Quy mô của các kênh phân phố

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 74 - 79)

- Momo/MMoney VietinBank iPay

2.2.2Quy mô của các kênh phân phố

4 Cơ sở chấp nhận thẻ (đơn vị)

2.2.2Quy mô của các kênh phân phố

2.2.2.1 Kênh phân phối truyền thống

Kênh phân phối là phương thức giao dịch mà các ngân hàng đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng.

Từ trước tới nay, kênh phân phối truyền thống của Chi nhánh là giao dịch tại quầy. Hiện nay, kênh phân phối tại quầy qua mạng lưới phòng giao dịch của Chi nhánh ngày càng được mở rộng. Năm 2009, Chi nhánh nâng cấp điểm giao dịch số 5 lên phòng giao dịch loại 1 và mở thêm phòng giao dịch tại trung tâm thị trấn Tĩnh Gia. Trong năm 2010, Chi nhánh tiếp tục củng cố và thành lập thêm phòng giao dịch tại huyện Yên Định và huyện Hoằng Hoá. Tới nay, hệ thống cung ứng dịch vụ theo kênh phân phối truyền thống của Chi nhánh bao gồm: trụ sở chính, 5 phòng giao dịch loại 1 và 9 phòng giao dịch loại 2 tại trung tâm TP Thanh Hoá và các huyện lân cận. Chất lượng của kênh phân phối nhìn chung đạt yêu cầu: Các địa điểm giao dịch của Chi nhánh đều đóng trên các trục đường lớn, đông đúc dân cư với tiện nghi khang trang đem lại sự tin tưởng của khách hàng; Đội ngũ bán hàng trực tiếp đa số là cán bộ trẻ, có trình độ đại học, được đào tạo tốt. Các sản phẩm bán lẻ nhìn chung được thiết kế đơn giản nhưng để thông thạo cả gói sản phẩm và có thể thuyết phục khách hàng thì cần qua các khoá đào tạo về sản phẩm, đào tạo về kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, thuyết phục. Về vấn đề này đôi khi cũng chưa được Chi nhánh quan tâm đúng mức, tuy nhiên chưa có thống kê về sự phàn nàn của khách hàng nên việc đánh giá chất lượng kênh phân phối này cũng chưa thực sự chính xác.

2.2.2.2 Kênh bán hàng điện tử

Kênh bán hàng này bao gồm: Internet Banking, Mobile Banking, mạng lưới ATM. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam là một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ Internet Banking cho phép khách hàng không chỉ vấn tin số dư tài khoản đơn thuần, mà còn thực hiện giao dịch chuyển tiền, thanh toán hoá đơn mua hàng, gửi tiền tiết kiệm, thanh

toán tiền vay, sao kê thẻ tín dụng, gửi hồ sơ vay qua mạng, nhắc nợ tự động và rất nhiều tiện ích khác. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá đã tiếp cận và triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử mà chủ yếu là dịch vụ SMS Banking. Tại thời điểm hiện tại chất lượng dịch vụ Internet Banking đạt độ ổn định cao, tốc độ giao dịch lớn.

Từ tháng 4 năm 2004, Chi nhánh đã lắp đặt hệ thống máy ATM và thẻ ghi nợ E-partnert. Việc áp dụng kênh phân phối thông qua mạng lưới máy rút tiền tự động đã tạo ra bước đột phá nhằm thay đổi thói quen của người tiêu dùng, từ giữ tiền mặt chuyển sang giao dịch qua tài khoản mở tại ngân hàng. Dựa trên công nghệ hiện đại mà hàng loạt các dịch vụ giá trị gia tăng khác đã được đưa vào cùng với E-partnert, cho phép khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ có thể thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, gửi tiền tiết kiệm tại máy ATM. Hệ thống ATM cũng chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế rút tiền mặt bằng VND. Kênh phân phối này từ khi ra đời đã đáp ứng và kích thích nhu cầu tiêu dùng không dùng tiền mặt của khách hàng, các địa điểm đặt máy ATM đôi khi quá tải do số lượng thẻ và tài khoản cá nhân ngày càng tăng.

2.2.3 Thị phần

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tính đến nay có 23 Chi nhánh Ngân hàng thương mại cấp I, gần bốn mươi Chi nhánh trực thuộc chi nhánh cấp I, có 52 quĩ tín dụng nhân dân cơ sở, 26 phòng giao dịch cấp huyện của NH chính sách xã hội, 25 bưu cục huy động tiết kiệm bưu điện được phân bổ rộng khắp các huyện thị xã, thành phố và khu công nghiệp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh. Trong các sản phẩm bán lẻ thì sản phẩm cho vay, huy động vốn vẫn là hai sản phẩm truyền thống và cũng là chủ lực của các ngân hàng. Kết quả thống kê của Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Thanh Hoá cho thấy bức tranh rõ nét hơn về tình hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên địa bàn trong vài năm gần đây.

