Vai trò phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 36 - 38)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.3.2Vai trò phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại lợi ích to lớn cho chính các ngân hàng, các khách hàng và cho cả nền kinh tế - xã hội.

1.3.2.1 Đối với ngân hàng

- Thay đổi cơ cấu tổ chức và quản trị của ngân hàng. Do phải cải tiến công nghệ, các ngân hàng sẽ phải dần thay thế nhân viên bằng hệ thống giao

dịch tự động. Tập trung phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ bắt buộc họ phải thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với đặc điểm riêng của loại hình dịch vụ này.

- Đem lại doanh thu cao, chắc chắn, ít rủi ro: Đây là một thị trường rất lớn, đầy tiềm năng, nếu được khai thác có hiệu quả thì đem lại doanh thu rất cao cho ngân hàng. Quy mô khách hàng lớn trong khi giao dịch trên một khách hàng không quá lớn, rủi ro dịch vụ bán lẻ nhỏ hơn rất nhiều so với dịch vụ bán buôn. Hơn nữa, một khi ngân hàng chuẩn hóa được các quy trình đánh giá rủi ro thì rủi ro sẽ được giảm đi rất nhiều.

- Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ phi ngân hàng, giúp nâng cao cơ sở công nghệ, trình độ quản trị ngân hàng. Thị trường tài chính ngày càng cạnh tranh khốc liệt, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng không ngừng đưa ra các sản phẩm cạnh tranh với các ngân hàng. Vì vậy, mở rộng thị trường bán lẻ bao gồm các sản phẩm phi ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng có được vị thế vững chắc hơn. Bên cạnh đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi áp dụng công nghệ tiên tiến giúp công tác quản trị cơ sở dữ liệu khách hàng tốt hơn.

- Mở rộng khả năng mua bán chéo giữa các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ với ngân hàng, giúp gia tăng và phát triển mạng lưới khách hàng hiện tại và tiềm năng của ngân hàng.

1.3.2.2 Đối với khách hàng

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại cho cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sự thuận tiện, an toàn trong các giao dịch, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí thông tin do các giao dịch đều rất nhanh chóng và mọi thông tin đều dễ dàng tiếp cận. Khi các ngân hàng cạnh tranh nhau trong việc cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhóm khách hàng này có điều kiện hơn trong việc tìm nguồn vốn tài trợ để mua sắm, nâng cao chất lượng cuộc sống, trong khi nếu chỉ dựa vào khả

năng làm việc của mình thì những việc đó họ không thể thực hiện được hoặc phải trong một thời gian khá dài.

1.3.2.3 Đối với nền kinh tế - xã hội

- Thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, đóng góp vào tăng trưởng GDP.

- Nâng cao đời sống nhân dân, gia tăng các phương tiện thanh toán hiện đại. Giúp nhà nước có thể kiểm soát được giao dịch của dân cư và nền kinh tế, giúp cho việc ngăn chặn các tệ nạn kinh tế, xã hội như trốn thuế, rửa tiền…

- Tạo tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ thu hút nguồn vốn tiềm tàng từ dân cư để đầu tư phát triển kinh tế. Khi dịch vụ ngân hàng trở nên tiện lợi thì lợi ích của việc mở tài khoản, gửi tiền và sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng đã tạo môi trường đầu tư phát triển kinh tế, giảm bớt việc giữ tiền mặt trong dân cư.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 36 - 38)