Các sản phẩm dịch vụ khác: Trả lương qua tài khoản; Kiều hối; Bảo lãnh; Chiết khấu giấy tờ có giá; Dịch vụ chuyển tiền…

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 61 - 67)

- Momo/MMoney VietinBank iPay

5Các sản phẩm dịch vụ khác: Trả lương qua tài khoản; Kiều hối; Bảo lãnh; Chiết khấu giấy tờ có giá; Dịch vụ chuyển tiền…

Bảo lãnh; Chiết khấu giấy tờ có giá; Dịch vụ chuyển tiền…

Trên 5 sản phẩm

Trên cơ sở các sản phẩm dịch vụ mà Trụ sở chính đưa ra, Chi nhánh đã triển khai hầu hết các sản phẩm bán lẻ đặc biệt là sản phẩm huy động vốn. Một số sản phẩm cho vay do không phù hợp với điều kiện kinh doanh nên chưa được triển khai kịp thời. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại do còn mới mẻ để áp dụng rộng rãi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan nên nhiều sản phẩm còn đang trong quá trình thử nghiệm.

2.2.1.1 Dịch vụ huy động vốn

Dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu đầu tư tích luỹ của người dân địa phương cũng như nghiên cứu các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, Chi nhánh đã đưa ra nhiều sản phẩm tiết kiệm đa dạng và linh hoạt. Bên cạnh các sản phẩm tiết kiệm thông thường, các sản phẩm tiết kiệm lãi suất linh hoạt theo số dư theo thời gian, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm thả nổi đã được ứng dụng, những khoản tiết kiệm với thời hạn ngắn theo tuần giúp khách hàng tối ưu hoá nguồn tiến nhàn rỗi của mình để có những chuẩn bị, dự trù kế hoạch tài chính thích hợp cho mỗi giai đoạn của cuộc sống.

Trong năm 2010, mặc dù có nhiều biến động trên thị trường tài chính, công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn do tác động của thị trường bất động sản, cũng như những biến động bất thường về giá vàng, tỷ giá ngoại tệ… dẫn đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng giảm mạnh. Trước tình hình đó, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá đã kịp thời theo sát chỉ đạo định hướng của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, bám sát thông tin thị trường và xu hướng thị hiếu đầu tư tích luỹ của khách hàng để có những chính sách lãi suất phù hợp đảm bảo cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn. Chi nhánh đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mại như: Gửi tiền linh hoạt – nhận siêu lãi suất; Tặng lãi suất tri ân khách hàng; Gửi tiền sinh lộc – quà tặng trao tay; Mừng sinh nhật Vietinbank; Rồng vàng Thăng Long – đón mừng đại lễ. Kết quả các chương trình Chi nhánh đạt được đều vượt mức kế hoạch Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam giao, mang lại những lợi ích to lớn và thiết thực cho nhiều khách hàng may mắn.

Kết quả công tác huy động vốn của Chi nhánh được thể hiện ở số liệu sau:

Bảng 2.3 Nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%)

- Tiền gửi dân cư 1.024 79,7 1.108 71,3 1.451 76,6- Tổ chức kinh tế 226 17,6 441 28,4 431 22,8 - Tổ chức kinh tế 226 17,6 441 28,4 431 22,8 - Tiền gửi của các

tổ chức khác

35 2,7 5 0,3 11 0,6

Tổng 1.285 100 1.554 100 1.893 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2008-2010)

Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt do ngày càng nhiều các ngân hàng mở thêm chi nhánh, việc tăng

lãi suất huy động bất hợp lý, việc triển khai hàng loạt các chương trình khuyến mại rầm rộ, các sản phẩm huy động mới… thị phần của Chi nhánh có phần bị thu hẹp. Một phần nữa do lạm phát tăng cao nên lãi suất tiền gửi tiết kiệm không còn hấp dẫn người dân, họ chuyển hình thức đầu tư từ tiết kiệm sang các hình thức kinh doanh khác như: đầu tư vào bất động sản, vàng, chứng khoán hoặc chuyển sang gửi tiết kiệm ở khối NHTM cổ phần với mức lãi suất cao hơn.

Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt với các NHTM cổ phần trên địa bàn về chính sách lãi suất, chính sách khuyến mại, các hình thức linh hoạt …. nhưng với nỗ lực của toàn thể cán bộ, nguồn vốn của Chi nhánh vẫn luôn tăng trưởng. Cuối năm 2010, tình hình huy động vốn có những diễn biến phức tạp gây không ít khó khăn cho Chi nhánh trong công tác nguồn vốn. Các ngân hàng đua nhau vượt trần lãi suất huy động 12%/năm của NHNN, ngoài ra còn các loại chi phí khuyến mại, cộng lãi suất thưởng có lúc lên tới 18%/năm. Chi nhánh đã chủ động nghiên cứu phân tích thị trường, có nhiều giải pháp phù hợp, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kỳ hạn huy động, thực hiện linh hoạt các chính sách nhằm thu hút tối đa lượng vốn huy động như: chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng, chính sách tiếp thị đảm bảo luôn chủ động về nguồn vốn cho đầu tư và thanh toán.

Tổng nguồn vốn của Chi nhánh đến 31/12/2010 là 1.893 tỷ đồng tăng 339 tỷ đồng, so với đầu năm đạt tốc độ tăng trưởng 21,8%, chiếm thị phần gần 10,3% trên địa bàn (tổng nguồn vốn huy động trong toàn tỉnh đạt 18.367 tỷ đồng). Năm 2009 nguồn vốn tăng trưởng 20,9% so với năm 2008 về số tuyệt đối tăng 269 tỷ đồng. Quy mô nguồn vốn đến cuối năm 2010 gần bằng 1,5 lần nguồn vốn huy động so với cuối năm 2008, một sự tăng trưởng cho thấy Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động huy động vốn.

