Những hạn chế của hoạt động cho vay tiêu dùng ở MB – Khánh Hòa là do một số nguyên nhân khách quan từ môi trường pháp lý, trình độ dân trí, sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác… đồng thời cũng do những nguyên nhân nội tại của bản thân ngân hàng.
Nguyên nhân khách quan
Hành lang pháp lý chưa đầy đủ, rõ ràng
Như chúng ta đã biết bất kỳ hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Các quy định điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng hiện nay do nhiều cấp ban hành, bao gồm các nghị định của Chính phủ, quyết định, thông tư hướng dẫn của NHNN và các quy định, quy trình nghiệp vụ của các NHTM. Cho vay tiêu dùng chủ yếu áp dụng các văn bản chung trong cho vay, đó là quy chế cho vay 1627/NHNN và các quy định liên quan. Nhìn
chung, cơ sở pháp luật về cho vay tiêu dùng còn thiếu nhiều quy định cần thiết, các quy định thiếu tính cụ thể và không thích hợp. Các chính sách luật lệ của NHNN cũng gây hạn chế đáng kể cho sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng. Các quy định thiên về các thủ tục, giấy tờ khiến cho các ngân hàng dù muốn vẫn khó lòng đơn giản các quy trình thủ tục cho khách hàng. Để ra một sản phẩm mới, các ngân hàng cũng phải trải qua rất nhiều bước, nhiều khâu xin phép, phê duyệt…
Môi trường xã hội
Do thói quen, tâm lý của người dân Việt Nam chưa thực sự quen với việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Nhiều khi có nhu cầu mua sắm, sửa chữa nhà cửa hay tiêu dùng khác đều không nghĩ đến việc tìm đến ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu của mình. Đơn giản vì họ không thích vay ngân hàng hay ngại tiếp xúc với nguồn vốn của ngân hàng vì cho rằng nó phức tạp, đồng thời họ có tâm lý e ngại trong việc công khai thu nhập với ngân hàng, ngại rủi ro khi giao dịch tiền bạc và phiền phức thủ tục. Nguồn tài chính chủ yếu để xây dựng nhà ở, mua sắm tài sản thường là các nguồn không chính thức bao gồm các khoản tiền gửi tiết kiệm, vay từ người thân trong gia đình và bạn bè. Chính điều này đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng để mở rộng thị trường.
Do tiêu chí khách hàng đưa ra ngày càng nhiều
Trong mọi lĩnh vực thì khách hàng luôn được coi là thượng đế, do vậy để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là rất khó khăn. Trong điều kiện hiện nay, thông tin cập nhật thường xuyên và mọi người đều có thể xem xét đánh giá các ngân hàng với nhau. Khách hàng ngày càng đòi hỏi các yêu cầu cao hơn, họ muốn được vay với thủ tục nhanh gọn, thời gian nhanh nhất. Để giữ được khách hàng, ngân hàng ngày càng phải nỗ lực hơn để có thể giữ khách hàng lại phía mình
Sự cạnh tranh của các NHTM và các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn
Do cho vay tiêu dùng là một mảng thị trường cho vay khá hấp dẫn, các ngân hàng đã liên tiếp thực hiện các khoản cho vay tiêu dùng, các ngân hàng đều cố gắng tạo điểm khác biệt cho sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình. Điều đó càng gây khó khăn cho ngân hàng Quân Đội khi giữ chân và thu hút khách hàng. Trong
một môi trường cạnh tranh như vậy đòi hỏi ngân hàng phải đưa ra được hướng đi cụ thể cho mình, tạo được những điểm khác biệt so với các ngân hàng khác. Đây là một thách thức thật sự.
Sự cạnh tranh của cácNHTM ngày càng gay gắt, nhất là tại các thành phố lớn, các đô thị, nơi tập trung khách hàng tiềm năng tài chính lớn và mật độ ngân hàng tăng mạnh. Hơn nữa, một định hướng chung được các NHTM đặt ra là phát triển ngân hàng đa năng, trong đó tập trung vào hoạt động ngân hàng bán lẻ. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng vì thế đang là cái đích mà nhiều ngân hàng nhắm tới. Sự cạnh tranh trên thị trường này đã và đang nóng lên từng ngày.
Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, hoạt động cho vay tiêu dùng của MB – Khánh Hòa còn những hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân nội tại của ngân hàng, bao gồm:
Kinh nghiệm
Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Khánh Hòa được thành lập và hoạt động vào tháng 4/2008, bắt đầu thực hiện cho vay tiêu dùng từ khi mới thành lập cũng khá muộn so với các ngân hàng cổ phần khác. Do vậy, không có được nhiều kinh nghiệm trong cho vay tiêu dùng. Đây là một nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến khả năng cho vay của ngân hàng.
Mục tiêu ban đầu
Mục tiêu ban đầu của ngân hàng là phục vụ các doanh nghiệp Quân Đội và các doanh nghiệp nhà nước vì thế mà cho vay tiêu dùng không được chú trọng, do đó cũng khó có thể phát triển được. Đến nay thì cho vay tiêu dùng đã được ngân hàng xem là một trong những chiến lược quan trọng trong cho vay của mình, nhằm thu hút được đông đảo khách hàng có xu hướng tiêu dùng ngày càng gia tăng..
Cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân sự
Cán bộ tín dụng là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định đến chất lượng các khoản cho vay. Cán bộ tín dụng của chi nhánh đều là những người năng động, nhiệt tình, ham hiểu biết và có trách nhiệm nghề nghiệp cao. Bản thân mỗi
cán bộ tín dụng không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ và kỹ năng đặc biệt trong thẩm định và quản lý các món vay, đảm bảo chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, kỹ năng mà cán bộ tín dụng còn thiếu là khả năng tiếp thị sản phẩm ngân hàng. Nguồn nhân lực quản lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Kiến thức, kỹ năng ngân hàng của các bộ phận còn hạn chế, chưa được đào tạo theo chuẩn mực bán lẻ, chưa có phong cách bán hàng chuyên nghiệp làm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng.
Cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân sự của phòng tín dụng còn thiếu. Bộ phận tín dụng của MB – Khánh Hòa hiện nay đang bao gồm cả bộ phận tín dụng khách hàng cá nhân và bộ phận khách hàng doanh nghiệp, chưa có sự phân cấp rõ ràng, hoạt động đang còn chồng chéo. Nên phục vụ bên mảng tín dụng cá nhân nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng còn rất nhiều hạn chế. Nếu muốn đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động này, việc phân chia rõ ràng nhân sự cho mảng tín dụng cá nhân là yêu cầu cấp thiết. Hơn nữa, mạng lưới phòng giao dịch của chi nhánh có rất ít (phòng giao dịch Lê Hồng Phong), lại phân bố không đồng đều giữa các vùng dân cư. Điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn khách hàng ở ngoại thành TP Nha Trang.
Về chính sách của ngân hàng
Tuy có định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ đã được ban giám đốc MB Việt Nam thông qua nhưng chưa thực sự có sự đầu tư một cách tương thích cho hoạt động này nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Chính sách tín dụng của chi nhánh hiện nay vẫn định hướng chủ yếu theo thế mạnh của ngân hàng là phục vụ các doanh nghiệp Quân Đội và các doanh nghiệp khác. Còn đối với nhu cầu tín dụng của cá nhân và hộ gia đình thì chưa thực sự quan tâm, chú trọng. Những cuộc điều tra, khảo sát về nhu cầu tín dụng của người dân trên địa bàn còn ít, chưa được thực hiện một cách chu đáo.
Việc xây dựng các chính sách như chính sách về giá cả chưa linh hoạt, mức lãi suất cho vay còn cao so với các ngân hàng khác và sản phẩm chưa có gì đặc biệt, chưa hấp dẫn nên chưa thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng.
- Do hình thức cho vay tiêu dùng chưa đa dạng: Sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh chỉ dừng dưới hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc cho vay tín chấp chỉ chiếm ở tỷ lệ rất thấp. Ở nhiều ngân hàng cổ phần đã triển khai nhiều hình thức cho vay không bảo đảm bằng tài sản, cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ tiền vay…
- Lãi suất cho vay chưa linh hoạt: Lãi suất cho vay tiêu dùng luôn cao hơn so với lãi suất cho vay cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, người tiêu dùng luôn đặt vấn đề thoả mãn lên hàng đầu, họ sẵn sàng chấp nhận mức giá cao. Song khi các ngân hàng đồng loạt hướng phát triển cho vay tiêu dùng thì lãi suất một phần nào đó quyết định hành động vay của khách hàng. Họ sẽ có sự so sánh lãi suất cho vay giữa các ngân hàng để lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất có lợi cho họ. Vì vậy, việc áp dụng mức lãi suất giống nhau trong cùng thời hạn của các đối tượng khác nhau sẽ không hấp dẫn được khách hàng và từ đó ảnh hưởng đến doanh số cho vay tiêu dùng.
- Khách hàng đến với chi nhánh chưa nhận được nhiều tiện ích khác từ các dịch vụ cho vay tiêu dùng. Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng chỉ dừng lại ở việc vay tiền, định kỳ trả nợ và thanh lý hợp đồng. Đây là hạn chế rất lớn đối với việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng như để giữ chân khách hàng.
Chiến lược Marketting
Cho vay tiêu dùng là một hình thức khá mới mẻ và chỉ thực sự phát triển trong thời gian gần đây. Đối tượng hướng tới là những khách hàng cá nhân, những người có nhu cầu song ít có hiểu biết về dịch vụ ngân hàng và luôn mang tâm lý e ngại khi đến ngân hàng. Vì vậy, một chiến lược Marketing hướng tới khách hàng là hết sức cần thiết. Marketing không chỉ trong lĩnh vực quảng bá sản phẩm cho vay tiêu dùng, mà còn tìm hiểu nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng nhằm đề ra chiến lược thu hút khách hàng, cũng như phát triển sản phẩm mới.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NẦNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI
NHÁNH KHÁNH HÒA