Phát triển công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 111 - 115)

Phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại là một điều kiện tiên quyết trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Để có điều kiện đầu tư cho công nghệ thông tin thì điều đầu tiên là phải có năng lực tài chính lớn mạnh. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc tăng vốn điều lệ bằng nhiều biện pháp: tăng vốn tự có từ lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu. Lựa chọn các cổ đông chiến lược nhằm thu hút vốn, nhân lực, công nghệ, kinh nghiệm quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế và thông lệ của các ngân hàng hiện đại trên thế giới.

Cần phải nghiên cứu ứng dụng quy trình quản lý, giao dịch tiên tiến theo kịp với tiến độ đổi mới của công nghệ hiện đại, đồng thời quan tâm đến việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng được với sự phát triển khoa học công nghệ ngân hàng.

KẾT LUẬN

Theo các chuyên gia trong và ngoài nước, “Thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam rất hấp dẫn” bởi tính hiệu quả và an toàn của nó. Dù đây đang là thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng nhằm chiếm lĩnh thị phần thì tiềm năng thị trường vẫn còn rất lớn và chưa được khai thác hết. Việc phát triển các dịch vụ trọn gói đối với cá nhân là xu hướng tất yếu của các NHTM Việt Nam hiện nay. Chính vì thế, mục tiêu của Ngân hàng TMCP công thương Viêt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP công thương Viêt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa nói riêng là “làm thế nào để có thể cung cấp các dịch vụ NHBL tốt nhất”.

Với mong muốn góp phần đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP công thương Viêt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa, tác giả luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề khoa học, có hệ thống và đã làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn sau đây:

- Thứ nhất: hệ thống hoá cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng bán lẻ của một ngân hàng thương mại bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các nhân tố ảnh hưởng đối với sự phát triển những dịch vụ đó.

- Thứ hai: nghiên cứu thực trạng dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP công thương Viêt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa tập trung vào các nội dung chính như: các sản phảm bán lẻ tiêu biểu, công nghệ, cách thức đưa sản phẩm đó đến với khách hàng. Dựa vào đó, đánh giá những thành tựu mà Ngân hàng TMCP công thương Viêt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa đã đạt dược trong lĩnh vực này đồng thời nêu ra những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Thứ ba: ổn định tổ chức, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, phát triển các kênh phân phối ...là các giải pháp có tính thực tiễn nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP công thương Viêt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa. Đồng thời một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP công thương Viêt Nam nhằm tạo môi trường thuận lợi cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam cũng được đưa ra.

Hạn chế của luận văn là chỉ tập trung nghiên cứu môi trường phát triển dịch vụ NHBL của Ngân hàng TMCP công thương Viêt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa mà không tiến hành so sánh mô hình phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP công thương Viêt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa so với mô hình phát triển dịch vụ NHBL của các ngân hàng đã thành công trong lĩnh vực này. Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về sự phát triển dịch vụ NHBL, tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức, lý thuyết và thực tiễn nên đề tài nghiên cứu còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, tác giả luận văn rất mong nhận được sự đồng cảm và góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và các bạn đồng nghiệp để luận văn tiếp tục được hoàn thiện và có kết quả cao hơn cả về lý luận và trong thực tiễn. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Lê Đức Lữ, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa (2008, 2009, 2010), Báo cáo tổng kết năm.

2. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa (2010),

Báo cáo mạng lưới.

3. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa (2010),

Chiến lược phát triển Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa năm 2011 và định hướng phát triển đến năm 2015.

4. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa (2008),

20 năm xây dựng và phát triển 1988 – 2008.

5. Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Thu Thảo (2005), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

7. Frederic S.Miskin (1995). Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

8. David Cox (1997), nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản quốc gia, Hà Nội.

9. Peter Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 10. Vu Thị Ngọc Dung (2007), phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Một

su hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng,

www.sbv.gov.vn/vn/home/tintapchi.asp?tin=360

11. XT-VPNHNN, Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam,

www.sbv.gov.vn/vn/home/tinnghiencuu.jsp?tin=349

12. Đoàn Thái Sơn (2005), Thực trạng và định hướng hoàn thiện pháp luật về dịch vụ ngân hàng,www.sbv.gov.vn/vn/home/tintapchi.jsp?tin=168

CÁC TRANG WEBSITE1. www.vietinbank.vn 1. www.vietinbank.vn 2. www.tailieu.vn 3. www.vneconomy.com.vn 4. www.vnba.org.vn 5. www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 111 - 115)