Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 53 - 54)

- Chất lượng phục vụ khách hàng: NHTM chỉ mở rộng được dịch vụ

2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển

CHI NHÁNH THANH HÓA

2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển

Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VI và nghị định số 53 HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc chuyển hoạt động Ngân hàng sang hoạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN, hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp. Cấp NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng và cấp Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng.

Trong xu thế thời đại đó ngày 1/7/1988 Ngân hàng công thương Việt Nam ra đời. Hai tháng sau, ngày 1/9/1988 Ngân hàng công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa được công bố thành lập theo quyết định số 65/NH- QĐ ngày 08/07/1988 của Tổng Giám đốc (nay là Thống đốc) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở Ngân hàng Nhà nước thị xã Thanh Hoá cùng các phòng tín dụng công nghiệp, tín dụng thương nghiệp của Ngân hàng nhà nước tỉnh để hợp thành Ngân hàng công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa, đơn vị thành viên của Ngân hàng công thương Việt Nam. Cùng thời gian đó các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thị xã Bỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn chuyển thành Chi nhánh Ngân hàng công thương cấp II thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa.

Tại thời điểm đó Ngân hàng công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa có 6 phòng, 2 chi nhánh cấp II, nguồn vốn 13.400 triệu đồng, dư nợ 10.326 triệu đồng, chưa cho vay ngoại tệ và thanh toán quốc tế, tổng số cán bộ 325 người.

Thực hiện theo mô hình tổ chức mới, tháng 5 năm 2005 Chi nhánh Ngân hàng công thương thị xã Bỉm Sơn tách nâng cấp lên cấp I phụ thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam. Tháng 7 năm 2006, tiếp tục nâng cấp Chi nhánh Ngân hàng công thương thị xã Sầm Sơn lên cấp I phụ thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam.

Ngày 23/09/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1354/QĐ- TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng công thương Việt Nam với tên gọi Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, tên thương hiệu là Vietinbank. Ngân hàng công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa đổi tên thành Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa.

Từ ngày thành lập đến nay, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá luôn khẳng định được vai trò, vị trí của một NHTM hàng đầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, luôn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới. Tuy có những lúc thăng trầm theo nhịp đập của nền kinh tế đất nước song trong trong cả quá trình hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành là một sự phát triển đi lên với tốc độ nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 53 - 54)