Trong cơ cấu nguồn vốn, tiền gửi dân cư qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn. Đây là nguồn vốn ổn định nên Chi nhánh luôn quan tâm khai thác. Đến cuối năm 2010, số dư huy động từ dân cư đạt 1.451 tỷ đồng tăng 30,9% so với thời điểm cuối năm 2009 chiếm đến 76,6% trong cơ cấu nguồn huy động tại Chi nhánh, so với tốc độ tăng trưởng tiền gửi dân cư của năm 2009 chỉ đạt 8% thì đây là một con số khá ấn tượng. Tuy nhiên, với sự biến động lãi suất nhanh chóng và xu hướng các ngân hàng chạy đua lãi suất nên tâm lý người gửi tiền thường gửi ở các kỳ hạn ngắn. Chính vì vậy, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng, tại thời điểm cuối năm 2010 đạt ở mức trên 75% trong tổng tiền gửi dân cư. Đây là một nguồn vốn có hiệu quả nhưng tính ổn định không cao.

Bên cạnh việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư qua các sản phẩm tiết kiệm, Chi nhánh còn tập trung vào việc tăng trưởng số lượng tài khoản cá nhân. Trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng về số lượng tài khoản đạt 18%. Ngoài ra, số dư trung bình trên một tài khoản cũng được tăng đáng kể. Tại thời điểm cuối năm 2008 số dư trung bình mới chỉ ở mức 1,5triệu đồng/tài khoản thì đến tháng 12/2010 đạt mức 4,3triệu đồng/tài khoản.

Bảng 2.4 Số lượng và số dư trung bình của tài khoản cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010

Số lượng tài khoản cá nhân (TK) 1.435 1.617 1.909 Số dư trung bình (triệu đồng) 1,5 2,5 4,3

(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa)

2.2.1.2 Sản phẩm tín dụng cá nhân

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng của phần lớn bộ phận dân cư

đặc biệt là dân cư thành thị đang tăng lên rất nhanh với nhiều hình thức tiêu dùng khác nhau. Nhận thức được tiềm năng của thị trường bán lẻ rộng lớn, tính đến tháng 12 năm 2010, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã nghiên cứu và triển khai nhiều sản phẩm tín dụng bán lẻ phân đoạn theo đối tượng khách hàng như: cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, cho vay du học…

Nhóm sản phẩm cho vay mua nhà đất gồm 4 sản phẩm: Cho vay mua nhà dự án; Cho vay mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở; Cho vay mua nhà

thuộc dự án được Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam tài trợ vốn; Cho vay gia đình trẻ. Trong quá trình triển khai nhóm sản phẩm cho vay mua nhà Chi nhánh chưa có sự liên kết chặt chẽ với các chủ đầu tư dự án, cùng với việc chú trọng đến chất lượng tín dụng không mở rộng cho vay mua sắm bất động sản khiến cho doanh số cho vay mua nhà chưa phát triển. Sản phẩm Gia đình trẻ có một số ưu điểm nổi trội như chỉ tập trung vào nhóm gia đình trẻ, cung cấp trọn gói một khoản tài chính tuy nhiên có một số điều kiện cho vay khắt khe hơn nên hiện nay số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm này chưa cao.

Nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng gồm các sản phẩm: Cho vay mua ô tô; Cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán; Cho vay du học; Cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng giấy tờ có giá. Trong nhóm sản phẩm này, sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến sản phẩm cho vay mua ô tô. Các sản phẩm khác chưa được phát triển nhiều.

Các sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên cũng được thiết kế chi tiết đến từng phân đoạn nhỏ theo nơi công tác, vị trí công tác, thu nhập hàng năm. Với sự phân đoạn thị trường phù hợp, các sản phẩm vay vốn đó sẽ tiếp cận

được với thị trường, đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng cũng như bảo đảm quản trị rủi ro một cách hiệu quả. Đặc biệt, với mục tiêu gắn kết lâu dài với người lao động Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã triển khai gói sản phẩm hỗ trợ cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên Vietinbank. Ưu điểm của gói sản phẩm là có nhiều ưu đãi về lãi suất, phí so với cho vay thông thường với mức cho vay lên tới 300 triệu đồng.

Tuy nhiên, cho vay cá nhân vẫn chưa được Chi nhánh quan tâm đúng mức đặc biệt là cho vay tiêu dùng. Cũng như nhiều NHTM nhà nước khác, Chi nhánh vẫn tập trung cho vay các doanh nghiệp lớn, không có chiến lược rõ ràng để chiếm lĩnh thị trường khách hàng cá nhân. Tỷ trọng cho vay cá nhân trên tổng dư nợ của Chi nhánh còn khá khiêm tốn thường chỉ chiếm khoảng 21% tổng dư nợ.

Bảng 2.5 Đầu tư tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa từ năm 2008-2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Đối tượng cho vay

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Cá nhân 337 22,2 394 19,5 574 21,4 Doanh nghiệp 1.184 77,8 1.624 80,5 2.076 78,3 Tổng dư nợ 1.521 100 2.018 100 2.650 100

(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa)

Bảng 2.6 Dư nợ cho vay cá nhân và cơ cấu dư nợ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa từ năm 2008-2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng dư nợ cho vay cá nhân 337 394 574

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 61 - 67)