2010 31/12/2010Dư nợ đến Trong đó: Nợ quá hạn Số khách hàng còn dư nợ Số tuyệt đối Tỷ lệ % trên tổng dư nợ 1 Hộ nghèo 602 2.246 15 0,7 221.000 2 Giải quyết việc làm 26 83 8 9,6 4.042 3 HSSV có hoàn cảnh khó khăn 615 1.962 9 0,46 128.050 4 Xuất khẩu lao động 37 89 10 0,11 4.376 5 Hộ SXKD vùng khó khăn 119 529 2 0,4 32.210 6 Nước sạch vệ sinh môi trường
nông thôn 46 202 0,6 0,3 38.080 7 Hộ đồng bào dân tộc thiểu số
đặc biệt khó khăn 2 20 0 4.100 8 Hộ nghèo về nhà ở 80 153 0 19.069 9 Thương nhân hoạt động
thương mại vùng khó khăn 3 4 0 141 10 Cho vay khác 1 2 0,4 40 58
Cộng 1.531 5.290 45 0,85 451.126
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động năm 2010 của NHCXH Thanh hoá) [11]