Đặc điểm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 26 - 27)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.2.2Đặc điểm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

- Số lượng khách hàng lớn và là thành phần chủ yếu của nền kinh tế. Trong khi số lượng khách hàng của dịch vụ ngân hàng bán buôn chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số khách hàng của ngân hàng thì lượng khách hàng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ lại chiếm tỷ trọng rất lớn.

- Giá trị các giao dịch nhỏ. Giá trị các khoản tiền gửi, khoản vay là rất nhỏ đối với hoạt động tín dụng bán lẻ. Hầu hết các món vay nhỏ lẻ, phân tán với kỹ thuật cho vay đơn giản. Đối với cho vay tiêu dùng, quy mô khoản vay nhỏ dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao. Tương ứng với việc lãi suất cho vay sẽ ở mức cao hơn nhiều so với lãi suất của các loại vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp.

- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được phát triển trên nền tảng công nghệ cao. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ là mốc đầu tiên đánh dấu sự phát triển về công nghệ với hệ thống thông tin thích hợp và tập trung, đóng vai trò quan trọng cho phép các ngân hàng ứng dụng và triển khai các sản phẩm bán lẻ trên nền tảng công nghệ hiện đại. Hàng loạt các tiện ích đã được đưa vào sử dụng như chuyển tiền tự động cho chu kỳ linh hoạt, đầu tư tự động. Nhờ có khả năng trao đổi thông tin tức thời, công nghệ thông tin góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản trị ngân hàng, tạo điều kiện thực hiện mô hình xử lý tập trung các giao dịch có tính chất phân tán như chuyển tiền, giao dịch thẻ, tiết giảm chi phí giao dịch; công nghệ thông tin có tác dụng tăng cường khả năng quản trị trong ngân hàng, hệ thống quản trị tập trung sẽ cho phép khai thác dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác và nhất quán nhất.

- Các sản phẩm thiết kế có tính đại chúng, có thể phân phối cho nhiều người. Đối tượng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho thấy nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ rất phong phú và đa dạng. Khách hàng cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm nhiều độ tuổi, nghề nghiệp, nhiều vị trí trong xã hội và yêu cầu đối với dịch vụ ngân hàng rất khác nhau. Thích ứng với đặc điểm này, các ngân hàng muốn phát triển hoạt động bán lẻ phải suy nghĩ và phát triển được các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng. Tuy nhiên các sản phẩm, dịch vụ đều phải dễ dàng sử dụng và tiết kiệm thời gian vận hành cũng như xử lý nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, cùng một lúc có thể cung cấp cho số lượng lớn khách hàng.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 26 - 27)