Với những đặc thù riêng, hoạt động cho vay tiêu dùng được thực hiện theo một quy trình hết sức nghiêm ngặt đòi hỏi người thực hiện phải tuân thủ một cách đầy đủ và chính xác. Hiện tại, Ngân hàng Quân Đội đã ban hành một văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, đó chính là Quyết định 6531/QĐ-MB-HS của Tổng Giám Đốc NHTMCP Quân Đội ngày 30/12/2009 (quy trình nghiệp vụ cho vay cá nhân và hộ gia đình sản xuất) áp dụng tại MB – Chi nhánh Khánh Hòa
Quy trình thực hiện cho vay tiêu dùng
Bước 1 (6.1): Tiếp thị và hướng dẫn thủ tục vay vốn
CVQHKH thực hiện các thủ tục sau:
- Hướng dẫn các điều kiện, thủ tục, hồ sơ vay vốn khách hàng. - Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn
- Từ chối cho vay (nêu rõ lý do) hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ vay vốn .
Bước 2 (6.3): Thẩm định, xét duyệt khoản vay CVQHKH thực hiện:
- Thẩm định khách hàng, TSBĐ, chấm điểm tín dụng, lập tờ trình tín dụng - Chuyển hồ sơ vay vốn đến các cấp có thẩm quyền xét duyệt khoản vay. CVHTQHKH thực hiện :
- Phối hợp với CVQHKH hoặc với bên thứ 3 có uy tín định giá TSBĐ - Kiểm tra hồ sơ vay vốn, hỗ trợ chấm điểm tín dụng hoặc chấm điểm tín dụng theo quy định của MB .
QLTD CN: Thực hiện tái thẩm định khoản vay theo quy định của MB GĐCN:Thực hiện kiểm soát các điều kiện vay vốn và phê duyệt khoản vay theo hạn mức phán quyết.
Bước 3 (6.3): Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn CVQHKH thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ đã được phê duyệt và lập thông báo gửi khách hàng về việc chấp thuận / từ chối cho vay, các điều kiện cần bổ sung trong trường hợp chấp thuận cho vay.
- Soạn thảo các hợp đồng, văn bản theo mẫu của Ngân hàng phù hợp với nội dung đã được phê duyệt .
- Thực hiện và hoàn tất thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của MB.
TPQHKH thực hiện: kiểm soát nội dung các hợp đồng, văn bản và ký nháy vào cuối các trang tài liệu.
Bước 4 (6.4): Giải ngân / Nhập thông tin hạn mức CVHTQHKH thực hiện:
- Trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân / lập hạn mức thấu chi. - Trả lại cho khách hàng văn bản liên quan đến khoản vay như: Hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, lịch trả nợ.
- Lưu hồ sơ tín dụng và thực hiện nhập kho tài sản bảo đảm KTV thực hiện :
- Kiểm tra các điều kiện giải ngân, giải ngân khoản vay và lưu hồ sơ giải ngân theo quy định.
-Hạch toán TSBĐ theo nội dung phiếu nhập kho và nhập kho hồ sơ gốc TSBĐ. Kho quỹ : thực hiện quản lý hồ sơ gốc TSBĐ theo quy định
TPQHKH: kiểm soát hồ sơ giải ngân / lập hạn mức thấu chi.
GĐCN: thực hiện kiểm soát các điều kiện vay vốn và phê duyệt giải ngân khoản vay / phê duyệt lập hạn mức thấu chi.
Bước 5 (6.5): Giám sát khoản vay CVHTQHKH thực hiện:
- Thông báo nợ đến hạn, quá hạn cho khách hàng
- Phối hợp kết hợp với CVQHKH thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn theo quy định của MB.
- Hạch toán giải ngân, thu nợ theo yêu cầu đối với khách hàng .
- Định kỳ phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện thu gốc, lãi, phí khoản vay theo quy định và ghi chép đầy đủ việc theo dõi số tiền thực trả gốc, lãi của khách hàng, CVQHKH thực hiện kiểm tra định kỳ tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng .
Bước 6 (6.6): Tất toán, thanh lý hợp đồng CVHTQHKH thực hiện:
- Phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện thu tất toán khoản vay - Thông báo giải chấp TSBĐ và xoá đang ký giao dịch bảo đảm
- Làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng và hoàn trả hồ sơ TSBĐ cho khách hàng
Kho quỹ: Xuất kho hồ sơ gốc TSBS.