Bảng 2.11 Thị phần tín dụng cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Tổ chức tín dụng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư trọngTỷ Số dư trọngTỷ Tốc độtăng

trưởng Số dư Tỷ trọng Tốc độ tăng trưởng 1 Ngân hàng TMCP CT CN Thanh Hoá 301 3.4% 378 3% 26% 579 4.0% 53.2% 2

Ngân hàng Đầu tư & PT

CN Thanh Hoá 57 0.6% 72 1% 26% 158 1.1% 119.4%

3

Ngân hàng Nông nghiệp

Tỉnh Thanh Hoá 4,588 52.2% 5,021 43% 9% 5,826 40.5% 16.0% 4 Sacombank Thanh Hoá 104 1.2% 175 2% 68% 177 1.2% 1.1% 5 VIBank Thanh Hoá 37 0.4% 47 0% 27% 46 0.3% -2.1% 6

Ngân hàng Hàng Hải Thanh

Hoá 0 0.0% 26 0% 31 0.2% 19.2%

7 Quỹ TDND TW 44 0.5% 115 1% 161% 113 0.8% -1.7%

8 NH Chính sách 2,742 31.2% 4,355 37% 5,285 36.7% 21.4%9 Các tổ chức # 913 10.4% 1,443 12% 58% 2,168 15.1% 50.2% 9 Các tổ chức # 913 10.4% 1,443 12% 58% 2,168 15.1% 50.2%

Tổng cho vay cá nhân 8,786 11,632 32% 14,383 23.7% Tổng cho vay nền KT 15,570 21,332 37% 28,171 32.1%

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hoá).

Qua bảng số liệu trên ta thấy: cho vay cá nhân chủ yếu tập trung ở Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách xã hội. Do đặc thù chủ yếu là cho vay cá nhân, hộ gia đình và với mạng lưới rộng khắp đến tận huyện, xã nên thị phần cho vay của 2 ngân hàng này luôn chiếm tỷ trọng lớn trên địa bàn. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 4% nhưng dư nợ cho vay cá nhân của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá luôn xếp thứ ba. Trong năm 2010 với dư nợ đạt 579 tỷ đồng tăng 201 tỷ đồng so với năm 2009, đạt tốc độ tăng trưởng 53,2% trong khi tốc độ tăng trưởng chung trong toàn tỉnh chỉ đạt 23,7%. Thực tế trong các năm qua cho thấy tỷ trọng tín dụng cá nhân trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế trên địa bàn luôn đạt mức trên 50%. Trong khi tại Chi nhánh con số này chỉ chiếm khoảng 21%. Vì vậy, để phân tán rủi ro Chi nhánh cần tăng cường mở rộng cho vay cá nhân - một mảng thị trường tiềm năng còn rất dồi dào này.

Bảng 2.12: Thị phần tiết kiệm dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Tổ chức tín dụng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư trọngTỷ Số dư trọngTỷ Tốc độ tăng trưởng Số dư trọngTỷ Tốc độ tăng trưởng 1

Ngân hàng TMCP Công thương

CN Thanh Hoá 1,023 11.5% 1,108 10% 8% 1,451 10.1% 31.0% 2

Ngân hàng Đầu tư & PT

CN Thanh Hoá 603 6.8% 862 7% 43% 1,020 7.1% 18.3% 3

Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh

Thanh Hoá 4,580 51.3% 5,203 45% 14% 6,330 44.0% 21.7% 4 Sacombank Thanh Hoá 562 6.3% 953 8% 70% 1,230 8.6% 29.1% 5 VIBank Thanh Hoá 458 5.1% 492 4% 7% 383 2.7% -22.2% 6 Ngân hàng Hàng Hải Thanh Hóa 0 0.0% 338 3% 307 2.1% -9.2% 7 Quỹ TDND TW 174 1.9% 261 2% 50% 333 2.3% 27.6% Các tổ chức # 1,525 17.1% 2,293 20% 50% 3,329 23.1% 45.2% Tổng 8,925 11,510 29% 14,383 25.0%

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hoá).

Cũng giống như mảng cho vay, tỷ trọng tiết kiệm dân cư của Ngân hàng Nông nghiệp luôn chiếm lớn nhất trong địa bàn tỉnh. Xếp thứ hai là thị phần của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá. Tuy nhiên, cùng với sự thành lập thêm các chi nhánh NHTM trên địa bàn, thị phần tiết kiệm dân cư của Chi nhánh đã bị giảm xuống. Năm 2008 tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh chiếm 11,5%, đến năm 2009 chỉ còn 10%. Trong năm 2010 do có những chính sách tiếp thị khuyến mại, chăm sóc khách hàng hợp lý, kịp thời nên tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm dân cư vẫn giữ được ở mức 10%, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất lên tới 31%. Trong khi một số ngân hàng khác như Ngân hàng Đầu tư, đặc biệt là Sacombank có bước tăng trưởng khá tốt. Năm 2008 tỷ trọng của Sacombank chỉ chiếm 6,3%, năm 2009 đạt 8% đến năm 2010 đã tăng lên

8,6%. Nếu như trong những năm tới, Chi nhánh không có những biện pháp quyết liệt trong việc tăng trưởng nguồn vốn thì vị trí thứ hai của Chi nhánh trong toàn ngành sẽ bị đe doạ.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 74 - 79)